(NĐT) – Pháp luật quy định nhiều điều kiện để mua bán nhà ở, nhất là nhà ở hình thành trong tương lai, người mua cần tập trung chủ yếu vào việc có bảo lãnh thật của ngân hàng hay không.
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVISáng 21/11, chuyên trang điện tử An ninh tiền tệ (www.antt.vn) – Báo điện tử Người đưa tin; Báo Đời sống và Pháp luật – Cơ quan nguôn luận của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: Giải pháp tài chính cho các dự án bất động sản và người mua nhà. |
Tại buổi giao lưu, nhiều độc giả đặt câu hỏi, dự án hình thành trong tương lai khi không biết rõ tính pháp lý của dự án, người mua nhà nên yêu cầu chủ đầu tư thực hiện vấn đề gì?
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, có nhiều yếu tố pháp lý liên quan đến dự án xây dựng nhà ở như giấy phép xây dựng, điều kiện để bán nhà, việc thế chấp dự án, việc nợ tiền đất và nghĩa vụ tài chính khác của chủ đầu tư… Người mua nhà có thể tìm hiểu thêm tại các nơi liên quan như sở Xây dựng, sở Tài nguyên và Môi trường, cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm (bộ Tư pháp), cơ quan Thuế,…
Pháp luật cũng quy định nhiều điều kiện để mua bán nhà ở, nhất là nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, người mua có thể không nắm hết hoặc khó nắm bắt một cách chính xác các điều kiện đó.
Luật sư Đức cho rằng, thay vì phải tìm hiểu, đánh giá nhiều yếu tố pháp lý, chỉ cần tập trung chủ yếu vào việc có bảo lãnh thật của ngân hàng hay không? Vì vậy, tốt nhất là dựa vào văn bản bảo lãnh việc bán nhà của ngân hàng thương mại. Vì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ giao nhà cho người mua, nếu không sẽ phải đền bù tiền cho người mua. Do đó, họ sẽ phải bảo đảm các điều kiện pháp lý cũng như thực tế an toàn cao nhất.
1.1.1 Ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch hiệp hội BĐS Việt Nam. |
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch hiệp hội BĐS Việt Nam chia sẻ, việc bán nhà hình thành trong tương lai có rất nhiều thuận lợi và thể hiện tính tiến bộ trong thời gian qua. Thị trường BĐS đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của người dân nhờ phương thức này. Nếu chúng ta phải đi vay từ các tổ chức tín dụng sẽ làm giá nhà lên rất cao.
Phương thức này giúp người mua có điều kiện và thời gian tiết kiệm. Từ khi bán nhà đến nhận nhà ít phải 2 năm, nhiều phải 3, 4 năm.
Trong thời gian đó, người mua chỉ phải giả khoản tiền khiêm tốn. Còn những lần sau sẽ trả theo tiến độ. Quá trình đó, người mua nhà có tư tưởng tiết kiệm và lo được kinh phí trả tiền nhà.
Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn rủi ro, đơn cử các dự án chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng đã rao bán rồi hoàn thiện hồ sơ sau. Nhiều dự án chậm vài năm gây rủi ro lớn cho khách hàng.
Nhiều dự án còn huy động vốn của người dân sau đó đầu tư vào dự án khác. Nhiều công trình không có khả năng bàn giao cho khách hàng.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, luật Nhà ở 2014, luật Kinh doanh BĐS 2014 đã quy định, để chủ đầu tư bán nhà trong tương lai thì phải có các điều kiện như xây xong móng, có bảo đảm của ngân hàng… Mới đây, NHNN đã ra Thông tư để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Để hạn chế những rủi ro, ngoài việc đáp ứng quy định pháp luật, chủ đầu tư và người mua nhà cần nghiên cứu cặn kẽ các điều kiện của dự án trước khi mua nhà. Để hạn chế rủi ro này, luật Nhà ở 2014 và luật Kinh doanh BĐS 2014 đã có những quy định rất rõ ràng, để làm sao cho dòng vốn góp người mua nhà thể hiện công khai và minh bạch hơn.
Như vậy, ngoài việc đáp ứng quy định pháp luật, chủ đầu tư và người mua nhà cần nghiên cứu cặn kẽ điều kiện của người mua nhà.
Thiên Di
————–
Người đưa tin (Bất động sản)21-11-2017:
http://www.nguoiduatin.vn/mua-nha-hinh-thanh-trong-tuong-lai-khach-hang-gap-rui-ro-gi-a347905.html
(249/819)