1.587. Vụ Huyền Như: Navibank tìm cách che giấu thiệt hại?

(ANTT) – Quá trình điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2, Cơ quan điều tra kết luận, Navibank đã tìm cách che giấu khoản thiệt hại 200 tỷ đồng.

Quá trình điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2 cho thấy, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm 10 bị can nguyên là thành viên Ban giám đốc, các lãnh đạo phòng ban của Navibank và tách thành vụ án riêng để điều tra, xét xử độc lập.

Trong vụ án này, Navibank cho biết, ngân hàng có 18 hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank với tổng số tiền 500 tỷ, trong đó có 12 hợp đồng (300 tỷ) đã được tất toán, còn lại 6 hợp đồng trị giá 200 tỷ thông qua 4 nhân viên của Navibank đứng tên chưa tất toán. Số tiền này được gửi tại Vietinbank chi nhánh TP HCM do bà Nguyễn Thị Minh Hương ký hợp đồng và hoàn toàn không biết việc bị Như chiếm đoạt; cho đến khi vụ việc bị khởi tố mới yêu cầu nhân viên đến làm việc với Vietinbank.

Bị cáo Huyền Như tại một phiên tòa sơ thẩm

Tuy nhiên, quá trình điều tra và sau khi có kết luận điều tra vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện KSND Tối cao đã nhận được một số đơn kêu oan.

Một số bị can cho rằng 4 nhân viên đứng tên gửi tiền đã chuyển nhượng các hợp đồng tiền gửi sang Công ty TNHH TM-DV Nông sản Bắc Hà. Các cá nhân này đã nhận đủ 200 tỷ đồng và nộp số tiền này cho Navibank. Do đó, Navibank không bị thiệt hại số tiền này.

Nhóm các bị can này cũng cho rằng việc nhận lãi suất chênh lệch là không vi phạm pháp luật. Nhưng theo kết quả điều tra cho thấy, có căn cứ xác định việc 4 nhân viên ký hợp đồng chuyển nhượng, ký giấy nhận tiền từ Công ty Bắc Hà, ký giấy nộp tiền cho Navibank chỉ là ký khống. Việc này nhằm tạo ra chứng từ, hồ sơ để hợp thức chứng từ hạch toán, tất toán khoản vay của 4 cá nhân nói trên theo chỉ đạo của lãnh đạo Navibank.

Thực tế, không có việc Công ty Bắc Hà chuyển tiền cho 4 nhân viên. Việc làm này của Navibank nhằm che giấu hậu quả thiệt hại 200 tỷ đồng. Navibank nay vẫn là bên bị thiệt hại 200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các cá nhân liên quan đến việc ký khống hồ sơ nêu trên chưa gây ra hậu quả, thiệt hại mới và đã bị khởi tố, đề nghị truy tố vì hành vi làm trái gây thiệt hại 200 tỷ đồng. Do đó, Cơ quan điều tra không xem xét xử lý về hành vi sai phạm này.

Theo Cơ quan điều tra, việc một số cá nhân tại Navibank không làm đúng chức năng nhiệm vụ, đúng quy định của pháp luật, đã tạo sơ hở dẫn đến thiệt hại 200 tỷ đồng. Các bị can đã vi phạm Quy chế 1310 về vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và đề nghị truy tố theo tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Quay trở lại thời gian, tại phiên tòa năm 2014, Luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ cho Navibank tranh luận về ý kiến của Viện Kiểm sát cho rằng các bị hại đã giao dịch “ngoài trụ sở” của Vietinbank là một quan điểm không đúng, vì trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ hiện nay, các ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để huy động tiền gửi, kể cả tiếp thị tận nhà khách hàng. Navibank khi giao dịch với Vietinbank thông qua Huyền Như đã tin vào tư cách con người thật của Như là cán bộ thuộc Vietinbank một cách có căn cứ. 

“Navibank nếu có nhầm, thì chính là đã nhầm khi gửi tiền và tin cậy vào Vietinbank” – Luật sư Đức nói.

Nếu đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, khách hàng có lỗi khi thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, nhưng trong vụ việc của Navibank, chỉ có 1/4 trong số tiền 200 tỷ đồng bị Như chuyển từ tài khoản tiền gửi sang tiền gửi tiết kiệm để rút ra chiếm đoạt, còn lại 3/4 trong tài khoản của Navibank, Vietinbank không phải chịu trách nhiệm hay sao? 

Ông nêu một chi tiết, trước đây trang Web của Vietinbank (mục doanh nghiệp) nói về lợi ích đầu tiên trong số 10 lợi ích của dịch vụ tài khoản là: “Tiền của quý khách được Vietinbank quản lý an toàn, chính xác và bảo mật” chứng tỏ, ngay trong chủ trương của Vietinbank cũng khẳng định rằng ngân hàng này đang quản lý số dư, quản lý tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, theo luật sư Đức, ngay trong thời gian tranh tụng, Vietinbank đã thay đổi nội dung trên Web, cắt bỏ cụm từ “quản lý”, “chính xác” và thay cụm từ “tiền của quý khách” thành “tiền của doanh nghiệp”. 

Nguyên văn phần sửa đổi này được thay bằng cụm từ: “Tiền của doanh nghiệp được an toàn, bảo mật”. Theo luật sư, phải chăng với sự thay đổi này, từ nay Vietinbank không còn chịu trách nhiệm quản lý tài sản của khách hàng và không bảo đảm tính chính xác của số dư tài khoản nữa?

Mai Thùy (t/h)

——————

An ninh Tiền tệ (Ngân hàng) 14-10-2017:

http://antt.vn/vu-huyen-nhu-navibank-tim-cach-che-giau-thiet-hai-212165.htm

(378/971)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,951