1.734. “Cửa thoát hiểm” nào cho Mai Linh?

(DĐDN) – Trải qua 5 năm lãi và gốc, con số 84 tỷ đồng nợ bảo hiểm đã lên đến 180 tỷ đồng, tức là số mới đã tăng hơn gấp đôi nợ gốc khiến Mai Linh khó có lối thoát.

Trước một số thông tin cho rằng Tập đoàn Mai Linh chưa đảm bảo tài chính để duy trì hoạt động, nếu không có sự hỗ trợ từ nhà nước thì đơn vị có nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cùng các khoản tiền phạt do nộp chậm, đơn vị này vừa có phản hồi chính thức.

“Gánh” nợ từ công ty con

Theo đó, đại diện Tập đoàn Mai Linh cho biết, trong công văn gửi các cơ quan có thẩm quyền vào cuối năm 2017, đơn vị cho biết một số công ty con của tập đoàn hoạt động thua lỗ vào thời gian khủng hoảng năm 2012, không thể trả nợ BHXH, BHYT. Một số công ty khác cũng trong hệ thống Mai Linh hoạt động không hiệu quả, khủng hoảng, khiến tổng số nợ gốc và lãi là khoảng 180 tỉ đồng.

Chẳng hạn như Công ty CP Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nợ 24 tỉ đồng đầu tư vào Đèo Cả. Khi khủng hoảng thì rút vốn khỏi Đèo Cả rồi lỗ vốn, chưa có tiền trả nợ các khoản BHYT, BHXH” – đại diện Tập đoàn Mai Linh dẫn chứng.

Phía Mai Linh thừa nhận tình hình tài chính năm 2017 bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động của các loại hình như Uber, Grab nhưng hoạt động kinh doanh của đơn vị vẫn ổn định, có lãi nhờ việc tái cấu trúc. Doanh nghiệp này cũng khẳng định hiện không nợ BHXH, BHYT hay các khoản thuế quá hạn mà đều thanh toán theo đúng thời gian quy định.

Nếu các công ty nêu trên không hoạt động, phá sản thì nhà nước cũng sẽ thất thu số tiền này. Tuy nhiên, với trách nhiệm là công ty mẹ, chúng tôi đã đứng ra nhận đóng số nợ bảo hiểm nêu trên” – đại diện Tập đoàn Mai Linh hứa.

Theo Mai Linh, tính đến hết tháng 10/2017, đơn vị đã đóng các khoản thuế, BHXH hơn 100 tỉ đồng. Số tiền này không được tính vào nợ gốc, nợ phát sinh mà tính vào tiền lãi cùng tiền phạt nộp chậm.

Tiếp tục trong 2 tháng cuối năm 2017, đơn vị đóng thêm 70 tỉ đồng cho BHXH TP HCM và các tỉnh, thành khác. Riêng khoản nợ bảo hiểm từ nợ cũ để lại sau đợt khủng hoảng năm 2012, Mai Linh cho biết đã cam kết về lộ trình thanh toán.

Trước tình hình trên, Mai Linh mong muốn tạm thời quản lý nhà nước có chính sách cho tập đoàn này để doanh nghiệp cố gắng trả nợ như khoanh nợ lại, hạn chế tiền lãi…

Cụ thể, Mai Linh kiến nghị được miễn tính lãi phát sinh trên số cũ (trên 150 tỉ đồng); cho từng công ty trong hệ thống Mai Linh được thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc trong 20 tháng kể từ tháng 1/2018 và cam kết mỗi tháng tổng chi trả toàn hệ thống là 6 tỉ đồng và miễn nghĩa vụ phạt nộp chậm.

“Cửa” nào cho Mai Linh?

Đích thân ông Hồ Huy cũng đã từng đi SH đi xem ôm để hiểu và cổ vũ nhân viên.

Chiếu theo quy định của pháp luật, tại khoản 1, điều 31 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22-7-2013 của Chính phủ, việc gia hạn nộp thuế chỉ áp dụng đối với một số trường hợp, như DN bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất – kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; DN phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất – kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền… Do đó, trường hợp của Mai Linh là khó được chấp thuận.

