1.700. Tiền kỹ thuật số, Bitcoin và nguy cơ thành công cụ rửa tiền xuyên quốc gia

(DĐDN) –  Ngân hàng Nhà nước khẳng định bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo tương tự làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – việc sử dụng đồng tiền Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác để giao dịch bất hợp pháp sẽ rất nguy hiểm. Bởi không một ai có thể kiểm soát được đồng tiền đi đâu, giá trị hàng hóa trao đổi như thế nào, do đó sẽ tăng nguy cơ lợi dụng lỗ hổng để vi phạm, trong đó không loại trừ khả năng rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Ngoài rửa tiền, trốn thuế thì còn rất nhiều vụ việc khác như cá độ, chuyển tiền bất hợp pháp,… đã bị phanh phui có liên quan đến Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Đây được xem là xu thế rất nguy hiểm của giới tội phạm tại Việt Nam và trên thế giới, trong khi khó có giải pháp xử lý triệt để.

Sẽ bi xử lý hình sự nếu giao dịch bằng tiền kỹ thuật số

Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin liên quan đến việc sử dụng tiền ảo (hay còn gọi là tiền kỹ thuật số – cryptocurrency) làm phương tiện thanh toán).

Từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, theo cơ quan điều hành, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán: đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đã phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp vào Bộ luật Hình sự.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước dẫn chiếu: Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.

Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm bao gồm: “6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Tiền kỹ thuật số và… bản chất của tiền mặt

Theo nhiều chuyên gia,tiền kỹ thuật số cũng giống như tiền mặt, rất được tội phạm ưa thích vì có thể sử dụng để thực hiện những giao dịch lớn mà chẳng ai biết được.

Điểm giống nhau của 2 loại tiền đại diện cho 2 thế hệ phát triển của loài người này đó là tính riêng tư. Tiền mặt và tiền kỹ thuật số được giao dịch giữa các cá nhân với nhau, thay vì thông qua hệ thống ngân hàng. Tiền kỹ thuật số được dùng cho nhiều mục đích khác nhau và không thể biết được bao nhiêu trong số đó dùng tiền kỹ thuật số cho các hoạt động phạm pháp.

Điều này đặt ra thách thức cho hệ thống ngân hàng và ngân hàng Trung Ương. Những người lợi dùng đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin – bao gồm cả tội phạm – ngày càng phổ biến để tiến hành các hoạt động phi pháp. Số tiền phi pháp mà Mỹ thu được năm 2010 là 800 triệu USD, trong khi năm 2016 con số này chỉ đạt 400 triệu USD, một phần vì việc rửa tiền qua nền tảng điện tử trở nên dễ dàng hơn.

Nếu các giao dịch hợp pháp được thực hiện qua ngân hàng thì rất khó có thể che giấu được dấu vết, dòng tiền và rất dễ bị phát hiện nếu có giao dịch bất hợp pháp. Còn đối với tiền kỹ thuật số, các giao dịch có thể lên đến hàng tỷ USD mà không ai biết. Luật sư Trương Thanh Đức cũng khẳng định, “không thể kiểm soát được bitcoin” vì bản chất của tiền này khác so với các loại tiền tệ khác khi nó không phải qua bất kỳ hệ thống giao dịch nào mà hoàn toàn tự giao dịch với nhau.

Ngoài rửa tiền, trốn thuế thì còn rất nhiều vụ việc khác như cá độ, chuyển tiền bất hợp pháp,… đã bị phanh phui có liên quan đến Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Đây được xem là xu thế rất nguy hiểm của giới tội phạm tại Việt Nam và trên thế giới, trong khi khó có giải pháp xử lý triệt để.

Song Nhi

—————–

Diễn đàn Doanh nghiệp (Kinh doanh & Pháp luật) 03-01-2018:

http://enternews.vn/tien-ky-thuat-so-bitcoin-va-nguy-co-thanh-cong-cu-rua-tien-xuyen-quoc-gia-122873.html

(195/1.183)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,983