(VTV2) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham gia Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” – VTV2 ngày 08-5-2017:
VTV2 (Kinh doanh & Pháp luật) 08-5-2017:
https://www.youtube.com/watch?v=1wJLMn3Z3no
————–
Kịch bản:
Chương trình: “Kinh doanh và Pháp luật” – VTV2 | ||
Chủ đề: Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong THADS – Đẩy nhanh tiến độ thi hành án dân sự | ||
Nội dung: (dàn ý – mạch nội dung) | ||
Thời lượng: 25 phút | Ngày phát sóng dự kiến: ……./…./2016 | Kênh phát sóng: VTV2 |
BTV: Đặng Oanh | Đạo diễn: | |
ĐPSX: | MC: Lê Anh | |
Khách mời: – Khách mời 1: Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; – Khách mời 2: Ông Lại, Văn phòng thừa phát lại … | ||
Ngày ghi hình: | Địa điểm: |
TT | TL | PHẦN | NỘI DUNG CHI TIẾT (diễn giải chi tiết/câu hỏi gợi ý) | GHI CHÚ |
1. | 30” | Giới thiệu chương trình
| Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” Thưa quý vị và các bạn! Mặc dù có nhiều cải thiện đáng kể, thế nhưng hiện nay, thi hành án dân sự vẫn là một trong những điểm nghẽn, gây khó cho các doanh nghiệp khi quá trình này thường kéo dài, không triệt để. Mặt khác, việc thi hành án kinh doanh thương mại đang trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan thi hành án dân sự. Vậy, thực trạng thi hành án dân sự hiện nay như thế nào? Giải pháp đẩy nhanh quá trình thi hành án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như dựng lại niềm tin cho doanh nghiệp vào một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh đặt ra là gì? Tất cả sẽ được các khách mời trao đổi, làm rõ trong Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay với chủ đề: “Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động THADS ” | Hình hiệu + MC chào đầu |
2. | 10’’ | Giới thiệu chủ đề | Hình ảnh, nội dung một số câu nói ấn tượng của khách mời | Hiệu ứng |
3. | 30’’ | Clip giới thiệu khách mời tọa đàm | KHÁCH MỜI: Đến tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu: – Khách mời 1: Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; – Khách mời 2: Ông B – Đại diện Cục thi hành án Hà Nội Cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời mời tham dự chương trình. Trước khi bắt đầu cuộc trao đổi của chúng ta ngày hôm nay, mời hai vị khách mời cùng quý vị và các bạn theo dõi một phóng sự ngắn sau: | Phát clip giới thiệu khách mời |
4. | 2.5 – 3.0’ | Phóng sự 1 | PHÓNG SỰ 1 (Nội dung dự kiến) Vụ việc của một công ty vận tải – logistic, được thi hành án Dân sự tại Chi Cục thi hành án huyện Gia Lâm nhưng đương sự và tài sản ở Bắc Ninh từ năm 2012 đến nay vẫn chưa được giải quyết do hai bên không gặp được nhau, sự phối hợp giữa hai Chi cục Thi hành án không chặt chẽ, dẫn đến doanh nghiệp bỏ mặc, không theo vụ việc… Theo thống kê của Tổng Cục Thi hành án Dân sự, Bộ Tư pháp, tính đến tháng 10/2016, cả nước có 747.896 Tổng số việc thụ lý, 736.657 Tổng số phải thi hành nhưng mới chỉ thi hành xong 389.974… Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án, tỷ lệ các tranh chấp về dân sự – kinh tế tăng mạnh hàng năm, đặc biệt là trong những năm gần đây… Theo đó, án dân sự tăng từ 73.200 vụ (năm 2010) lên 95.000 vụ năm 2013; án kinh tế tăng vọt từ 6.880 vụ (năm 2010) lên 14.770 vụ (năm 2013)…. VCCI công bố một nghiên cứu, khảo sát: Theo đó, tỷ lệ thành công khi thuê ”xã hội đen” thu hồi nợ cao đến 90% trong khoảng thời gian 15 – 30 ngày, còn nếu khởi kiện ra tòa và thu nợ qua cơ quan thi hành án thì hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và thời gian kéo dài tới… 400 ngày… | Phóng sự sẽ thực hiện sau khi ghi hình talk |
5. | 7.0 – 8.0’ | Đối thoại tại trường quay
| TỌA ĐÀM 1 Câu hỏi 1: Như phóng sự ngắn chúng ta vừa đề cập, có thểt hấy, cực chẳng đã, doanh nghiệp mới phải đi kiện chính đối tác, bạn hàng hoặc khách hàng của mình. Thế nhưng, khi có Bản án, Quyết định của Tòa án rồi, chính doanh nghiệp lại chưa thể chấm dứt vụ việc khi chưa được thi hành án. Luật sư Trương Thanh Đức, Ông nghĩ sao về thực trạng này? Vậy, từ thực tiễn hoạt động, Ông B đánh giá như thế nào về thực trạng thi hành án dân sự, đặc biệt là đối với các vụ án kinh doanh, thương mại trong thời gian qua, thưa Luật sư? Ông có thể minh chứng bằng một vài ví dụ. Về thực trạng này, Ông B có bình luận gì?
