1.562. Lỗ hổng pháp lý trong quản lý ngân hàng – nhìn từ các vụ đại án.

(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cùng Nhà báo Lê Hồng Kỹ, tham gia trên sóng phát thanh trực tiếp.

VOV1 (Diễn đàn kinh tế) từ 9h15 – 10h ngày 12-3-2017:

http://vov1.vov.vn/dien-dan-kinh-te/lo-hong-phap-ly-trong-quan-ly-ngan-hang-nhin-tu-cac-vu-dai-an-1232017-c24-31387.aspx

———————–

KỊCH BẢN DIỄN ĐÀN KINH TẾ

PHÁT SÓNG : 09H15 – 10H NGÀY 12/03/2017

Chủ đề : Lỗ hổng pháp lý trong quản lý ngân hàng – nhìn từ các vụ đại án.

Thời gian : 09h15- 10h00 ngày 12/03/2017

Địa điểm : 41-43 Bà triệu, Hà Nội
Chủ biên: Thu Liên / 0972887252

Dẫn hệ : 

                    Thưa quí vị và các bạn.

       Với nỗ lực quyết tâm chống tham nhũng, chống các hành vi sai phạm trong quản lý kinh tế, làm trong sạch lành mạnh các quan hệ kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong năm 2016 cơ quan bảo vệ pháp luật đã đưa ra xét xử 10 vụ án lớn. Trong đó có tới 6 vụ đại án liên quan đến hoạt động ngân hàng. Vậy tại sao lĩnh vực kinh tế này lại xảy ra nhiều hành vi sai phạm đến vậy ? Và tại sao các vụ sai phạm này không được phát hiện từ sớm, mà thường chỉ được xử lý khi đã gây thiệt hại nặng nề cho tổ chức và cá nhân ? Và làm gì để ngăn chặn, giảm bớt các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng ?

     Để góp phần tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, Chương trình Diễn đàn kinh tế hôm nay chúng tôi cùng các vị khách mời sẽ cùng làm rõ “ Những lỗ hổng pháp lý trong quản lý ngân hàng”.  Bây giờ xin mời BTV Thu Liên bắt đầu chương trình.

 TL : Vâng xin cảm ơn BTV ….

Tôi xin giới thiệu các vị khách mời tham gia chương trình hôm nay :

  • Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI , Chủ nhiệm Câu lạc Bộ Pháp chế Ngân hàng – Hiệp Hội Ngân hàng.
  • Nhà báo Lê Hồng Kỹ – Tổng thư ký toà soạn, phụ trách hai trang báo điện tử VietnamBIz và VietnamMoi. Nhà báo Lê Hồng Kỹ là một người viết nhiều về các hoạt động ngân hàng.

Xin cảm ơn hai vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi hôm nay.

1 . Thưa luật sư Trương Thanh Đức , ông có nhận xét gì về thông tin : trong 10 vụ án lớn được đưa ra xét xử năm ngoái thì có tới 6 vụ là đại án ngân hàng ?

 (LS đức trả lời 1,5 phút)

  1. Thế còn nhà báo Lê Hồng Kỹ , anh có nhận xét gì về điều này ?

 (NB LHK trả lời 1,5 phút)

  1. Theo Luật sư Đức, thì hệ thống pháp luật của ta đã đủ để ngăn chặn các hành vi sai phạm trong hoạt động ngân hàng chưa ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

  1. Theo nghiên cứu của ông, thì hiện nay đang có những kẽ hở pháp lý nào, khiến cho những ông chủ ngân hàng có thể liều lĩnh “ chui lọt”, còn ai không “ lọt” thì ra toà ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

  1. Còn ý kiến của nhà báo Lê Hồng Kỹ ? anh có thấy có vấn đề gì trong các qui định pháp luật , các chính sách quản lý hoạt động ngân hàng không ? tại sao sai phạm trong lĩnh vực này lại dễ xảy ra và đã xảy ra thì đều rất nghiêm trọng ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút)

  1. Yếu tố “ thời điểm”, yếu tố “ tồn tại của lịch sử” có tham gia gì vào việc xảy ra nhiều vụ đại án trong ngân hàng như vừa qua không, thưa anh ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút )

7.Trong giới ngân hàng có lan truyền một luận điểm , cho rằng “ hoạt động ngân hàng trong kinh tế thị trường chưa hoàn thiện như hiện nay rất nguy hiểm”. Với góc độ một nhà báo chuyên viết về kinh tế, về lĩnh vực ngân hàng, anh có nhận xét gì về luận điểm này ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút )

  1. Luật sư Trương Thanh Đức có bổ sung gì không ? Cũng có người cho rằng “ làm ngân hàng như chơi dao – nhưng dao chỉ làm đứt tay những kẻ không đủ kiến thức mà lại liều lĩnh”. Ông có cho là như vậy không ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

  1. Qua quá trình xét xử những vụ án ngân hàng thời gian qua, người ta thấy trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như ngân hàng, là rất mờ nhạt. Theo luật sư Trương Thanh Đức, thì vì sao lại thế ? Liệu có vùng cấm nào trong hoạt động ngân hàng mà cơ quan chức năng bị “ đứng ngoài cuộc” không ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

  1. Một trong những “ căn bệnh” dễ thấy nhất của sai phạm ngân hàng là : chi trả lãi vay vượt trần qui định; và cho vay tuỳ tiện không đảm bảo an toàn dẫn đến mất vốn. Tuy nhiên qua các vụ án vừa qua thì dư luận đặt câu hỏi rằng : tại sao những hành vi sai phạm này không được phát hiện sớm ? không bị thổi còi sớm ? Luật sư giải thích thế nào ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

  1. Còn nhà báo Lê hồng Kỹ , quan điểm của anh về điều này ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút )

  1. Vậy sau đây, để ngăn chặn những vụ đại án như thế này tái diễn, theo anh cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút )

  1. Theo Luật sư Trương thanh Đức thì cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì ? chính phủ cần làm gì ?

 (LS Đức trả lời 1,5 phút)

14.Các chuyên gia kinh tế thì cho rằng : cần phát huy thực chất vai trò chức năng của các định chế giám sát tài chính , như Uỷ ban Giám sát, Uỷ ban chứng khoán, Bảo hiểm tiền gửi … bên cạnh chức năng thanh tra kiểm tra của Ngân ahngf nhà nước, thì mới “ lập lại trật tự: trong lĩnh vực ngân hàng được. Ý kếin luật sư như thế nào về điều này ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

  1. Ý kiến của nhà báo Lê hồng Kỹ thì sao ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút )

  1. Có ý kiến chuyên gia kinh tế nói rằng : với các vụ đaị án gây thất thoát tiền bạc của cổ đông và của người gửi tiền như vừa qua, thì cơ quan Bảo hiểm tiền gửi cần vào cuộc để thực hiện chức năng của mình. với góc độ là nàh báo kinh tế, anh có cho rằng cần công bằng hơn với các cổ đông góp tiền vào các ngân hàng thương mại cổ phần ?

(NB LHK trả lời 1,5 phút )

  1. Luật sư Trương thanh Đức có kiến nghị thay đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những qui định pháp luật nào mà đang gây cản trở cho hoạt động lành mạnh của các ngân hàng không ?

(LS Đức trả lời 1,5 phút)

Xin cảm ơn.

TL : Thưa quí vị và các bạn. Trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường, đương nhiên chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng cho việc bổ sung, thay đổi, nâng cấp các qui định pháp luật về hoạt động kinh tế- trong đó có hoạt động ngân hàng. Và tiến trình hoàn thiện luật pháp là một tiến trình không có điểm dừng. Tuy nhiên, rõ ràng là khâu thực thi, khâu thi hành pháp luật, giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng còn khá nhiều bất cập, nên mới xảy ra những vụ án lớn như vậy. Để ngăn chặn những vụ đại án mới xảy ra, ngành ngân hàng cần tích cực rà soát các qui định luật pháp, có cơ chế qui trách nhiệm cho người đứng đầu và nhất là nâng cao hiệu lực các định chế giám sát , phòng ngừa và cảnh báo rủi ro từ xa. Để vẫn đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế  và nhằm tránh được những tổn thất – không chỉ về tiền bạc, mà còn là về niềm tin của công chúng vào sự lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng.

Thời lượng của chương trình đến đây là hết. Xin cảm ơn hai vị khách mời, cảm ơn quí vị và các bạn đã lắng nghe và phản hồi cho chương trình.

—————

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,144