1.395. Tháo gỡ việc xử phạt xe trả góp thế chấp giấy tờ

(CP) – Nhiều ý kiến đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân mua xe trả góp trong quá trình lưu hành bị CSGT xử phạt lỗi “Không có giấy đăng ký xe” bởi đã thế chấp giấy đăng ký gốc tại ngân hàng.

Thời gian vừa qua nhiều người mua ô tô theo hình thức trả góp hoặc thế chấp tài sản là ô tô đều phải để bản đăng ký gốc tại ngân hàng. Sau khi thế chấp, người dân chỉ sử dụng bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận từ phía ngân hàng.

Tuy nhiên, mới đây đã có nhiều người mua xe trả góp trong quá trình lưu hành bị CSGT xử phạt lỗi “Không có giấy đăng ký xe” bởi đã thế chấp giấy đăng ký gốc tại ngân hàng. Theo đó, việc sử dụng giấy tờ phô tô công chứng và xác nhận của ngân hàng là không có giá trị.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, ngày 31/5/2017, Cục CSGT đã có Văn bản số 2916 khẳng định: Việc xử phạt như trên là hoàn toàn chính xác và đề nghị hướng dẫn đến công an các địa phương.

Theo nội dung văn bản 2916: “Đối với những phương tiện thế chấp ngân hàng khi tham gia giao thông thì bên thế chấp (người mua xe) được giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực theo đúng quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo”.

Trước đó, tại Công văn số 385 ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề nghị: “Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định về việc, bên thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163 của Chính phủ”.

Sẽ kiến nghị tháo gỡ

Tại Hội nghị “Đối thoại với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh An Giang” diễn ra ngày 5/7, các doanh nghiệp tiếp tục nêu ra khá nhiều ý kiến và bức xúc về vấn đề nói trên.

“Thật tình mà nói doanh nghiệp chúng tôi rất hoan nghênh ngân hàng đã nới lỏng bằng cách cho vay thế chấp bằng giấy tờ xe để doanh nghiệp có vốn làm ăn. Tuy nhiên gần đây, ngành công an xiết chặt bằng việc kiểm tra xe chính chủ là đang gây khó cho doanh nghiệp. Số tiền phạt chẳng bao nhiêu nhưng xe bị giam nhiều ngày thì chi phí và nợ nần của doanh nghiệp tăng rất cao. Nút thắt này cần sớm giải quyết cho doanh nghiệp mới an tâm sản xuất được”, ông Mai Bá Thiên từ hợp tác xã  Thanh Quang nói.

Trước thực tế này, Đại tá Nguyễn Tấn Phước, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang, cho biết Công an tỉnh sẽ kiến nghị với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước xem xét lại quy định ngân hàng khi cho vay thì giữ giấy tờ xe bản chính trong khi ngành công an kiểm tra và xử phạt lái xe vì thiếu giấy tờ bản chính này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh từ các ngân hàng về vấn đề này và đang xin ý kiến chỉ đạo từ phía Ngân hàng Nhà nước”.

Để giải quyết tình trạng giấy tờ xe ngân hàng đang giữ, Luật sự Bùi Quang Tín cho rằng xét trong các quy định của bộ luật Dân sự 2015, việc giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp là phương tiện ô tô là do các bên có thỏa thuận. Do đó khách hàng giao cho ngân hàng giữ giấy tờ xe không có gì sai.

Ở đây, cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định cho phép ngân hàng được giữ giấy tờ xe hoặc đánh dấu trên giấy chứng nhận để bên thứ ba nhận biết được rõ ràng rằng xe ô tô đang sử dụng đã được dùng làm bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Từ đó sẽ giúp người dân thuận tiện khi tham gia giao thông trên đường, đồng thời các ngân hàng không vi phạm quy định.

Ngân hàng sợ khó đòi nợ

Trong khi đó, ý kiến các ngân hàng cho biết từ trước đến nay khi nhận thế chấp tài sản đảm bảo là xe. ngân hàng đều đăng ký giao dịch đảm bảo, do vậy người vay không thể thế chấp thêm tại ngân hàng khác, trừ khi là giao dịch bất hợp pháp. Nếu ngân hàng không giữ giấy tờ gốc xe dẫn đến trường hợp khách hàng không trả được nợ thì quá trình xử lý tài sản sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, cho rằng sở dĩ xảy ra tình trạng ngân hàng giữ giấy đăng ký khi cho vay là do giấy đăng ký xe không những có ý nghĩa dùng để lưu hành xe trên đường mà còn được xem là giấy chứng nhận quyền tài sản. 

Trong hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Nếu đã thế chấp vay thì phải đưa giấy đăng ký xe cho ngân hàng và chấp nhận bị phạt khi cơ quan công an kiểm tra thấy thiếu giấy tờ xe. Còn trường hợp cho doanh nghiệp vay thì có thể ngân hàng cũng giải ngân mà không cần phải có bản gốc giấy đăng ký xe. 

Cũng theo ông Đức, Nghị định 11/2012/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo quy định bên thế chấp giữ giấy đăng ký phương tiện giao thông trong trường hợp tài sản là phương tiện giao thông. 

Trước khi Nghị định 11 có hiệu lực, ngân hàng được phép giữ giấy đăng ký xe của khách hàng vẫn xảy ra những rủi ro không đòi được nợ, giờ không được giữ thì rủi ro còn cao hơn.

Thành Đạt

———-

Chính phủ 06-7-2017:

http://canhtranhquocgia.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=310574

(209/1.075)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,140