1.576. Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

(VTV2) – Khách mời là LS. Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng và Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng ĐKKD, Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương.

VTV2 (Kinh doanh & Pháp luật) 9h ngày 25-3-2017

Các chươngtrình đã phát sóng sẽ được cập nhật tại:

http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv2.htm và https://vtvgo.vn/;

Lưu tại Website, fanpage của chương trình:

http://kinhdoanhvaphapluat.com/video.htmlhttps://www.facebook.com/kinhdoanhvaphapluat,

KỊCH BẢN TALKSHOW

“KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT”

ĐPSX duyệt sản xuất

 

Ngày…………………

 

Chương trình:  “Kinh doanh và Pháp luật” – VTV2
Chủ đề: Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp như thế nào?
Nội dung: (dàn ý – mạch nội dung)
Thời lượng:  25 phútNgày phát sóng dự kiến:   ……./…./2017Kênh phát sóng: VTV2
BTV:  Đặng Oanh (0912480023)Đạo diễn:
ĐPSX:MC: Lê Anh
Khách mời:

– Khách mời 1: LS. Trương Thanh Đức –Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng;

– Khách mời 2: Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng ĐKKD, Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương.

Ngày ghi hình: 04-3-2017Địa điểm: 465 Hoàng Hoa Thám

 

TTTLPHẦNNỘI DUNG CHI TIẾT

(diễn giải chi tiết/câu hỏi gợi ý)

GHI CHÚ
1.30”Giới thiệu chương trình

 

Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”

Thưa quý vị và các bạn!  

Không phải ngẫu nhiên mà việc chuyển đổi hộ kinh doanh lại được đặt ra và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng như hiện nay khi  hộ kinh doanh là lực lượng tiềm năng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này gặp không ít khó khăn, thách thách. Vậy, để khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển sang thành lập doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như thế nào? Nội dung, cách thức triển khai ra sao? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với đại diện lực lượng chức năng trong lĩnh vực này để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.

Hình hiệu + MC chào đầu
2.10’’Giới thiệu chủ đềHình ảnh, nội dung một số câu nói ấn tượng của khách mời Hiệu ứng
3.30’’Clip giới thiệu khách mời tọa đàmKHÁCH MỜI:

Đến tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu:

– Khách mời 1: LS. Trương Thanh Đức –Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng;

– Khách mời 2: Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng ĐKKD, Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương.

Cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời mời tham dự chương trình và trước khi bắt đầu cuộc trao đổi của chúng ta ngày hôm nay, mời hai vị khách mời cùng quý vị và các bạn theo dõi một phóng sự ngắn sau:

Phát clip giới thiệu khách mời
4.2.5 – 3.0’Phóng sự 1PHÓNG SỰ 1

(Nội dung dự kiến)

– Vài trò và ý nghĩa của hộ kinh doanh cá thể: Các hộ kinh doanh cá thể không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập mà còn là mạng lưới rộng lớn, phát triển về những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng được. Đây là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương. Quan trọng hơn khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP (xấp xỉ 33%), cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Sự phát triển của hộ kinh doanh trong thời gian vừa qua: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, cả nước có tổng cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8 triệu người, chiếm 41,15% lực lượng lao động toàn xã hội….

Phóng sự sẽ thực hiện sau khi ghi hình talk
5.7.0 – 8.0’Đối thoại tại trường quay

 

TỌA ĐÀM 1

Câu hỏi 1:  Như phóng sự ngắn chúng tôi vừa đề cập, thực tiễn không ít hộ kinh doanh, không đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, chỉ đăng ký kinh doanh. Thế nhưng, số cơ sở này mới đông, tuy chỉ đăng ký là hộ kinh doanh, ở dạng nhỏ và siêu nhỏ, nhưng hiệu quả tốt hơn nhiều so với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này nói lên điều gì, thưa Ông Lê Xuân Hiền?  Từ thực tiễn ở địa phương của mình, Ông có thể giúp chúng tôi làm rõ hơn vai trò của chủ thể này trong hoạt động kinh tế hiện nay, thưa Ông?

(Vâng! Rõ ràng, như Ông Lê Xuân Hiền vừa chia sẻ, hộ kinh doanh có vai trò quan trọng… )

Câu hỏi 2: Vừa qua, trước thông tin hộ kinh doanh cá thể không được vay vốn ngân hàng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN khi các đối tượng được vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân đã làm xôn xao dư luận và lại một lần nữa đặt ra vấn đề tư cách pháp lý của đối tượng này. Vậy, thực hư vấn đề này như thế nào, Luật sư Trương Thanh Đức có thể giúp chúng tôi làm rõ?

Vậy thì, tư cách pháp lý của hộ kinh doanh khi tham gia các quan hệ kinh tế là gì? Được ghi nhận ở đâu, thưa Luật sư?

