1.478. Tái cơ cấu ngân hàng – Thách thức còn ở phía trước 

(VOV1) – Tái cơ cấu ngân hàng – Thách thức còn ở phía trước 

KỊCH BẢN CCTS 20/01/2017:  

Thưa quí vị và các bạn.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thì năm 2017 sẽ là năm đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng theo hướng “ thực chất, quyết liệt”, để thực sự xây dựng được một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, đóng góp tích cực cho nền kinh tế và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế. Đây là một nhiệm vụ khó khăn khi nhiều vấn đề của ngành này còn khá ngổn ngang, với những thách thức không nhỏ như : song song với tái cơ cấu cần tích cực xử lý nợ xấu; đẩy mạnh ứng dụng các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến theo Basel 2, tiếp tục hạ lãi suất để tạo điều kiện cho nền kinh tế….

Trong bối cảnh đó, xử lý những ngân hàng yếu kém là một trong những trọng tâm của tái cơ cấu ngân hàng. Vậy nên chọn hướng xử lý như thế nào ?Còn những vướng mắc pháp lý nào trong xử lý các ngân hàng yếu kém, kể cả những ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật ? Câu chuyện thời sự hôm nay, BTV Thu Liên sẽ có cuộc trao đổi với luật sư Trườn Thanh đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, về nội dung này.

Bây giờ xin mời BTV Thu Liên bắt đầu cuộc trao đổi :

TL : vâng xin cảm ơn BTV….

Xin cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức đã tham gia chương trình hôm nay. (0439341040; 0439349483)

( Lsu Đức chào quí vị thính giả của Đài TNVN )

TL : Thưa luật sư Trương Thanh Đức, là một luật sư chuyên về các vấn đề ngân hàng, ông có nhận xét gì về chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng theo hướng “quyết liệt, thực chất” mà Thủ tướng chính phủ đã đề ra với ngành ngân hàng ?

Sau 5 năm tái cơ cấu NH 2011 – 2016 đã đạt được mục tiêu chính đề ra, trong đó có:

  1. Hệ thống NH đã cơ bản ổn định. Giảm 9 NH, từ 43 vào năm 2011 xuống còn 35 NHCP và TMNN vào thời điểm hiện nay. Nhiều ngân hàng yếu kém đã được xử lý hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức sở hữu như:
  • 3 NH hợp nhất thành NH Sài Gòn
  • NH Phương tây được hợp nhất với TCty Tài chính Dầu khí thành NH Đại chúng, PVCombank;
  • NH Phương Nam sáp nhập vào Sacombank
  • NH PT Nhà HN – Habubank được sáp nhập vào NH SHB;
  • NH Mekong được sáp nhập vào NH Hàng hải Maritime bank
  • NH Nhà ĐBSCL được sáo nhập với NH ĐT & PT BIDV.
  • 3 NH đã bị mua lại và chuyển đổi thành…
  1. Quản trị và hoạt động ngân hàng đã được chấn chỉnh, nghiêm túc hơn, các hệ số, tỷ lệ an toàn vốn và hoạt động…
  2. Phân loại nợ và trích… Nợ xấu đã được xác định rõ và đã xử lý tương đối

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế cần tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục, nguy cơ mất an toàn vẫn còn.

Năm 2017 NHNN đã xác định trọng tâm là xử lý 5 NH yếu kém, trong đó có 3 ngân hàng đã được NN mua với giá 0 đồng, chuyển thành NH 100% vốn NN là Ngân hàng Xây dựng, CB, NH Đại dương Ocean bank và NH Dầu khí toàn cầu GP bank

Đặc biệt tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm. Nợ xấu theo sổ sách của các NH thì dưới 3%, tức là đạt chuản, nhưng thực chất thì vẫn còn khá cao, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho Cty Quản lý TS của các TCTD VAMC thì vẫn còn khoảng 7 – 8%, nếu tính thật chặt thì còn cao hơn, chưa kể các khoản nợ xấu mới liên tục phát sinh.

Rất nhiều nợ xấu mới chỉ được xử lý kỹ thuật bằng cách chuyển tạm sang VANC, chứ chưa được xử lý thực chất.

Vì vậy Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng theo hướng “quyết liệt, thực chất” là hoàn toàn cần thiết.

TL : Như vậy là quyết tâm chính trị đã có, thực tiễn cuộc sống cũng như yêu cầu của nền kinh tế cũng đang đặt ra cấp bách. Nhưng rõ ràng đây là một khu vực khá nhạy cảm của ngành ngân hàng. Theo ông, để tinh thần “ quyết liệt, thực chất” được triển khai trên thực tế của hành trình tái cơ cấu thì ngành ngân hàng cần chú ý những điều gì ?

