1.630. Ghi tên vào sổ đỏ: Người nào từ chối, sau này sẽ không được khiếu nại!

(VnMedia) – Một thành viên có quyền sử dụng đất trong gia đình từ chối không đứng tên là đã từ bỏ quyền của mình, sau này người đó muốn khôi phục lại thì không có cơ sở để khôi phục. Phó Cục trưởng Cục đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai cho biết.

Tại cuộc tọa đàm về vấn đề ghi tên các thành viên hộ gia đình vào sổ đỏ được Cổng thông tin Chính phủ tổ chức cuối tuần qua, ông Mai Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đây là phạm vi điều chỉnh các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia định sử dụng đất. Bản chất của việc điều chỉnh lần này là chỉ điều chỉnh việc thể hiện thông tin của các chủ thể và là thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.

“Từ việc phát sinh là ghi tên chủ hộ gia đình, đến thời điểm hiện nay, giá trị đất đai lên, quyền sử dụng đất được mở rộng, chính sách về thu hồi, đền bù đất khi nhà nước có mục đích sửu dụng và có chính sách đền bù hỗ trợ cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, trong nội bộ các hộ gia đình sẽ phát sinh ra sự tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các thành viên. Bên cạnh đó, khi quyền sử dụng đất được đưa vào thị trường đất sẽ gây khó khăn giữa người sử dụng đất và người nhận quyền sử dụng đất” – ông Phấn nói.

Ngoài ra, theo ông Phấn, khi nhà nước thực hiện các dự án phát triển là thực hiện thu hồi đất thì các thành viên trong hộ gia đình có người có quyền sử dụng đất, có người không có quyền sử dụng đất; vì vậy khi thực hiện việc đền bù và hỗ trợ thì không xác định được rạch ròi, rõ ràng thành viên nào là đủ quyền được hỗ trợ.

“Trong điều chỉnh lần này chúng tôi muốn đi vào bản chất, xác định chính xác chủ thể nào là thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất để bảo đảm tính chặt chẽ về pháp lý, bảo đảm giảm thiểu mâu thuẫn trong hộ gia đình, bảo đảm việc minh bạch trong giao dịch quyền sử dụng đất sau này, bảo đảm việc khi nhà nước có hỗ trợ, đền bù” – ông Phấn nhấn mạnh.

Ông Mai Văn Phấn nhấn mạnh thêm, một thành viên có quyền sử dụng đất trong gia đình từ chối không đứng tên là đã từ bỏ quyền của mình, sau này người đó muốn khôi phục lại thì không có cơ sở để khôi phục.

Đối với các sổ đã cấp trước đây, ông Phấn cho biết, đã được quy định tại điều 98 của Luật Đất đai. Theo đó, các giấy chứng nhận đã cấp trước đây đều vẫn có giá trị pháp lý, việc cập nhật, chỉnh lý, bổ sung tên cho đúng theo quy định tại khoản 5 điều 6 của Thông tư 33. Đó là, khi thực hiện các giao dịch, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền phải cập nhật đúng tên chủ thể là thành viên của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.

Với những ý kiến lo ngại như giúp việc hay người thân quen nào đó nhập vào hộ khẩu để ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất, ông Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng đinh là “không có căn cứ.”

Luật sư Trương Thanh Đức cũng cho biết, pháp luật tính ở thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc là những người đó được nhận quyền sử dụng đất từ thừa kế, tặng cho hay hợp đồng nào đó.

Ông Đức cũng nhấn mạnh “đã đến lúc phải ghi vào, đó là một điều cần thiết, đúng đắn, hợp lý”.

Ông Trương Thanh Đức cũng giải thích: Nếu đất nhà nước giao cho hộ gia đình nông nghiệp, nông dân, ngư nghiệp thì tất cả các thành viên đều có quyền, nhưng đối với đất hình thành từ nguồn gốc khác thì phải do bản thân những thành viên trong hộ gia đình xác định.

“Nếu bố mẹ thấy con cái có đóng góp vào xây nhà, mua đất thì việc con cái cùng đứng tên là hợp lý, nếu như không có việc đó hoặc con cái nhỏ thì không có quyền đứng chung vào sổ đỏ của gia đình” – ông Đức nêu ví dụ.

Luật sư Trương Thanh Đức cũng lưu ý: “Nếu chúng ta có quyền sử dụng, có quyền quyết định giao dịch mà không ghi tên vào thì gần như đã từ bỏ quyền lợi chính đáng và gây khó dễ, gây rủi ro cho những giao dịch quanh đó.”

“Theo quan điểm của tôi, đã quy định như thế, tiến đến một bước xác định rất rõ là anh từ chối, sau này anh không có quyền ký giao dịch đó nữa, mặc nhiên hợp đồng có hiệu lực. Không sau này anh lại bảo tôi có quyền trong đấy, tôi không ký thì vô hiệu, như vậy như là lật lọng, làm rối tung vấn đề lên” – ông Đức cảnh báo.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, người nào có tên trong giấy chứng nhận thì sẽ phải ký tên trong giao dịch chuyển nhượng, mua bán.

Ông Nghĩa cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đừng làm phức tạp vấn đề lên”.

“Tôi bán đất cho anh, cứ bán, rồi đến cơ quan công chứng, họ sẽ xử lý câu chuyện giữa tôi với các con tôi, hay với vợ, với anh em họ hàng, lúc đó sẽ liên quan đến luật hôn nhân, luật gia đình… chứ mình đừng làm nó rối rắm quá” – ông Nghĩa nói.

Xuân Hưng

—————–

VNMedia (Dân sinh) 27-11-2017:

http://www.vnmedia.vn/dan-sinh/201711/ghi-ten-vao-so-do-nguoi-nao-tu-choi-sau-nay-se-khong-duoc-khieu-nai-587391/

(362/1.082)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,965