1.621. Cẩn trọng ‘mắc bẫy’ lãi vay tiêu dùng

(TT) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho hay: Thị trường cho vay tiêu dùng hiện khá đa dạng với các khoản vay rất linh hoạt, thủ tục hồ sơ đơn giản, giải ngân kịp thời. Tuy nhiên người vay cần cẩn trọng nếu không rơi vào “bẫy” lãi suất cao, thời hạn trả nợ ngắn.

Để kích cầu hàng hóa, trong những năm gần đây, nhiều siêu thị điện máy, trung tâm thương mại, cửa hàng điện thoại, máy tính, xe máy, bất động sản… đã liên kết với các công ty tài chính tung ra những chương trình cho vay tiêu dùng với lãi suất hấp dẫn, thậm chí 0%/năm.

Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN.

Lãi suất 0%/năm có 2 loại, áp dụng cho một giai đoạn, thường từ 3- 6 tháng đầu và cho cả thời gian vay. Đối với lãi suất 0%/năm dành cho cả thời gian vay, thông thường các cửa hàng chỉ áp dụng với một số mặt hàng nhất định nhằm kích cầu mua sắm.

Theo TS. Nguyễn Thùy Dung, Viện quản trị kinh doanh (Trường Đại học Kinh tế), ngày càng có nhiều người tiếp cận vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, thay vì đến các ngân hàng thương mại.

“Các công ty tài chính đã đưa ra các khoản cho vay rất linh hoạt từ 1- 60 triệu đồng. Do có thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản với lãi suất phù hợp từ 1,49- 1,6%/tháng thậm chí 0% nên thị trường tài chính tiêu dùng luôn sôi động ở nhóm khách hàng vay mua điện thoại, xe máy, máy tính trả góp, đặc biệt là những khoản giải ngân dưới 40 triệu đồng”, TS Dung nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý: Người vay cần thận trọng với lãi suất cho vay tiêu dùng, vì trên thực tế, ít người biết được lãi suất khoản vay của mình như thế nào. Nhất là khi làm hợp đồng, nhân viên giao dịch chủ yếu tư vấn lãi suất theo tháng, nhưng thực tế, tổng hợp lại mức lãi suất của cả năm cộng với các chi phí phát sinh thêm, khiến người vay phải trả lãi cao ngất ngưởng.

Đại diện Bộ Công Thương từng chia sẻ: Số lượng trường hợp khiếu nại trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện không hề giảm, chủ yếu là về lãi suất vay quá cao. Người vay phản ánh, họ được nhân viên của bên cho vay tư vấn mức lãi suất vay rất thấp nhưng khi ghi trong hợp đồng lại rất cao.

Những khách hàng bị mắc bẫy, thường rơi vào trường hợp vay tiêu dùng lãi suất 0% áp dụng trong thời gian đầu, sau khi hết hạn sẽ bị tính lãi suất cao. Với gói vay này, lãi suất 0% thường được áp dụng từ 3- 6 tháng đầu, sau đó từ tháng thứ 4 hoặc thứ 7 trở đi sẽ phải chịu lãi rất cao, không những thế mức lãi này lại tính trên tổng số tiền vay ban đầu, chứ không tính trên dư nợ giảm dần.

Ví dụ: Khách hàng muốn vay tiền mua ti vi trị giá 20 triệu đồng thì phải trả trước 6 triệu đồng và vay 14 triệu đồng với lãi suất 6 tháng đầu là 0%, hết 6 tháng đã trả được 7 triệu đồng, nhưng từ tháng thứ 7 thì khách hàng sẽ phải trả lãi khoảng 3%/tháng và mức lãi 3% lại được tính tính trên số tiền vay ban đầu là 14 triệu đồng, chứ không phải số tiền 7 triệu đồng còn lại…

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, những sai sót thường gặp của người dân khi tiếp cận dịch vụ tín dụng tiêu dùng là tự nguyện ký vào hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng; đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng, nhất là về thời hạn trả nợ lãi suất trong hạn cũng như quá hạn.

Nhiều khách hàng đã không đọc kỹ, không tìm hiểu vấn đề sẽ nghĩ mình bị lừa khi phải trả số nợ quá cao. Câu chữ viết trong hợp đồng rành rành, lãi suất, thời hạn, công tức tính toán, điều kiện rất rõ, nhưng người ta ít quan tâm và không đọc kỹ thì sẽ không hiểu. Đến lúc phải trả nợ gốc và lãi, nhất là phải áp dụng chế tài phạt trả chậm, tức áp mức lãi quá hạn, thì khách hàng mới giật mình tưởng rằng bị lừa.

Ví dụ với khoản vay 10 triệu trong một năm, lãi 5% một tháng, số nợ gốc chỉ còn một triệu đồng nhưng vẫn phải trả lãi 500.000 đồng một tháng, tức lên đến 50% một tháng. Điều này khác xa so với trả lãi theo số dư thực tế, khi dư nợ chỉ còn một triệu thì chỉ phải trả 50.000 đồng, tức vẫn 5% một tháng.

Do vậy, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình. Nếu vi phạm hợp đồng, các công ty tài chính phải xử lý theo đúng pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng. Theo pháp luật, những chế tài khác như là đôn đốc, thúc giục, kiện ra tòa, xử lý tài sản… đều được pháp luật cho phép. Dựa vào đó, các công ty tài chính thường làm ráo riết để thu hồi vốn để bảo đảm an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh, chứ không thể châm chước, ưu ái cho khách hàng.

“Cho vay sản xuất kinh doanh thì lãi suất thấp, còn được xem xét nhiều yếu tố để gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, rồi miễn giảm lãi… Còn cho vay tiêu dùng thì gần như không có khái niệm đấy, cho nên đã không trả nợ thì thường bị áp chế tài rất nặng và rất nhanh, ít có độ trễ như cho vay sản xuất kinh doanh. Chậm trả nợ trong cho vay tiêu dùng thì lãi tăng thêm rất nhanh, chẳng mấy chốc mà lãi nhiều hơn gốc”, Luật sư Đức nói.

Minh Phương

————

Tin tức (Kinh tế) 27-4-2017:

http://baotintuc.vn/tai-chinh/can-trong-mac-bay-lai-vay-tieu-dung-20170426120558641.htm

(491/1.067)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,974