1.524. Mất 245 tỷ đồng tiền gửi và câu chuyện trách nhiệm của ngân hàng

(ANTV) – Số tiền 245 tỷ đồng của khách hàng Chu Thị Bình bị “bốc hơi” khi đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam ( EXIMBANK ) vẫn tiếp tục là chủ đề nóng được dư luận quan tâm. Nhiều động thái mới từ vụ việc này như Eximbank đề xuất số tiền tạm ứng 14,8 tỷ đồng nhưng bà Bình không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về vụ việc trong kỳ họp báo chính phủ đầu tháng 3

Tiềm ẩn rủi ro từ mối quan hệ khách VIP?
Với số tiền gửi tiết kiệm hơn 300 tỷ đồng bà Chu Thị Bình được Eximbank áp dụng chương trình chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng VIP. Lãnh đạo chi nhánh, chuyên viên tín dụng được phân công phụ trách riêng khách VIP, tạo mối quan hệ thân tình “như người nhà” giữa họ với ngân hàng.
Khách VIP đến giao dịch có thể được chăm sóc bằng cửa riêng để không bị mất thời gian chờ đợi, thậm chí ngân hàng cử cán bộ chủ chốt đến tận nhà hoặc nơi làm việc để khách thực hiện giao dịch cho tiện lợi. Chính mối quan hệ chăm sóc đặc biệt này là mầm mống phát sinh rủi ro cho người gửi tiền hạng VIP một khi khách hàng quá tin nhân viên ngân hàng mà lược bỏ nhiều thủ tục. Mà thực tế Ngân hàng nhà nước không quy định áp dụng chế độ khách VIP với các Ngân hàng thương mại.
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền phân tích, dù có là khách Vip hay không Vip, có gửi 100 tỷ đồng hay 1 triệu đồng thì quy tắc ứng xử áp dụng và việc tuân thủ các định chế pháp luật cũng sẽ như nhau, chỉ có 1 nguyên tắc là hệ thống pháp luật về tín dụng, ngân hàng, tiền gửi hiện hành.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong chỉ đạo điều hành thì Ngân hàng nhà nước cũng không có chỉ đạo về phân biệt khách hàng VIP và khách hàng bình thường
Nhiều chuyên gia ngân hàng nhận định chế độ khách VIP và mối quan hệ thân tình được thiết lập có thể là cơ sở để ông Lê Nguyễn Hưng, Nguyên Phó Giiasm đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh TP. HCM lợi dụng kẽ hở của việc ký giấy ủy quyền rút tiền và các kẽ hở khác trong hoạt động giao dịch tại ngân hàng của mình để rút trót lọt số tiền 245 tỷ đồng của bà Bình rồi chiếm đoạt.
Vụ việc xảy ra tại Eximbank hiện vẫn đang chưa ngã ngũ khi còn rất nhiều thông tin cần xác minh
Cần bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra cách đây 3 ngày, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết quan điểm về vụ việc là cần phải đảm bảo lợi ích của người gửi tiền lên hàng đầu. Ngân hàng nhà nước cũng cho biết đã tích cực chỉ đạo Eximbank chủ động làm việc với bà Chu Thị Bình để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, kết quả của những buổi làm việc này đến đâu lại là 1 câu chuyện khác.
Ngày 27/2, bà Chu Thị Bình đã có buổi làm việc với Hội đồng quản trị Eximbank để đưa ra phương án giải quyết. Tại đây, Eximbank đồng ý tạm ứng cho bà hơn 14,8 tỷ đồng – là số tiền trên giấy ủy nhiệm chi mà Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an xác định là chữ ký của chủ tài khoản lẫn người được ủy quyền đều bị làm giả. Còn những khoản khác, ngân hàng sẽ chờ phán quyết của tòa án.
Ngày 2/3, bà Chu Thị Bình đã có trả lời bằng văn bản thông báo từ chối nhận khoản tiền 14,8 tỷ đồng nêu trên với lý do số tiền này không được ngân hàng giải thích rõ ràng.
Tại nhiều diễn đàn trên Internet người dân và các chuyên gia kinh tế tài chính đã đưa ra nhiều quan điểm về cách xử lý vụ việc này. Chúng tôi cũng tìm hiểu, tham khảo và khá ấn tượng với 1 hình ảnh ví von này. “Nếu người giúp việc của bạn đi ăn cắp, bạn không có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Nhưng nếu bạn sai người giúp việc đi nhận tiền từ một khách hàng có giao dịch mua bán với bạn lâu nay đã tin cậy nhau mà người giúp việc không mang tiền về cho bạn, lại ôm tiền bỏ trốn thì bạn phải chịu bồi thường hoàn toàn số tiền mà bạn sai người giúp việc đi thu cho bạn.” Hình ảnh này cũng chỉ là một ví dụ minh họa, nhưng nó phần nào cho thấy bản chất vụ việc, theo một lối suy nghĩ thông thường thì số tiền 245 tỷ bị chiếm đoạt lúc này đã là tài sản được ủy quyền cho ngân hàng cất giữ, kinh doanh, quản lý.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền thông tin thêm, cần phân định rõ ràng các mối quan hệ ở đây. Có 3 chủ thể và 2 mối quan hệ, đầu tiên là mối quan hệ giữa khách hàng và pháp nhân ngân hàng Eximbank, thứ 2 là mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng với pháp nhân ngân hàng. Việc khách hàng bị mất tiền trong tiền gửi thì là câu chuyện của mối quan hệ thứ nhất, ngân hàng phải có trách nhiệm với tiền mà khách của mình gửi vào, đây là mối quan hệ giữa cá nhân và pháp nhân, người gửi tiền hoàn toàn có thể kiện ngân hàng nếu không giữ được số tiền mình gửi. Còn câu chuyện cán bộ chiếm đoạt tiền thì lúc này chiếm đoạt tiền của ngân hàng chứ không phải chiếm đoạt tiền của khách hàng, ngân hàng lúc này có quyền khởi kiện nhân viên của mình.
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng ông Trương Thanh Đức cho rằng, có thể khách hàng có lỗi, nhưng nếu hệ thống ngân hàng quản trị tốt các giao dịch của mình thì không bao giờ có chuyện rút được 1 số tiền lớn như vậy. Ở đây lỗi chính thuộc về ngân hàng và ngân hàng cần có trách nhiệm với tiền gửi của khách hàng.
Vụ việc xảy ra tại Eximbank hiện vẫn đang chưa ngã ngũ khi còn rất nhiều thông tin cần xác minh, và đó cũng là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên qua vụ việc, nhiều bài học về công tác quản lý, bồi dưỡng đạo đức cán bộ ngân hàng và cả trách nhiệm quản lý của Ngân hàng nhà nước cũng được nhắc tới.
Lý giải điều này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia Kinh tế cho rằng, trong câu chuyện này cũng cần đề cập đến trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước, phải chăng cần những biện pháp mạnh tay hơn tạo sức ép thực hiện nghiêm với các ngân hàng thương mại. Trong những vụ việc kiểu như này, Ngân hàng nhà nước cũng cần là người đứng ra phán xử, làm trọng tài để giải quyết vụ việc trước vì mình có chuyên môn trước khi đưa vụ việc ra tòa án giải quyết.

——————

ANTV News (Kinh tế) 16-9-2017:

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/mat-245-ty-dong-tien-gui-va-cau-chuyen-trach-nhiem-cua-ngan-hang-225956.html

(68/1.293)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,930