Câu hỏi 3: Phải chăng, chính từ việc không rõ ràng về mặt tư cách pháp lý chính là một trong những nguyên nhân khiến các hộ kinh doanh cần được chuyển đổi thành doanh nghiệp, thưa Ông Lê Xuân Hiền?

Vậy thì, theo Ông, tại sao hiện nay, các hộ kinh doanh cần chuyển đổi lên thành doanh nghiệp?

Luật sư Trương Thanh Đức, Ông có nghĩ như vậy, thưa Ông?

Câu hỏi 4: Tuy nhiên, mặc dù việc chuyển đổi tư cách hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp được khuyến khích, thế nhưng, trên thực tế, hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi khá phổ biến. Vậy, theo Luật sư Trương Thanh Đức, tại sao các hộ kinh doanh lại không mấy mặn mà với việc chuyển đổi này?

Còn lý giải của Ông Lê Xuân Hiền về điều này như thế nào? Vướng mắc khó khăn khi chuyển đổi cụ thể là gì, thưa Ông?

Dẫn nối vào phóng sự 2]

Có thể nói, việc chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh được khuyến khích, thế nhưng việc chuyển đổi gặp không ít khó khăn, thách thức. Để thấy rõ hơn những khó khăn, thách thức cũng như cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn này,  mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp một phóng sự ngắn sau:

 

 

– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời;

– Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện…

6.02’Phóng sự 2

 

PHÓNG SỰ 2

(Nội dung dự kiến)

– Ví dụ về hoạt động khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh thành doanh nghiệp của thành phố HCM, HN và một số địa phương nhằm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ…. trong đó đề cập đến một số khó khăn, thách thức từ phía cơ quan quản lý cũng như các hộ kinh doanh

– Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước và trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV hiện nay là các hộ kinh doanh nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ…

Phóng sự sẽ thực hiện sau khi ghi hình talk
7.8.0 – 9.0’Đối thoại tại trường quay

 

TỌA ĐÀM (2)

Câu hỏi 5: Vâng, thưa hai vị khách mời, như phóng sự ngắn chúng tôi đã đề cập, kết quả khảo sát 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh tại TP.HCM, có đến 73% hộ kinh doanh cho thấy có không có ý định chuyển mô hình hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Rõ ràng, khó khăn, thách thức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này không phải không có những thuận lợi, phải không thưa Ông Lê Xuân Hiền?

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, theo Ông, điều thuận lợi đáng mừng cho các hộ kinh doanh hiện nay khi chuyển đổi lên thành doanh nghiệp hiện nay là gì, thưa Ông?

Câu hỏi 6: Như Ông vừa chia sẻ, một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV là các hộ kinh doanh nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Vậy, sự hỗ trợ này được cụ thể hóa như thế nào, thưa Luật sư?

Ông Lê Xuân Hiền, Ông nghĩ sao về những chính sách này, thưa Ông?

Câu hỏi 7: Để khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển sang thành lập doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, Nhà nước cần có chính sách thuế áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Ông nghĩ sao, thưa Luật sư Trương Thanh Đức?

Câu hỏi 8: Hiện nay, chúng ta đang có khoảng 4 triệu hộ kinh doanh hoạt động trong khu vực phi chính thức và hơn 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong khu vực chính thức, nhưng họ chưa phải là doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để các hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, theo Ông Lê Xuân Hiền?

Còn Luật sư Trương Thanh Đức, Ông có đề xuất, kiến nghị gì?

Câu hỏi 9: Vậy, với mục tiêu đạt được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 35 mà lực lượng nòng cốt mạnh mẽ chính là các hộ kinh doanh hiện nay, Ông có chia sẻ gì về sự kỳ vọng của mình đối với mục tiêu này, thưa Ông?

 

– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời;

– Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện…

8.30’’Kết tọa đàmKẾT TỌA ĐÀM

Tóm lược nội dung:

– Giới thiệu chương trình 585: Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” được thực hiện trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020!

Cảm ơn khách mời và dẫn nối vào mục LKPL:Một lần nữa xin cảm ơn hai vị khách mời đã chia sẻ với chúng tôi những thông tin hữu ích. Và tiếp nối chương trình, xin mời quý vị và các bạn đến với mục “Lăng kính Pháp luật”!

MC tóm lược nội dung, cảm ơn khách mời, giới thiệu Chương trình 585 và dẫn nối sang mục LKPL
9.15’’Kết chương trìnhKẾT CHƯƠNG TRÌNH

Thưa quý vị và các bạn!

Mục “Lăng kính Pháp luật” đã khép lại chương trình “Kinh doanh & Pháp luật” của chúng tôi ngày hôm nay.

Mọi thông tin chi tiết và liên hệ, xin vui lòng truy cập Website: www.kinhdoanhvaphapluat.com  (về kép, về kép, về kép….)

Xin chào và hẹn gặp lại!

 

—————

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,953