1.634. Khi Nghị quyết 42 vào thực tiễn: Thuận lợi hơn nhiều để xử lý nợ xấu

(PL&DS) – Thay vì chờ NH đến trao đổi về kế hoạch trả nợ thì khách hàng đã chủ động đến gặp NH bàn tái cơ cấu nợ

Theo Thời Báo Ngân Hàng, dù phải đến cuối năm nay các cơ quan liên quan mới sơ kết việc thực hiện triển khai Nghị quyết 42 (NQ 42) nhưng đến thời điểm này TS. Nguyễn Đức Kiên khẳng định, NQ 42 là bước ngoặt quan trọng đối hoạt động xử lý nợ xấu của hệ thống NH khi quyền chủ nợ đã được khẳng định giúp các NH thuận lợi hơn nhiều trong việc xử lý nợ xấu.

Hiện tại NQ 42 không còn gọi là thí điểm nữa mà đang triển khai giai đoạn đầu. Nhiều tín hiệu tích cực đã phát đi nhất là từ sau vụ VAMC tiến hành thu giữ tòa nhà SaiGon One Tower, hành vi của người đi vay nhất là các đại gia bất động sản (BĐS) đã thay đổi hoàn toàn. Thay vì chờ NH đến trao đổi về kế hoạch trả nợ thì khách hàng đã chủ động tìm đến gặp NH bàn tái cơ cấu nợ. Các NH cũng đã mạnh tay thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB) sau nhiều năm bị con nợ gây khó dễ.

Điển hình như VPBank đã thu giữ nhà của Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 sau nhiều năm đeo đuổi đòi nợ. Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, tuy NQ 42 có hiệu lực mới chỉ có 3 tháng (15/8/2017) chưa thể đánh giá được nhiều, nhưng hoạt động xử lý TSĐB chuyển động rõ rệt. Từ đầu tháng 9/2017 đến nay, các NH dồn dập thông báo về việc thu hồi nợ, đấu giá và rao bán TSĐB như Agribank, VietinBank, Techcombank, VPBank… và gần đây nhất LienVietPostBank thông báo thu giữ hai tài sản của khách hàng tại Ninh Bình.

Để xử lý nợ xấu nhanh, bên cạnh nỗ lực của ngành NH, các cơ quan liên quan cũng phải nhập cuộc

Một số lãnh đạo NH cho biết, trước đây việc xử lý nợ xấu rất khó khăn do nhiều DN bất hợp tác, tìm cách chây ì, trì hoãn việc chuyển giao TSĐB, thậm chí còn sử dụng tài sản đang thế chấp ở NH để kinh doanh trong thời gian dài. Tuy nhiên, từ khi có NQ 42, ý thức trả nợ của họ đã tốt hơn. “Không có chuyện con nợ ngang nhiên đi xe sang, ở nhà biệt thự mà nhất định không chịu hợp tác trả nợ NH. Đã có những đại gia “có số má” phải bán nhiều bất động sản đi để trả nợ NH”, TS. Kiên cho hay và theo quan sát của ông, những khoản nợ mà các NH đang công khai rao bán vẫn chỉ là “con cá bé”. Những khách hàng lớn nếu không hợp tác sẽ bị phát lộ khi VAMC hay TCTD mạnh tay xử lý.

Dù không có được Luật riêng như dự định ban đầu, nhưng LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: NQ 42 là cơ sở pháp lý quan trọng để các NH mạnh tay xử lý tài sản khê đọng và lẽ ra nghị quyết về xử lý nợ xấu phải thực hiện từ lâu nhưng thà muộn còn hơn không. Bởi nếu làm sớm thì các tài sản đã được luân chuyển thành nguồn “tiền tươi thóc thật” cho các NH và nguồn tiền đó lại quay trở ra tiếp tục tái đầu tư vào nền kinh tế.

Không chỉ tốt với người cho vay, theo quan điểm của ông Tùng, NQ 42 cũng có ý nghĩa đối với người đi vay. Khi đi vay, khách hàng xác định tâm lý từ đầu khi thế chấp NH vay vốn mà không trả được nợ, NH có biện pháp xử lý kiên quyết. Với sự nghiêm khắc này, khi vay vốn, khách hàng cũng phải cân nhắc cẩn thận hơn chứ không dễ dãi vay bừa như trước đây.

Các chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ xấu được nhanh, bên cạnh nỗ lực của VAMC, TCTD, các cơ quan chức năng liên quan cũng phải nhập cuộc bằng những hành động thiết thực. “Nếu trường hợp nào người dân chây ì hoặc chống đối không bàn giao tài sản, các cơ quan công an và chính quyền địa phương phải vào cuộc can thiệp để NH có thể thu giữ TSĐB một cách thuận lợi, tạo ra tiền lệ tốt trong xử lý nợ xấu cho những lần sau”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.

Công Luận đã đưa tin trước đó, được Quốc hội thông qua sáng 21/6, nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng gồm 19 điều, thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Nghị quyết 42 không chỉ giúp các ngân hàng giải quyết các tài sản tồn đọng không sinh lãi mà còn có thể mang lại các khoản lợi nhuận bất thường thông qua hoàn nhập dự phòng một khi khoản nợ xấu được xử lý.

Theo Hà Hằng (tổng hợp) – PL&DS

—————–

Pháp luật & Dân sinh (Kinh tế) 27-11-2017:

http://phapluatdansinh.vn/khi-nghi-quyet-42-vao-thuc-tien-thuan-loi-hon-nhieu-de-xu-ly-no-xau-13097.htm

(103/912)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,925