  1. Tập trung gấp rút xây dựng Luật tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu.
  2. Kiên quyết yêu cầu thực hiện đúng các quy định của PL trên thực tế về quản trị, điều hành, tỷ lệ sở hữu, sở hữu chéo, tỷ lệ, giới hạn an toàn và đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng
  3. Kiên quyết chẩn chỉnh, loại trừ các NH yếu kém, không đủ điều kiện hoạt động bình thường, theo nhiều cách thức khác  nhau
  • Tự chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, yếu kém, tự tái cấu cấu
  • Hợp nhất, sáp nhập;
  • Giải thể
  • Đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng cho việc phá sản NH.

Tóm lại NH yếu kém như con bệnh ốm yếu lại mang trên mình cục nợ lớn như một khối u nguy hiểm, thì phải đồng thời xử lý, chạy chữa cả đôi.

TL : Vâng, ngay từ cuối năm ngoái, thì phó thủ tướng Vương đình Huệ cũng có nhắc đến chuyện nếu cần thì phải cho phá sản ngân hàng. Vậy như thế nào là “ nếu cần” , thưa ông ?

  1. Thua lỗ, sai phạm, yếu kém, không bảo đảm vốn pháp định, tức vốn thực có tối thiểu 3K.
  2. Nếu tiếp tục duy trì thì rất khó trở lại bình thường, an toàn và hiệu quả.
  3. Nếu hợp nhật, sáp nhập chỉ là gánh nặng cho NH khác, cho cả hệ thống NH, cho nền kinh tế và cho NN. Vấn đề tồn tại, yếu kém & nợ xấu được che dấu, đưa đẩy từ chỗ nọ sang chỗ kia. Thậm chí phản tác dụng nếu 2 NH yếu kém nhập lại 1, thì khó khăn, yếu kém không giảm mà còn tăng thêm.

TL : Và để chủ trương này có thể trở thành hành động trên thực tế, thì cần chuẩn bị những yếu tố pháp lý nào để xử lý phá sản một, hay vài ngân hàng yếu kém mà không gây hệ luỵ đến toàn bộ hệ thống và cũng không gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngành này, thưa luật sư ?

  1. Thực ra là cần chuẩn bị yếu tố tâm lý, kỹ thuật & giải pháp để bảo đảm ít tác động tiêu cực nhất, bảo đảm sự an toàn và ổn định của hệ thống.
  2. Còn yếu tố pháp lý thì đã có đầy đủ từ lâu rồi:
  • Luật phá sản 2004, 2014;
  • Nghị định hướng dẫn thi hành;
  • Thông tư của NHNN
  1. Thực ra việc mua lại 3 Nh với giá 0 đồng, về bản chất cũng giống với việc cho phá sản. Vì NH cũ chấm dứt tư cách pháp lý, tất cả cổ đông mất toàn bộ cổ phần. Nhà nước thay thế chủ NH chịu trách nhiệm duy trì NH và bảo đảm trả nợ tiền huy động của dân.

TL : Hiện nay đang có những vướng mắc pháp lý nào khiến cho việc giải thể, hay phá sản ngân hàng còn có những e ngại, thưa ông ?

  1. Giải thể chỉ được tiến hành với điều kiện NH phải trả đủ nợ cho người gửi tiền và các chủ nợ khác theo quy định của Luật DN 2005 và BLDS 2015. Vì vậy, các NH yếu kém gần như không thể thực hiện được theo phương án này, trừ trường hợp có sự hỗ trợ bảo đảm tiền trả nợ của NN, bảo hiểm tiền gửi hoặc nguồn khác.
  2. Phá sản thì trả được đến đâu thì trả, trong phạm vi tài sản còn lại của NH
  3. Cái khó giải thể hay phá sản NH khác với DN ở 3 điểm chính:
  • Thứ 1: Chủ nợ là người gửi tiền vô cùng lớn, có khi lên đến hàng triệu khách hàng. Điều này không có ở các DN khác.
  • Thứ 2: Khách hàng vay của NH cũng rất nhiều, có khi lên đế  cả triệu người, với những thời hạn rất khác nhau, có khi lên đến hàng chục năm, không thể thu hồi nợ trong 1 vài năm được. Điều này cũng không có ở các Dn khác.
  • Các DN khác cũng có thể có hàng triệu KH, nhưng có thể dễ dàng chấm dứt ngay quan hệ mà không có ràng buộc gì đáng kể giống như tiền gửi, tiền vay. Nhiều năm trước đây đã từng giải thể 1 số NH, so với bây giờ thì có quy mô rất nhỏ, như Viẹt Hoa, Châu Á TBD, nhưng cũng mất hàng chục năm trời chưa xong.
  • Thứ 3: việc giải thể, phá sản NH có ảnh hưởng đặc biệt xấu đến tâm lý, niềm tin của người dân, xã hội, ảnh hưởng vô cùng  nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống NH và cả nền kinh tế

TL : vậy để giải toả những vướng mắc pháp lý đó, thì cần những gì thưa ông ?

