1.369. Điều kiện kinh doanh: Bỏ 10 thì tăng thêm 7

(DT) – Luật sư Trương Thanh Đức bình luận: “Hiện nay đã có nhiều tín hiệu tích cực hơn nhưng có thể thấy với 10 điều kiện kinh doanh được giảm thì lại có 7 điều kiện kinh doanh khác tăng thêm. Tôi cho rằng, cần phải “dẹp” 1/3 số điều kiện kinh doanh này đi!”

Phát biểu tại Hội thảo Điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam diễn ra sáng nay (30/6), ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, từ hơn 1 năm trở lại đây là giai đoạn “cao điểm” rà soát các điều kiện kinh doanh.

“Hơn 1 năm vừa rồi cho thấy quyết tâm lớn của Thủ tướng và Chính phủ trong việc rà soát các điều kiện kinh doanh. Cho tới thời điểm này, có những thủ tục cấp phép đã rút ngắn được thời gian từ 30 ngày còn 5 ngày, là tín hiệu tích cực”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trong thời gian tới, việc rà soát vẫn tiếp tục phải thực hiện bởi trên thực tế, nhiều điều kiện kinh doanh không chỉ nằm ở Thông tư mà còn nằm ở Nghị định, Luật. Đây sẽ là giải pháp giúp thúc đẩy kinh doanh mà chưa cần tới các giải pháp khác.

“Bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực thì trong hệ thống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều rào cản khiến cho việc hiện thực hoá “quyền tự do kinh doanh gặp nhiều thách thức. Theo rà soát của VCCI, công thương, giao thông vận tải và khoa học – công nghệ là ngành có nhiều điều kiện kinh doanh nhất và tương đối tiêu biểu cho bức tranh chung”, ông Tuấn cho biết.

Bình luận tại hội thảo, ông Đặng Quang Vinh đến từ Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: “Quản lý Nhà nước là cần thiết nhưng nếu quá mức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp thì lại không còn cần thiết nữa và cũng không phải là kiến tạo”.

Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI chỉ ra một số hạn chế: “Hiện nay đã có nhiều tín hiệu tích cực hơn nhưng có thể thấy với 10 điều kiện kinh doanh được giảm thì lại có 7 điều kiện kinh doanh khác tăng thêm. Tôi cho rằng, cần phải “dẹp” 1/3 số điều kiện kinh doanh này đi bởi nếu không vẫn chỉ là cải cách thiếu đồng bộ, giảm một ít thì lại tăng một ít, thậm chí một số đẻ ra còn gây khó khăn, mệt mỏi nhiều hơn”.

“Đối với nhiều điều kiện kinh doanh, tất cả đối tượng liên quan không muốn bỏ, những người có lợi ích không muốn bỏ. Nhiều khi 1% doanh nghiệp phản đối sức nặng lại lớn hơn 99% còn lại”, ông Đức nói.

Ông cũng dẫn một số ví dụ: “Như một loạt điều kiện kinh doanh của ngành công thương quy định về quy mô, không muốn bỏ vì điều kiện này có thể giúp loại bỏ đối thủ quy mô nhỏ hơn. Hay như với ngành nghề công chứng, yên tâm là giờ không ai có thể chen chân vào vì chỉ có thế thôi, không được thêm nữa, có người xì xào mở thêm phòng công chức mất thêm 5-7 tỷ đồng. Hay như mới đây nhất, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hạn chế đi xe chung là trái luật bởi đây là mô hình kinh doanh khác, anh chưa có thì cấm, như vậy là đang cấm vô căn cứ”.

Báo cáo rà soát các ngành nghề đầu tư kinh doanh có trong Danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của VCCI công bố cũng cho thấy, nhiều ngành, nghề kinh doanh không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh hoặc nhiều điều kiện kinh doanh chưa phù hợp.

Theo báo cáo của VCCI, một số ngành, nghề không nhận thấy tác động đáng kể nào tới lợi ích công cộng. Hầu hết các ngành nghề này đều mang “dáng dấp” của hoạt động kinh doanh thông thường. Những rủi ro, nếu có, sẽ tác động đến các chủ thể tư và các chủ thể này đã có hệ thống pháp luật tư bảo vệ. Các ngành nghề được tìm thấy có tính chất này: Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; Xuất khẩu gạo; Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển; Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì.

Bên cạnh đó, một số ngành nghề không nhận thấy rõ đặc thù so với các ngành nghề kinh doanh thông thường cùng loại, như: Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư; Kinh doanh dịch vụ lữ hành.

“Việc kiểm soát ngành nghề kinh doanh bằng điều kiện chỉ nhằm mục đích lợi ích công cộng, an ninh quốc gia, quốc phòng, sức khoẻ cộng đồng, môi trường. Do đó, đối với những ngành nghề có cùng tính chất nhưng lại có sự khác nhau về phương thức quản lý thì phải chứng minh được tính đặc thù của ngành nghề bị kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh so với các ngành nghề còn lại”, VCCI nhận định.

Báo cáo của VCCI cũng chỉ ra rằng, nhiều ngành nghề có thể quản lý bằng các khác thay vì điều kiện kinh doanh. Về mặt logic, điều kiện kinh doanh là điều kiện ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh. Vì thế công cụ “điều kiện kinh doanh” chỉ nên sử dụng trong trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tác động đến trật tự công cộng.

Đặc biệt, nhiều ngành nghề xác định phạm vi kiểm soát quá mức cần thiết hoặc không chính xác. Nhiều ngành nghề trong Danh mục kinh doanh có điều kiện thậm chí không phải là ngành kinh doanh.

Theo đó, VCCI cho rằng, có 16 ngành nghề được xác định chưa phù hợp, trong đó gồm: Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; Xuất khẩu gạo; Logistics; Bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; Kinh doanh dịch vụ lữ hành…. Đồng thời, 10 ngành nghề kinh doanh có phạm vi kiểm soát chưa phù hợp: Nhượng quyền thương mại; Kinh doanh thuỷ sản; Kinh doanh phân bón; Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật…

———-

Dân trí (Kinh doanh) 30-6-2017:

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dieu-kien-kinh-doanh-bo-10-thi-tang-them-7-20170630102942864.htm

(321/1.140)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,842