1.716. Bộ Tài chính quản chia cổ tức: Doanh nghiệp lại kêu.

(ĐV) – Bộ Tài chính lo có sự trì hoãn chi trả cổ tức, lợi nhuận hoặc lợi nhuận có thể bị sử dụng tùm lum nếu giao cho NHNN quản lý.

Doanh nghiệp kêu…

Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Trong đó có nội dung đáng chú ý là tới đây, việc chia hay không chia cổ tức, lợi nhuận cho phần vốn nhà nước bỏ vào doanh nghiệp phải có thêm ý kiến của Bộ Tài chính ngoài ý kiến của chủ sở hữu.

Việc phải xin ý kiến Bộ Tài chính khi chia cổ tức, lợi nhuận, theo chuyên gia, chỉ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Lý giải động thái này của Bộ Tài chính, TS.LS Bùi Quang Tín, khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng, đề nghị này xuất phát một phần từ việc Bộ đang chịu áp lực từ phía ngân sách nhà nước. Từ đầu năm đến nay, ngân sách thâm hụt khoảng 32.500 tỷ đồng

Mặt khác, Bộ Tài chính không nắm chuyên môn về ngân hàng nên không biết cổ tức, lợi nhuận để tại doanh nghiệp sẽ được sử dụng như thế nào.

“Về mặt chuyên môn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý vấn đề chia cổ tức hay không là hợp lý hơn. Tuy nhiên, Bộ đã phải đề nghị NHNN chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại một số ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước bỏ phiếu chia cổ tức bằng tiền mặt để trả về cho ngân sách nhà nước. Sau khi trì hoãn, mãi đến đầu năm 2017 các ngân hàng này mới trả.

Chính vì thế, Bộ Tài chính lo có sự trì hoãn chi trả cổ tức, lợi nhuận hoặc lợi nhuận có thể bị sử dụng tùm lum nếu giao cho NHNN quản lý”, TS Tín nói.

Trong khi đó, LS Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam thẳng thắn cho rằng, việc đưa thêm nội dung phải xin ý kiến Bộ Tài chính khi chia cổ tức, lợi nhuận chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

“Muốn làm gì cũng phải căn cứ vào luật, nghị định không thể cứ vẽ lung tung, nay ngược mai xuôi.

Phải xác định rõ Nhà nước quản lý vốn thế nào? Thành lập cơ quan riêng hay Bộ Tài chính quản, hay ngành nào quản thì phải thông qua những cơ chế gián tiếp và yêu cầu các bộ, các ngành thực hiện.

Các cơ quan nhà nước phải xử lý thế nào cho tốt. Nếu cứ xử lý theo kiểu nay thế này, đặc biệt bắt doanh nghiệp một cổ mấy tròng thì làm sao họ chịu nổi?”, ông Đức chỉ rõ.

“Chẳng qua đây là cách Bộ Tài chính giật gấu vá vai, muốn chia lãi ngay. Nhưng cơm không ăn thì gạo còn đó, doanh nghiệp không lãng phí, không chia chác sai, doanh nghiệp có quyền đầu tư lâu dài thì Nhà nước được lợi lâu dài nếu quyết định đầu tư không có gì tham nhũng thì không có gì sai trái.

Chẳng hạn, ngân hàng phải tăng vốn, nếu không làm sao tăng trưởng được, mà không tăng trưởng thì làm sao phục vụ nền kinh tế, làm sao Nhà nước có lợi ích sau này?

Nếu Nhà nước đồng ý quan điểm để cổ phần của cổ đông khác tăng lên, chiếm quyền chi phối thì chỉ đạo theo cách thoái vốn, chứ không phải theo cách chỉ đạo không được dùng cổ tức để tăng vốn. Đó là cái vòng luẩn quẩn”, LS Trương Thanh Đức phân tích.

Thu lợi trước mắt hay lâu dài?

Theo TS Bùi Quang Tín, hiện nay vốn Nhà nước để tại các doanh nghiệp khá nhiều, đặc biệt các ngân hàng.

Dĩ nhiên, lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ phải thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay đang trong giai đoạn chuyển tiếp, do đó, họ điều chỉnh được cái nào hay cái đó.

“Đối với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, lợi nhuận cao, thậm chí không thuộc lĩnh vực trọng yếu, Nhà nước vẫn ưu tiên để lại vốn cho họ hoạt động. Một khi vốn nhà nước còn ở đó, Bộ Tài chính vẫn muốn nhảy vào để có quyền quyết định, can thiệp trong vấn đề chia cổ tức bằng tiền mặt để đưa tiền vao ngân sách nhà nước.

Còn với DNNN làm ăn không hiệu quả, chắc chắn Nhà nước đã có phương án xử lý”, ông nói.

Thể hiện một quan điểm cứng rắn hơn, LS Trương Thanh Đức cho rằng, việc cấp bách là phải xem xét lại DNNN đi. Đầu mối hay không đầu mối thì các luật trong nước trước nay thay đổi quá nhiều.

“Nhà nước cần phải làm rõ: Thứ nhất, thu lợi trước mắt hay lâu dài? Đầu tư để thu lợi lâu dài và đầu tư là rất cần thiết.

Thứ hai, phải có quan điểm rõ ràng về việc Nhà nước để cổ phần chi phối một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần sự can thiệp, vai trò của Nhà nước hoặc thoái vốn hoặc giữ nguyên thì phải để cho tăng vốn theo tỷ lệ, giữ nguyên tỷ lệ.

Thành Luân


Đất Việt (Kinh tế) 07-7-2017:

http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/bo-tai-chinh-quan-chia-co-tuc-doanh-nghiep-lai-keu-3338617/

(313/972)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.430. Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà...

Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà Nội có nơi hơn 600 triệu đồng/m2. (VTV)...

Trích dẫn 

3.979. "Vá" lỗ hổng livestream bán hàng.

"Vá" lỗ hổng livestream bán hàng (NLĐ) - Các nền tảng cần phải có...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,019