1.569. Hoang mang việc bỏ tiền tỉ nhưng mua trúng dự án ‘cắm’ ngân hàng

(ANTT) – Sau hơn 1 năm, Hà Nội công khai danh sách các dự án thế chấp ngân hàng, nhiều người dân tỏ ra hoài nghi và mơ hồ về sự an toàn khi đầu tư mua có nhu cầu mua căn hộ chung cư.

Tháng 7/2016, hàng loạt các dự án trong ngành BĐS đã được Sở TNMT Hà Nội công khai thông tin về việc thế chấp ngân hàng.  Trong bản danh sách này có tên của những “ông lớn” bất động sản như Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (Khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất, công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, công ty TNHH Đầu tư Capitaland – Hoàng Thành (CT09 – Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất, công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (KĐTM Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất…

Trước đó, đã có thông tin một cư dân sống ở chung cư Dolphin Plaza (Hà Nội) khi mang căn hộ của mình đi thế chấp để vay vốn đã phát hiện căn hộ đã mua đang được chủ đầu tư thế chấp ở ngân hàng, chưa được giải chấp, trong khi đó căn hộ này đã được cấp sổ đỏ.

Tại TP.HCM, dư luận cũng dậy sóng trước vụ tranh chấp tại chung cư The Harmona, khi chủ đầu tư dự án này thế chấp dự án để vay vốn ngân hàng nhưng không trả nợ đúng hạn khiến ngân hàng đã phải ra tối hậu thư “siết nhà” của cư dân.

Một trong những dự án thế chấp ngân hàng của công ty TNHH Đầu tư Capitaland – Hoàng Thành.

Mặc dù theo các chuyên gia đánh giá thì đây là điều hết sức bình thường trong ngành BĐS, tuy nhiên nó lại điều vô cùng mới mẻ và quan trọng đối với người dân đang có nhu cầu mua căn hộ chung cư.

Trao đổi với PV, nhiều người đang tỏ ra hoài nghị về các dự án đang trong tình trạng thế chấp và cho rằng dự án đang thế chấp tức là tài sản của họ bị đe dọa, năng lực chủ đầu tư có vấn đề và những thông tin về việc dự án thế chấp vẫn khá mơ hồ, không công khai.

Anh Đỗ Văn T. (28 tuổi, Kim Mã, Hà Nội) chia sẻ, do anh chuẩn bị lập gia đình nên có nhu cầu mua một căn hộ chung tại Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin về việc nhiều dự án chung cư đang trong tình trạng thế chấp khiến anh phải hoang mang.

“Nghe thông tin hầu hết các dự án chung cư đang trong tình trạng thế chấp, tôi đang cân nhắc về việc mua nhà đất. Những thông tin về các căn hộ khá mù mờ, đến khi mua về sợ nhất là không là được sổ đỏ” – Anh T. nói.

Chị Hoàng Thùy D. (30 tuổi, Nam Định) cũng tỏ ra khó lo lắng vì chị đang có nhu cầu cần chỗ ở trước thời điểm chuẩn bị sinh con. Nhưng khi lựa chọn mua căn hộ chung cư để ở thì điều chị muốn biết là thông tin về việc thế chấp, cũng như khả năng làm sổ đỏ của dự án trên.

“Bỏ ra một số tiền lớn, tuy nhiên khi ở trong căn nhà mà lúc nào cũng phải lo nghĩ rằng có bị thế chấp không khiến tôi không yên tâm. Tôi nghĩ khi rao bán nhà thì các dự án cần công khai về tình trạng thế chấp cho người dân, sợ nhất bỏ tiền mua nhà cho mình mà cuối cùng lại không phải nhà của mình”, chị D. chia sẻ.

Bàn về vấn đề trên, nhiều chuyên gia cũng chia sẻ quan điểm về việc giải chấp dự án để phù hợp với quy định cũng như tạo sự an toàn cho người dân.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, đối với khách hàng đã thanh toán hết tiền, đã nhận bàn giao nhà hoặc nhà đã được cấp sổ đỏ rồi thì yên tâm, nhưng với khách hàng vừa mua, chưa thanh toán hết tiền nhà, dự án đang xây dở, chưa bàn giao thì những rủi ro trên sẽ có thể xảy ra. Nếu dự án bị trục trặc, doanh nghiệp phá sản, ngân hàng phát mại thì sẽ rắc rối cho người mua.

“Luật Kinh doanh BĐS chỉ yêu cầu những dự án bán nhà hình thành trong tương lai từ sau thời điểm 1/7/2015 phải có bảo lãnh. Còn những dự án cũ xây chưa xong, đã và đang bán nhà thì không cần bảo lãnh. Khách mua nhà những dự án này rủi ro rất cao. Vì thế nếu không có bảo lãnh cần phải thanh toán qua ngân hàng”, ông Đức khuyến cáo

Luật sư Trịnh Anh Dũng cũng nhấn mạnh rõ về tầm quan trọng của việc giải chấp dự án. Theo đó, các dự án muốn được bán cho người dân phải có sự đồng ý của ngân hàng. Trong thỏa thuận với ngân hàng, tùy vào dự án thế chấp toàn phần hay giải chấp từng phần thì mới được bán cho người dân.

Luật sư Trịnh Anh Dũng nêu quan điểm của mình.

“Đã từng có việc dự án thế chấp ngân hàng nhưng vẫn bán cho người dân, kết quả người dân không có nhà mà tiền cũng không lấy lại được. Nếu dự án muốn bán phải có sự bảo lãnh của ngân hàng, để tránh việc dự án vi phạm về tài chính khiến người dân không nhận được căn hộ”, LS. Dũng cho hay.

Vị luật sư này cũng nhấn mạnh cần phải công khai thông tin việc thế chấp dự án, để người dân cảm thấy an tâm hơn khi lựa chọn nhà cho gia đình.

Hải Đăng

——————

An ninh tiền tệ (Thị trường) 02-10-2017:

http://antt.vn/hoang-mang-viec-bo-tien-ti-nhung-mua-trung-du-an-cam-ngan-hang-210938.htm

(163/1.087)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,950