1.672. Đường lên sàn còn trắc trở

(TBNH) – Việc NH lên sàn không khó, trừ những đối tượng đang bị kiểm soát đặc biệt, còn lại các NH đều là công ty đại chúng với quy mô vốn lớn, quản lý bài bản. Trong khi nhiều DN quy mô nhỏ hơn nhiều vẫn có thể lên sàn chính thức thì không có lý gì NH không lên sàn được. Nhưng cứ để các NH tự xử chứ không thể bắt ép lại phản ứng ngược.

Ông Trương Thanh Đức

Có một điểm lạ tại mùa đại hội cổ đông NH vừa qua là nhiều cổ đông không đồng ý chủ trương lên sàn của NH. Đâu là lý do mà các cổ đông lại trở nên thận trọng như vậy. Theo nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức, có thể là cổ đông vẫn chưa tin tưởng vào tính minh bạch của “ông chủ” NH đó.

Vì sao lại có điểm lạ như vậy, thưa ông?

Thường các cổ đông bao giờ cũng mong muốn lên sàn kể cả thị trường có xấu đi nữa. Song, thời điểm này thị trường có vẻ thuận lợi, nhưng giá cổ phiếu của nhiều NH tụt giảm ở mức rất thấp. Vì thế, các cổ đông sẽ thận trọng với kế hoạch lên sàn hơn. Nhất là những cổ đông lớn, những lúc giá CP thấp thế này họ lại càng không muốn lên sàn vì lo ngại có NĐT bỏ tiền gom CP NH và sau đó không loại trừ khả năng NH có ông chủ mới. Còn nếu lựa thời điểm NH giá cao, thì NĐT không gom được số lượng lớn cổ phiếu nữa vì lúc đó chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều. Tôi nghĩ nhiều NH có những ông chủ lớn thực sự đều sẽ làm như vậy. Họ không thể để “cơ nghiệp” của mình dễ dàng rơi vào tay người khác.

Việc chần chừ lên sàn có ảnh hưởng đến lộ trình tăng vốn của các NH không?

Tôi nghĩ là việc chưa lên sàn cũng không tác động nhiều đến NH. Lên sàn có thể thu hút được thêm các NĐT mới nhưng theo tôi cũng sẽ không nhiều. Vì khi NĐT thấy có thể đạt được lợi nhuận kỳ vọng, ví dụ không thấp hơn tiền gửi NH thì họ mới mua CP NH và giữ đầu tư lâu dài. Còn không chỉ là sự trao đổi mua đi bán lại cổ phiếu kiếm lời giữa các NĐT. Vốn tăng thêm từ hoạt động này vì thế cũng không đáng kể.

Tôi cho rằng, các NH cũng không nên cố gắng tăng vốn cao trong khi hiệu suất sử dụng lại không tương xứng, rất lãng phí, thậm chí là thiệt hại cho NH. Trong khi chất lượng của NH lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, hệ số tài chính… Còn mức vốn điều lệ chỉ là một trong những yếu tố bảo đảm an toàn, chứ không quyết định chất lượng, hiệu quả.

Mặt khác, tăng vốn không đồng nghĩa với việc tăng chất lượng tài sản, quản trị điều hành, hiệu suất lợi nhuận cao… Nếu NH không kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tốt thì rủi ro vẫn hiện hữu. Mà ngược lại, dù vốn thấp, nhưng quản lý tốt, thì cũng vẫn bảo đảm an toàn và hiệu quả. Quan trọng là phải giám sát thế nào để tỷ lệ sở hữu của các “ông chủ” NH đúng là tỷ lệ thực.

Vậy theo ông, chúng ta cần có chế tài ra sao để việc sở hữu tỷ lệ cổ phần đảm bảo chính xác, minh bạch?

Luật Các TCTD 2010 đã có chế tài đối với những vi phạm về tỷ lệ sở hữu cổ phần. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khá phức tạp và chúng ta cũng đã biết là rất khó xử lý triệt để. Vấn đề là làm sao thông qua tăng cường thanh tra giám sát tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông nhất là cổ đông lớn của NH để không tiếp tục phát sinh mạng lưới sở hữu chéo mới.

Theo tôi, ngoài việc cấm không được giữ vị trí quan trọng trong NH, cơ quan quản lý cần giải pháp mạnh tay đối với những sai phạm nghiêm trọng. Như trường hợp ông Trầm Bê vừa qua cũng được xử lý khá nghiêm, quyết liệt khi phải chuyển giao bắt buộc toàn bộ cổ phần cho NHNN giám sát, quản lý.

Theo ông, có cần thiết đưa ra thời hạn về việc lên sàn đối với các NH?

Chúng ta không nên chốt thời hạn đối với việc lên sàn. Mà chỉ dừng ở mức vận động khuyến khích. Bởi, trước tiên, NH muốn lên sàn được phải có đủ các điều kiện chứ không phải muốn là lên ngay được. Thứ hai việc lên sàn do các cổ đông biểu quyết, cơ quan quản lý khó có thể ép buộc bằng biện pháp hành chính vậy. Thứ ba, như tôi đề cập ở trên phải giải quyết gốc vấn đề là sở hữu của các ông chủ NH.

Còn thực tế việc NH lên sàn không khó, trừ những đối tượng đang bị kiểm soát đặc biệt, còn lại các NH đều là công ty đại chúng với quy mô vốn lớn, quản lý bài bản. Trong khi nhiều DN quy mô nhỏ hơn nhiều vẫn có thể lên sàn chính thức thì không có lý gì NH không lên sàn được. Nhưng cứ để các NH tự xử chứ không thể bắt ép lại phản ứng ngược.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Vũ thực hiện

—————-

Thời báo Ngân hàng (Chuyện bên lề) 02-6-2017:

http://thoibaonganhang.vn/duong-len-san-con-trac-tro-63616.html

(983/983)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,984