1.612. GDP tăng bất ngờ, ít thành tựu của kinh tế nội

(DV) – Tăng trưởng kinh tế bất ngờ trong 9 tháng đầu năm thực chất chỉ dựa vào xuất khẩu của doanh nghiệp FDI.

Số liệu của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm 2017, cho thấy, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28%, riêng quý III tăng 7,46%.

Tổng Cục Thống kê dự đoán, đây là tín hiệu tích cực để nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017.

Tăng trưởng GDP bất ngờ, thực ra chỉ từ nước ngoài.

Con số tăng trưởng 6,7% lạc quan hơn so với sự báo của ngân hàng ADB đưa ra trong Báo cáo cập nhật triển vọng Kinh tế châu Á 2017 là 6,3%%. Đây là con số giảm so với dự báo hồi tháng 4 (6,5%).

Nhìn vào số liệu chi tiết của các ngành có sự tăng trưởng đột biến đáng chú ý có khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bày tỏ lo ngại khi: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 12,8%.

Trong đó, Tổ hợp Samsung trong quý III tăng trưởng tới 45% và Nhà máy thép Formosa sẽ sản xuất 1,5 triệu tấn thép/năm.

Đáng chú ý là trong năm vừa qua ít tín hiệu thị trường cho thấy 2 công ty này có dấu hiệu tăng mạnh như vậy.

Theo các số liệu trước đó, từ năm 2005-2015, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh chóng, từ 57% (năm 2005) lên 67% (năm 2015).

Nhưng tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này không tăng lên đáng kể 15,2% (năm 2005) và 18,07% (năm 2015).

Điều này cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của nền kinh tế vào khu vực FDI.

Vị chuyên gia đặt giả thiết, nếu con số của Tổng cục Thống kê về sự tăng trưởng đột biến là đúng, thì mức tăng chủ yếu nhờ vào việc xuất, nhập khẩu của khu vực FDI.

Ông Đức cho rằng, đây cũng không phải tín hiệu đáng vui mừng mà chỉ là cuộc chạy đua về con số tăng trưởng GDP theo quy mô, số lượng.

Theo ông Đức, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, theo đó muốn có tăng trưởng cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều, thậm chí lạm phát còn ở xu thế tăng lên nhưng ở đây lại rất thấp.

Bên cạnh đó, tình trạng ngân sách thâm hụt triền miên và nợ công tăng lên, đặc biệt trong cơ cấu chi ngân sách thì chi thường xuyên vẫn tăng nhanh,…

Vị chuyên gia nói thêm, từ bảng cân đối liên ngành của TCTK, có thể thấy thu nhập từ sản xuất cho giá trị tăng thêm chỉ bằng 94% GDP, điều này cho thấy tăng trưởng GDP đang bị tác động rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài chứ không phụ thuộc vào sản xuất.

Do đó, việc tăng GDP một cách gượng ép chỉ làm nguồn lực của nền kinh tế yếu đi trong trung và dài hạn và chính nó là tác nhân gây nên những mất cân đối về vĩ mô.

Tăng trưởng kinh tế thực chất chỉ là của phần FDI.

Cùng quan điểm như vậy, PGS.TS Lê Cao Đoàn nói thẳng Việt Nam đang làm lợi cho FDI chứ sản xuất nội địa không có thành tích gì cả.

Ông Đoàn giải thích, xuất khẩu của nước ta năm 2016 tăng 8,6%, cao hơn mức tăng của năm 2015 (8,1%). Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2017, theo báo cáo kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt khoảng 200 tỷ USD, tăng trên 13% so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Một chứng minh đã cho thấy, khối FDI luôn xuất siêu, ngược lại khối doanh nghiệp nội luôn nhập siêu.

Xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 100 tỷ USD từ năm 2012 (114,5 tỷ USD), song đến năm 2016, khối nội chỉ đạt đúng 50 tỷ USD.

PGD.TS Lê Cao Đoàn nhận định, sự tăng trưởng nhảy vọt của GDP quý III chủ yếu nhờ vào tỉ trọng xuất nhập khẩu của khối FDI.

Sẽ là rất đáng mừng vì với tỉ lệ xuất siêu tăng mạnh như vậy ít nhiều sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và lan truyền đến các lĩnh vực tài chính, tiền tệ… Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu phần xuất khẩu, khối doanh nghiệp FDI đang lấn lướt hoàn toàn xuất khẩu trong nước.

Về trước mắt có thể ghi nhận bảng thành tích đẹp đẽ đó, nhưng về lâu dài cần phải thừa nhận nội lực sản xuất trong nước vẫn chưa được cải thiện.

“Trong ngắn hạn cần có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, nghĩa là muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Nếu bằng mọi giá phải đạt được đồng thời cả hai mục tiêu trên sẽ rất dễ xa vào vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế”, ông Đoàn lưu ý.

Cúc Phương

————–

Đất Việt (Diễn đàn trí thức)15-11-2017:

http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/gdp-tang-bat-ngo-it-thanh-tuu-cua-kinh-te-noi-3347117/

(289/961)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,953