1.385. Uber, Grab không thể ‘quản không được thì cấm’

(NĐT) – Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể cái gì không quản lý được thì cấm mà quan trọng là cơ chế quản lý nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi hơn cho cả hai loại hình Uber, Grab và taxi truyền thống.

 Để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hãng taxi truyền thống và Uber, Grab phải đơn giản thủ tục hành chính cho taxi truyền thống

Với sự gia tăng chóng mặt số lượng taxi công nghệ Uber, Grab trong thời gian gần đây, khiến cho các hãng taxi truyền thống như ngồi trên lửa vì phải cạnh tranh khốc liệt với loại hình vận tải mới này.

Các hãng taxi truyền thống cho rằng, loại hình xe hợp đồng điện tử như Grab, Uber đang có hoạt động cạnh tranh thiếu bình đẳng với taxi truyền thống, đề nghị cơ quan chức năng không cần phải cấm đoán mà chỉ cần có cơ chế để các đơn vị được hoạt động bình đẳng với nhau.

Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, Uber và Grab nên đưa vào một loại hình kinh doanh mới. Còn taxi truyền thống cần phải nới các điều kiện kinh doanh khác.

“Mới đây, ngày 28/6 đã có buổi họp của Bộ GTVT và các bộ ngành với Uber, Grab và taxi truyền thống. Chúng tôi phản đối quyết liệt tư tưởng “quản không được thì cấm”. Phải có chính sách cụ thể để giải quyết hợp lý, cạnh tranh lành mạnh”, ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, với ngành vận tải ô tô, nghi định cũ có 5 loại hình vận tải, tuy nhiên Uber, Grab mới xuất hiện vài năm gần đây không nằm trong quy định này. Vì vậy, phải hướng các điều kiện kinh doanh sao cho doanh nghiệp (DN) vận tải hoạt động hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông.

“Kinh doanh vận tải ô tô dứt khoát là kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, cần đưa ra các điều kiện cụ thể nào thì chưa có. Nhà nước đang rất lúng túng trước sự phát triển của khoa học và công nghệ”, ông Thanh bày tỏ.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Cty Luật ANVI cho rằng, Uber và Grab là mô hình mới, hiện đại tiện lợi, giảm chi phí cho xã hội, người dùng và DN. Vì vậy, không có lí do gì chúng ta ngăn cấm, ngược lại cần khuyến khích. Sau này nếu cần thiết thì điều chỉnh, bây giờ chưa có quy định có nghĩa là được tự do kinh doanh.

“Việc xảy ra bất bình đẳng, thắc mắc của taxi truyền thống là do chúng ta quản quá chặt, quá khắt khe, những 13 điều kiện để kinh doanh taxi bình thường, mất nhiều chi phí. Thay vì siết chặt taxi kiểu mới thì chúng ta cần quản lý taxi cũ một cách gọn nhẹ hơn”, luật sư Trương Thanh Đức nêu quan điểm.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Cty Luật ANVI cho hay, Uber, Garb là mô hình mới, hiện đại tiện lợi, giảm chi phí cho xã hội, người dùng và DN thì không có lí do gì chúng ta ngăn cấm. Ngược lại cần khuyến khích. Sau này nếu cần thiết thì điều chỉnh, bây giờ chưa có quy định có nghĩa là được tự do kinh doanh.

Theo luật sư Thanh Đức, việc xảy ra bất bình đẳng, thắc mắc của taxi truyền thống là do chúng ta quản quá chặt, quá khắt khe, những 13 điều kiện để kinh doanh taxi bình thường, mất nhiều chi phí.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) cho hay, thực ra “cuộc chiến” Uber, Grab và các hãng taxi truyền thống thời gian qua liên quan đến điều kiện kinh doanh. Để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hãng taxi truyền thống và Uber, Grab phải đơn giản thủ tục hành chính cho taxi truyền thống.

“Tôi cho rằng các hãng taxi truyền thống cần đấu tranh bảo vệ quyền kinh doanh của mình thuận lợi hơn, ngoài yêu cầu khác như về thuế, gia nhập thị trường thì yêu cầu đơn giản thủ tục hành chính, đơn giản điều kiện kinh doanh cũng là yêu cầu cần thiết”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Theo ông Tuấn, thời gian tới, nhà nước cần chuyển sang quản lý về thu nhập cá nhân, thậm chí giao dịch tiền mặt. Suy cho cùng, Uber hay Grab và các mô hình kinh doanh trên nền tảng internet là nền tảng nhu cầu thiết yếu và nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hàng triệu người kinh doanh nhỏ ở Việt Nam. Nhưng nó cũng là thách thức lớn trong đảm bảo thu thuế, xa hơn là cạnh tranh giữa người nộp thuế.

“Một phần nữa là câu chuyện quản lý nhà nước, không phải “cấm hay không cấm” mà cần thay đổi cách thức quản lý cho phù hợp, một mặt khuyến khích những mặt tích cực của mô hình này, mặt khác tìm ra cách thức quản lý được”, Trưởng Ban pháp chế VCCI đề xuất.

Tại buổi đối thoại với đại diện Bộ GTVT và các Bộ ngành, địa phương diễn ra mới đây, đại diện các hãng taxi truyền thống cho rằng, việc mỗi xe Grab, Uber thực hiện hàng chục hợp đồng điện tử mỗi ngày là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Xe taxi truyền thống thực chất cũng đang thực hiện hợp đồng điện tử thông qua đồng hồ công tơ mét nhưng lại đang phải chịu 13 điều kiện kinh doanh. Trong khi đó, Grab và Uber lại không phải chịu bất kì một điều kiện nào.

HẢI ĐĂNG

———–

Nhà đầu tư (Thị trường) 02-7-2017:

http://www.nhadautu.vn/uber-grab-khong-the-quan-khong-duoc-thi-cam-d1601.html

(253/1.017)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,138