1.433. Siết đa cấp, muộn còn hơn không

(TBKD) – Không chỉ các chuyên gia, doanh nghiệp mà cơ quan quản lý cũng thừa nhận hành lang pháp lý của chúng ta hiện nay còn chưa đủ mạnh, chưa theo kịp quản lý nhiều mô hình biến tướng của bán hàng đa cấp. Do vậy, một nghị định mới thay thế Nghị nghị số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 đang được Bộ Công Thương trình Chính phủ khiến nhiều người kỳ vọng về một bộ mặt lành mạnh của loại hình kinh doanh này.

Không chỉ các chuyên gia, doanh nghiệp mà cơ quan quản lý cũng thừa nhận hành lang pháp lý của chúng ta hiện nay còn chưa đủ mạnh, chưa theo kịp quản lý nhiều mô hình biến tướng của bán hàng đa cấp. Do vậy, một nghị định mới thay thế Nghị nghị số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 đang được Bộ Công Thương trình Chính phủ khiến nhiều người kỳ vọng về một bộ mặt lành mạnh của loại hình kinh doanh này.

Bộ Công Thương vừa gửi Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, ngoài các đối tượng áp dụng như tại Nghị định số 42/2014/NĐ-CP hiện tại, Dự thảo Nghị định này còn áp dụng cho cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

DN đa cấp phải chịu nhiều trách nhiệm

Để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, Dự thảo Nghị định sẽ bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa thông tin của DN bán hàng đa cấp như yêu cầu DN xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý nhà phân phối để nhà phân phối có thể truy cập và truy xuất các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của họ.

Tiếp đó, yêu cầu DN xây dựng và vận hành website để thông tin về DN, sản phẩm, kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động và Chương trình đào tạo cơ bản của DN, danh sách đào tạo viên._

Đáng chú ý, “DN kinh doanh đa cấp phải có đường dây nóng để giải đáp thắc mắc, khiếu nại của nhà phân phối và người tiêu dùng; Phải xuất hóa đơn bán hàng cho từng nhà phân phối, khách hàng; Yêu cầu này để đảm bảo quyền lợi của nhà phân phối, khách hàng trong trường hợp có yêu cầu DN mua lại hàng, trả lại tiền; Yêu cầu thanh toán hoa hồng, tiền thưởng thông qua chuyển khoản”, Bộ Công Thương cho biết.

Ngoài ra, khi quảng cáo về thu nhập của nhà phân phối, DN cần cung cấp kèm theo các thông tin sau: Tên tuổi, địa chỉ, cấp bậc; Quy mô mạng lưới tuyến dưới; Thời gian để đạt được thu nhập và Bản sao các chứng từ chứng minh thu nhập của nhà phân phối (cung cấp khi được yêu cầu). Bổ sung các quy định về nội dung cần thiết của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng và chương trình đào tạo cơ bản.

Thực tế hoạt động bán hàng đa cấp thời gian qua cho thấy một số DN bán hàng đa cấp đã sử dụng các hình thức trung gian thương mại (đại diện, môi giới, ủy thác, đại lý) để phát triển và mở rộng mạng lưới của mình.

Siết đa cấp, muộn còn hơn không

Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp với người tham gia bán hàng đa cấp, một số DN đã đùn đẩy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trung gian này. Các cơ quan quản lý không thể quy trách nhiệm cho DN bán hàng đa cấp mà chỉ có thể xử lý các tổ chức, cá nhân trung gian, làm giảm hiệu quả thực thi của pháp luật.

Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng, để nâng cao trách nhiệm của DN bán hàng đa cấp, Dự thảo Nghị định bổ sung quy định DN không được tổ chức các hoạt động trung gian thương mại phục vụ trực tiếp cho việc duy trì, phát triển và mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình.

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định cấm người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do không tuân thủ các quy định về quản lý kinh doanh đa cấp không được tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp.

Kinh doanh đa cấp sẽ khác?

Trên thực tế, hoạt động bán hàng đa cấp được quy định chi tiết tại Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương.

Bên cạnh đó, các văn bản quy định về xử phạt vi phạm có liên quan bao gồm: Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định số 42/2014/NĐ-CP và các văn bản nêu trên đã siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, tuy nhiên, vẫn có một số DN lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động vốn nhằm thu lợi bất chính cũng như thực hiện các hành vi vi phạm mới, để lại những hậu quả về kinh tế – xã hội.

Do đó, nội dung Nghị định số 42/2014/NĐ-CP tới nay bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, không còn đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Còn nhớ trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hôm 15/11, liên quan đến vấn đề đang được đông đảo dư luận quan tâm là bán hàng đa cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận trách nhiệm trong việc chậm phản ứng chính sách và chưa ban hành kịp thời những nội dung sửa đổi, điều chỉnh của khuôn khổ pháp lý cũng như thực hiện các chức năng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, qua quá trình thực hiện, các nội dung pháp lý quy định từ năm 2014 đến năm 2016 đã bộc lộ một số các vấn đề trong quản lý nhà nước điều chỉnh chế tài các hoạt động của bán hàng đa cấp.

Các Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo tính thời sự, linh hoạt, mềm dẻo, đủ sức để theo kịp các diễn biến phức tạp của các hình thức bán hàng đa cấp trên thị trường, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận diện những dấu hiệu của công ty đa cấp lừa đảo.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có Chỉ thị 30/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Thủ tướng chỉ thị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan rà soát các quy định không phù hợp với tình hình thực tế trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương
——————————-

Các ý kiến, kiến nghị của các Sở Công Thương và cộng đồng DN cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc đối với cả cơ quan quản lý và DN trong các vấn đề liên quan tới bán hàng đa cấp đối với các đối tượng không phải là hàng hóa, hệ thống quản lý mạng lưới các nhà phân phối, mô hình trả thưởng, tiếp nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp, tiền ký quỹ, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, vấn đề ký gửi hàng hóa của người tham gia…

Ông Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Kinh tế
——————————-
Chỉ cần vi phạm một trong hai quy định là yêu cầu người tham gia mua hàng hóa hay đặt cọc hoặc bán hàng không có nguồn gốc rõ ràng với giá cắt cổ thì rõ ràng DN đó có hành vi lừa đảo, phải bị xử lý nghiêm.

Luật sư Trương Thanh Đức
Giám đốc Công ty Luật ANVI
——————————-

Có thể bổ sung thêm vào Luật Hình sự trong tội lừa đảo là có hành vi bán hàng đa cấp trái pháp luật thì sẽ khởi tố ngay mà không cần phải chờ xem xét hay điều tra xác định hậu quả và nạn nhân.

Lê Thúy

———–

Thời báo Kinh doanh (Diễn đàn) 18-11-2016:

http://thoibaokinhdoanh.vn/Dien-dan-10/Siet-da-cap-muon-con-hon-khong-27938.html

(62/1.565)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,894