1.415. Tín dụng tiêu dùng: Vẫn chờ khai phá tiềm năng

(HQ)- Thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. Vì thế, vấn đề quan trọng là các công ty, tổ chức tài chính biết nắm bắt cơ hội để khai thác.

Cho vay tiêu dùng đang có tốc độ phát triển mạnh nhưng cần có công cụ để quản lý chặt chẽ hơn. Ảnh: Internet

Đây là khẳng định của các chuyên gia tại Tọa đàm về “Phát triển tài chính bán lẻ – cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” được tổ chức vào sáng 12/7 tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách chiến lược, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho vay tiêu dùng đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao. Tỷ lệ này đạt khoảng 73% vào năm 2016. Tại khu vực châu Á, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhất.

Báo cáo năm 2016 về tổng quan toàn ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam do StoxPlus thực hiện, thị trường tài chính tiêu dùng đã chứng kiến nhiều cú nhảy vọt đáng kinh ngạc trong những năm gần đây. Nhất là khi quy mô dân số của Việt Nam là trên 92 triệu dân nhưng có tới 70% dân số đang trong đố tuổi 15-64, trong đó khoảng 50-60% dân số có thu nhập trung bình thấp, nên có nhu cầu cao về tài chính tiêu dùng.

Bên cạnh đó, về vấn đề pháp lý, từ năm 2016, NHNN đã ban hành hai thông tư quan trọng là thông tư 39/2016/TT-NHNN và thông tư số 43/2016/TT-NHNN để điều chỉnh hoạt động cho vay, trong đó có cho vay tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Tú Anh, điều này không những tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng hoạt động mà còn bảo vệ người đi vay trước nguy cơ vỡ nợ lên cao, với những quy định về minh bạch lãi suất, đưa ra hạn mức vay…

Cũng về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, cho vay tiêu dùng phát triển góp phần giảm cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Hiện vay tiêu dùng có 3 kênh chính là: cầm đồ, tín dụng đen; ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân; công ty tài chính là định chế hợp pháp. Tuy vậy, tính cạnh tranh của các công ty này chưa cao. Cả nước chỉ có 5-6 công ty cho vay tiêu dùng song chỉ có 3-4 công ty là hoạt động khá mạnh mẽ trên toàn quốc.

Đặc biệt, không ít ý kiến phản ánh về việc lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay còn khá cao, chưa đáp ứng được đại đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn.

Không đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Xuân Hoè, Phó viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, NHNN cho biết, mức lãi suất cho vay của công ty tài chính xét về bản chất là sự đáp ứng quan trọng cho phân khúc nhóm khách hàng tiêu dùng cũng như nó là kênh chính thức được nhà nước quản lý, có thu nhập và đóng thuế, thay vì để nhóm khách hàng tiếp cận kênh tín dụng đen mang đến nhiều rủi ro cho trật tự an ninh, xã hội.

Phân tích rõ hơn, ông Hòe cho rằng, lãi vay của các công ty tài chính cao hơn tại các ngân hàng thương mại do đối tượng phục vụ khác, các công ty tài chính thường hướng tới khách hàng không đủ chuẩn đáp ứng điều kiện vay vốn ngân hàng, không có tài sản thế chấp, thu nhập không ổn định nên rủi ro cao hơn. Hơn nữa, chi phí hoạt động của các công ty tài chính cao hơn vì không huy động được vốn từ dân cư mà phải là nguồn vốn tự có, vốn đi vay lại, phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy lĩnh vực này vẫn còn một số biến tướng, nhiều công ty tài chính không được cấp phép vẫn hoạt động nên các chuyên gia khuyến nghị cơ quan quản lý cần có thêm công cụ để bảo vệ các tổ chức tín dụng và khách hàng. Đặc biệt, các chuyên gia đặt vấn đề về sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài chính, trong đó là triển khai quyết liệt các nhiệm vụ của Đề án 1726 về nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hương Dịu

——————————————

Hải Quan (Kinh tế) 12-7-2017:

http://www.baohaiquan.vn/pages/tin-dung-tieu-dung-van-cho-khai-pha-tiem-nang.aspx

(103/833)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,865