1.356. Tại sao ngân hàng lại… dị ứng với trọng tài?

(IFN) – “Riêng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đến nay đã có trên 6.800 vụ khởi kiện ra tòa. 1/8 trong số đó đã được giải quyết còn lại vẫn phải chờ giải quyết, nhanh thì 1-2 năm, chậm thì 6-7 năm…”

Đó là ý kiến của ông Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tại Hội thảo “Những cơ hội và thách thức khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thông qua hòa giải và trọng tài”.

Ông cho biết, nợ xấu đang được xem là cục máu đông trong hệ thống tuần hoàn không khoẻ mạnh.

Hội thảo “Những cơ hội và thách thức khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thông qua hòa giải và trọng tài”

“Nợ xấu là một trong các điểm nghẽn lớn nhất, đáng lo ngại nhất nếu xử lý không tốt sẽ gây ra bất ổn cho nền kinh tế. Đấy là lý do vì sao Quốc hội đang phải ráo riết để thực hiện giải quyết những vấn đề này”, LS Trần Hữu Huỳnh nhấn mạnh.

Theo ông, thực tế việc giải quyết tranh chấp tại tòa án đang ở trong tình trạng quá tải, thẩm phán bận rộn trăm công nghìn việc. Thời gian giải quyết tranh chấp thương mại kéo dài, hầu hết đều trên 400 ngày.

Trong khi đó tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam từ 2-3 năm nay, trừ những vụ tranh chấp bất khả kháng, hầu hết đều giải quyết không quá 150 ngày/vụ, có những vụ 2 bên rút ngắn thời gian chỉ còn 30 ngày (từ khi khởi kiện đến khi phán quyết).

“Tuy nhiên, hình bóng của các trọng tài trong điều khoản của hợp đồng tín dụng hầu như không. Có cảm giác như hợp đồng tín dụng đó, kể cả có thế chấp, bảo đảm, hay không bảo đảm đều không dùng đến trọng tài. Trọng tài là của ai bên ngoài chứ không phải chúng ta. Tôi không hiểu giới ngân hàng tại sao lại dị ứng với trọng tài như vậy?”, ông Huỳnh đặt vấn đề.

Nói về thời gian giải quyết tranh chấp tại tòa án, LS Trương Thanh Đức – Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho biết: “Riêng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đến nay đã có trên 6.800 vụ khởi kiện ra tòa. 1/8 trong số đó đã được giải quyết còn lại vẫn phải chờ giải quyết, nhanh thì 1-2 năm, chậm thì 6-7 năm, còn bình quân tòa án phải mất 2-3 năm mới xử lý xong 1 vụ. Trong khi đó trọng tài mất 5 tháng/vụ”.

Việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án luôn ở trong tình trạng quá tải, dẫn đến tăng số lượng vụ án tồn đọng. Trong khi đó, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài chỉ chiếm chưa đến 1% số lượng tranh chấp thương mại.

Ông thừa nhận thực tế: “Chúng ta vẫn xem trọng tài nằm ngoài đâu đấy”. Theo ông, vướng mắc nhất là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.

“Mặc dù Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có lịch sử hơn 50 năm nhưng nhiều người vẫn e dè, coi đó như là cơ chế cho nước ngoài, cho ai đó chứ không phải dành cho hợp đồng trực tiếp của mình”, ông nói.

Theo LS Trương Thanh Đức, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang có nhiều ưu điểm như hoạch toán rõ ràng, giải quyết nhanh. Hiện phí trọng tài nhìn chung cao hơn tòa án nhưng có hạch toán rõ ràng. Trọng tài có ưu điểm về vấn đề về chuyên môn, chuyên sâu đặc biệt với hợp đồng liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Về địa điểm giải quyết, phương thức trọng tài có thể giải quyết tất cả các tranh chấp xảy ra tại các chi nhánh tổ chức tín dụng trên cả nước. Có thể tổ chức hội nghị truyền hình kết nối và giải quyết tranh chấp, hạn chế chi phí đi lại, cho đương sự.

Giáo sư Michael Hwang S.C.- Cố vấn cao cấp và là thành viên của tổ chức Chartered Arbitrator, Singapore chia sẻ, việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài so với tố tụng toà án có nhiều ưu điểm như: bảo mật; tiết kiệm chi phí; lựa chọn diễn đàn, trọng tài viên, luật sư tư vấn; tính linh hoạt và chuyên môn của hội đồng trọng tài; phán quyết trọng tài được thực thi xuyên biên giới; cho phép tuỳ chỉnh thủ tục trọng tài phù hợp với điều kiện cụ thể.

Song giáo sư Michael Hwang S.C. cũng thẳng thắn thừa nhận tố tụng trọng tài cũng có một số hạn chế so với tố tụng toà án. Theo đó, không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết bằng trọng tài (hình sự, phá sản…). Ngoài ra, phán quyết trọng tài khác với quyết định của toà án.

Diệu Thùy

———–

Infonet (Kinh doanh) 07-6-2017:

http://infonet.vn/tai-sao-ngan-hang-lai-di-ung-voi-trong-tai-post229211.info

(355/897)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,136