  1. Phải chuẩn bị yếu tố tâm lý cho công chúng, người dân, xã hội, người gửi tiền, cổ đông, chủ nợ ngân hàng chấp nhận với chuyện phá sản NH. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, dù có hay không có định hướng XHCN. Không thể cứ diễn mãi tình trạng người gửi tiền không cần quan tâm đến tình hình của NH, tức là rủi ro của mình, thậm chí càng gửi ở NH yếu kém vì lãi suất cao hơn. Nếu có gì bất trắc thì đã có NN lo, NN bảo đảm chi trả, NN chịu trách nhiệm.
  2. Phải bảo đảm chủ động kiểm soát được việc phá sản, kiểm soáy tình hình, tránh tình trạng phản ứng dây chuyền, rút tiền ồ ạt, mất thanh khoản cho hệ thống NH.
  3. Phải có phương án cụ thể, chắc chắn. Chẳng hạn theo quy định hiện nay, không yêu cầu hay tuyên bố phá sản được ngay NH không có khả năng trả nợ đến hạn 3 tháng như…, NH có nguy cơ mất an toàn sẽ phải qua nhiều bước. Thứ nhất là giám sát đặc biệt. Thứ hai là kiểm soát đặc biệt có thể 1 -2 năm. Sau đó mới được chuyển sang bắt đầu thủ tục phá sản. Như vậy, khi tiến hành viẹc phá sản, thì đã giải quyết được phần lớn vấn đề.

TL : Các chuyên gia cho rằng việc xử lý một ngân hàng yếu kém có thành công “thực chất” hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm “thực chất” của người lãnh đạo ngành, và vào niêm tin của người dân đối với ngành đó. Vậy theo ông, những năm gần đây, những yếu tố nào củng cố cho niềm tin của người dân?

  1. Đúng thế. Việc xử lý các NH yếu kém đòi hỏi sự kiên quyết, cứng rắn, sự quyết tâm cao của người lãnh đạo ngành, đói hỏi sự ủng hộ của nhiều cấp, nhiều cơ quan, đôi khi là ủng hộ của người dân.
  2. Xử lý NH yếu kém ít nhiều ảnh hưởng đến người dân, vì vậy nếu người dân không có niềm tin, thì sẽ không ủng hộ, thậm chí sẽ là lực cản đáng kể.
  3. Những năm gần đây, NH luôn cam kết mạnh tay chấn chỉnh và thực tế đã đưa ra xử lý, đặc biệt là khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử rất nhiều lãnh đạo các NHTM. Đồng thời luôn bảo đảm an toàn tiền gửi cho người dân.
  4. Đến nay, hệ thống NH cơ bản đã được củng cố, thanh lọc, đi vào ổn định và phát triển, nên người dân đã củng cố niềm tin vào hệ thống NH nói riêng và Nhà nước nói chung.

Thưa quí vị và các bạn. Như vậy, đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế là phải làm lành mạnh hoạt động của ngành ngân hàng, chấm dứt tình trạng sân sau, sở hữu chéo, xử lý rố ráo nợ xấu, để ngành ngân hàng thực sự mang một hành trang tích cực bước vào phục vụ một giai đoạn mới của nền kinh tế. Nếu những “ gánh nặng” này không được loại bỏ, thì hệ luỵ không chỉ gây ra đối với riêng nàgnh ngân hàng, mà còn ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. đã đến lúc chúng ta phải chịu đau một lần để hướng tới bình yên, hơn là dây dưa với các căn bệnh trầm kha kéo dài./.

————————-

Mời nghe tại đây:
http://vov1.vn/cau-chuyen-thoi-su/tai-co-cau-ngan-hang-thach-thuc-con-phia-truoc-2012017-cmobile47-30348.aspx

VOV1 (Theo dòng Thời sự) trực tiếp 7h15 – 7h40 ngày 20-01-2017:

http://vov1.vn/cau-chuyen-thoi-su/tai-co-cau-ngan-hang-thach-thuc-con-phia-truoc-2012017-cmobile47-30348.aspx

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.910. Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh"...

Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh" với vàng? (CAND) - Dù liên...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,106