Câu hỏi 2: Rõ ràng như hai Ông vừa chia sẻ, không chỉ vài tháng, vài quý mà có những trường hợp doanh nghiệp không được thi hành án dù đã vài năm trôi qua… Vậy thì, điều gì cản trở tiến độ thi hành án, thưa Ông B? (khách quan, chủ quan? Quy định pháp luật hay thực thi? Cơ quan thi hành án, chấp hành viên hay các đương sự? Thủ tục hành chính phức tạp?…) Câu hỏi 3: Còn Luật sư Trương Thanh Đức Ông nghĩ sao, thưa Ông? Theo Ông, điểm mấu chốt dẫn đến tình trạng này là gì, thưa Ông? Câu hỏi 4: Như hai vị khách mời đã chia sẻ về những yếu tố cản trở tiến độ thi hành án. Phải chăng đây cũng chính là những khó khăn, thách thức đối với các cơ quan thi hành án, nhất là ở địa phương, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? Còn Ông B, Ông có chia sẻ gì và nhìn nhận như thế nào về những khó khăn, thách thức của công tác thi hành án dân sự như Luật sư Trương Thanh Đức vừa trao đổi, thưa Ông? [Dẫn nối vào phóng sự 2] Mặc dù còn không ít những khó khăn, thách thức nhưng thời gian qua, công tác thi hành án dân sự có nhiều điểm sáng với những kết quả đáng khích lệ. Để thấy rõ hơn quá trình triển khai công tác thi hành án, mời hai vị khách mời cùng các bạn tiếp tục xem một phóng sự ngắn sau: |
– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời; – Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện… |
6. | 02’ | Phóng sự 2
| PHÓNG SỰ 2 (Nội dung dự kiến) – Xoay quanh một sô kết quả nổi bật trong hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian vừa qua: Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, so với chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ Tư pháp giao cho các cơ quan THADS theo quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS 2014 (thi hành án xong trên 70% về việc và trên 30% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành), hệ thống THADS đã vượt chỉ tiêu được giao cả về việc và về tiền. Cụ thể, đã thi hành xong hơn 530.000 việc, đạt tỷ lệ trên 78%; thi hành xong hơn 29.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trên 33%. … – Một số ý kiến đánh giá kết quả và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, giảm bớt thời gian thi hành án….. | Phóng sự sẽ thực hiện sau khi ghi hình talk |
7. | 8.0 – 9.0’ | Đối thoại tại trường quay
| TỌA ĐÀM (2) Câu hỏi 5: Vâng, với những điểm sáng trong thời gian qua, có thể nói, không thể phủ nhận được sự nỗ lực của cơ quan THADS…. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành án, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này trong thời gian tới, ông có chia sẻ gì về những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? (đặc biệt các vấn đề liên quan đến ngân hàng….) Câu hỏi 6: Ông B, Ông nghĩ sao về giải pháp mà luật sư Trương Thanh Đức vừa chia sẻ vừa đưa ra? Theo Ông, để đẩy nhanh tiến độ thi hành án, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo Ông, vấn đề quan trọng nhất đặt ra ở đây là gì? Câu hỏi 7: Liên quan đến hoạt động thi hành án, thời gian qua, chế định thừa phát lại với sự xuất hiện hoạt động của nhiều các Văn phòng Thừa phát lại trên cả nước góp phần không nhỏ vào quá trình đẩy nhanh tiến độ thi hành án dân sự. Từ thực tiễn hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, Ông có thể giúp chúng tôi làm rõ, thưa Ông B? Câu hỏi 8: Còn góc độ tiến hành các hoạt động liên quan (tòa án, thi hành án, luậ tsư…) Luật sư Trương Thanh Đức, Ông có bình luận gì về vấn đề này? Về sự phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ quan thi hành án Dân sự cũng như các bên liên quan trong quá trình thi hành án, Ông có bình luận gì, thưa Luật sư? | – Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời; – Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện… |
8. | 30’’ | Kết tọa đàm | KẾT TỌA ĐÀM – Tóm lược nội dung: – Giới thiệu chương trình 585: Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” được thực hiện trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020! – Cảm ơn khách mời và dẫn nối vào mục LKPL: Một lần nữa xin cảm ơn hai vị khách mời đã chia sẻ với chúng tôi những thông tin hữu ích. Và tiếp nối chương trình, xin mời quý vị và các bạn đến với mục “Lăng kính Pháp luật”! | MC tóm lược nội dung, cảm ơn khách mời, giới thiệu Chương trình 585 và dẫn nối sang mục LKPL |
9. | 15’’ | Kết chương trình | KẾT CHƯƠNG TRÌNH Thưa quý vị và các bạn! Mục “Lăng kính Pháp luật” đã khép lại chương trình “Kinh doanh & Pháp luật” của chúng tôi ngày hôm nay. Mọi thông tin chi tiết và liên hệ, xin vui lòng truy cập Website: www.kinhdoanhvaphapluat.com (về kép, về kép, về kép….) Xin chào và hẹn gặp lại! |