Về câu chuyện Mai Linh xin “giải cứu”, nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc cạnh tranh với các DN ứng dụng công nghệ như Uber, Grab… là tất yếu mà DN nào chậm nắm bắt xu thế về công nghệ, thị trường và chuyển mình chậm sẽ có nguy cơ bị đào thải. Khi gặp khó khăn như vậy bản thân doanh nghiệp khi hoạt động cần dự phòng rủi ro, có chiến lược khôn ngoan để cạnh tranh, tồn tại trên thị trường, nếu cứ nợ nhiều lại đi xin được hỗ trợ, được “cứu” sẽ là tiền lệ xấu.

Hiện tại, Mai Linh cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không công bằng của Uber, Grab. Bản thân Mai Linh cũng đã thay đổi như cung cấp dịch vụ taxi công nghệ, xe ôm công nghệ và hiện đã có khoảng 10.000 tài xế xe ôm công nghệ MaiLinhBike, 20% trong số này chuyển sang từ xe ôm truyền thống. Doanh nghiệp này cũng không giấu tham vọng khi đặt mục tiêu phát triển 1 triệu xe ôm trong tương lai, tạo công ăn việc làm cho nhiều thành phần xã hội. Bên cạnh đó, Mai Linh cũng áp dụng mức chiết khấu là 15% và cam kết duy trì lâu dài, áp dụng một mức giá, không tăng giá giờ cao điểm, cũng sẽ không nâng mức chiết khấu đã cam kết.

Bản thân ông Hồ Huy cũng đã từng đích thân đi SH đi xem ôm để hiểu và cổ vũ nhân viên. Việc trải nghiệm từ vị trí thấp nhất là cách mà nhiều CEO lựa chọn để có thêm kinh nghiệm, ý tưởng quý báu hay thậm chí những sáng kiến cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời trở thành tấm gương cho nhân viên công ty.

Tuy nhiên, với các CEO công nghệ thì chuyện sáng chạy xe ôm, tối làm giúp việc hay nôm na là lao vào sử dụng sản phẩm hay đóng vai nhân viên để phục vụ khách hàng không phải là chuyện hiếm lạ. Thậm chí nhiều CEO công nghệ còn khá khiêm tốn khi tự nhận mình chỉ là Chuyên viên trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Officer) như CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn, hay Nhân viên dịch vụ Khách hàng như CEO Giao hàng tiết kiệm Phạm Hồng Quân.

Trả lời trên Dân Trí, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, doanh nghiệp gặp khó khăn thì họ có quyền kiến nghị là chuyện bình thường. Tuy nhiên về phía cơ quan chức năng để giải quyết trong trường hợp này là rất nan giải. Lý do là chưa có hành lang pháp lý để có thể xem xét đối với khó khăn như vậy của các doanh nghiệp.

“Tất nhiên việc xem xét điều kiện khoanh nợ, giãn nợ thuế, bảo hiểm là rất phức tạp, dễ bị lợi dụng, tiêu cực, nên cần phải có quy định một cách rất chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục và trách nhiệm trong việc giải quyết”, Luật sư Đức nêu quan điểm.

Về phía mình, ông Hồ Huy –  Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh cho biết: “Mong muốn là chúng tôi sẽ trả nợ chậm và đừng phạt nữa, bởi mức phạt này quá nặng. Nếu Nhà nước cho thì tôi xin, nhưng không được thì chúng tôi vẫn phải trả nợ cho Nhà nước không thiếu một đồng nào. Hiện các khoản đóng mới của doanh nghiệp không được tính vào nợ gốc, mà chỉ để trừ lãi. Nếu Nhà nước cứ tính theo phương án tính lãi, tính phạt như vậy thì đến 100 năm sau Mai Linh cũng không trả hết khoản nợ này”, ông Hồ Huy nói.

Nha Trang

————————–

Diễn đàn Doanh nghiệp (Doanh nghiệp) 22-01-2018:

http://enternews.vn/cua-nao-cho-mai-linh-123873.html

(136/1.408)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.430. Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà...

Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà Nội có nơi hơn 600 triệu đồng/m2. (VTV)...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,997