1.446. Nhà nước độc quyền thực hiện những loại hàng hóa, dịch vụ nào?

(KTDB) – Theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại vừa được Chính phủ ban hành, thì có 20 hàng hóa dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Cụ thể, các mặt hàng, dịch vụ đó gồm:

Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích, quốc phòng, an ninh;

2- Sản xuất, mua, bán, xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp;

3- Sản xuất vàng miếng;

4- Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng;

5- Phát hành xổ số kiến thiết;

6- Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế);

7- Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục Dự trữ quốc gia;

8- In, đúc tiền;

9- Phát hành tem bưu chính Việt Nam;

10- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa;

11- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội;

12- Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (vận hành hệ thống đèn biển, vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng);

13- Dịch vụ công ích thông tin duyên hải (quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải);

14- Bảo đảm hoạt động bay (dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn);

15- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư (quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt);

16- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển trong trường hợp giao kế hoạch;

17- Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường);

18- Xuất bản (không bao gồm hoạt động in và phát hành) xuất bản phẩm;

19- Quản lý, duy trì, khai thác mạng bưu chính công cộng;

20- Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

Nghị định nêu rõ, chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.

Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.

Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền các cấp không được quy định hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2017.

Trước đó, Nghị định này cũng đã vấp vào sự phản đối.

tHeo Bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo, dự thảo nghị định này nhằm quy định chi tiết thi hành khoản 4 điều 4 về “thương nhân”, Luật Thương mại năm 2005 với quy định: “Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước

Vì thế, Bộ Công Thương cho rằng, Nghị định sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và thống nhất đầu tiên về độc quyền Nhà nước, qua đó tăng tính hiệu quả, minh bạch của quản lý nhà nước đối với với các hoạt động độc quyền.

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phân tích, dự thảo nghị định cũng như Luật Thương mại năm 2005 cần được xem lại, vì không còn phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp cũng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015./.

PV

—————————————————-

Kinh tế & Dự báo (Đầu tư) 12-8-2017:

http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/92-9018-nha-nuoc-doc-quyen-thuc-hien-nhung-loai-hang-hoa-dich-vu-nao.html

(74/935)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,877