1.774. Tiền lẻ và cách “đấu tranh” công bằng.

(DĐDN) – Có rất nhiều hình thức đấu tranh để phản đối sự bất hợp lý trong hoạt động điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc các tài xế trả tiền lẻ để phản đối trạm thu phí Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là một hình thức đấu tranh văn minh.

Chính nhờ sự lên tiếng mang tính hoà bình này, các cơ quan hoạch định chính sách và điều hành nhà nước có những điều chỉnh phù hợp hơn. Cụ thể ở đây là ngay khi những phản ứng của cánh lái xe ở Cai Lậy bùng phát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc về BOT.

Nhiềi tài xế sử dụng tiền lẻ mua vé ở trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy nhằm phản đối chủ đầu tư. Ảnh: PHẠM HỮU

Trả tiền lẻ là đấu tranh văn minh

Xét dưới góc độ pháp lý, không cơ quan nào có thể bắt bẻ hay xử lý hành chính hoặc hình sự đối với hành động trả tiền lẻ tại trạm thu phí Cai Lậy. Bởi vì, nếu các nhân viên thu phí không tiếp nhận tiền lẻ của lái xe mới là những người vi phạm pháp luật. Họ có thể bị xử lý về hành vi coi thường đồng tiền VN.

Tại Quyết định 130/2003 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ tiền VN đã quy định rất rõ việc này. Theo đó, Khoản 4, Điều 3 quy định về những hành vi bị cấm: “Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do NHNN phát hành trong lãnh thổ VN”.

Thực tế, trong hoạt động tố tụng tư pháp đã có những trường hợp, các bên đương sự dùng hàng bao tải tiền lẻ, tiền xu thanh toán cho nhau. Đây là cách thức họ phản đối những bản án, quyết định của toà án vì cho rằng toà án đưa ra những quyết định bất hợp lý.

Tại vụ việc dự án trạm thu phí Cai Lậy, việc lái xe trả tiền lẻ phí qua trạm là đúng pháp luật. Họ làm như vậy với dụng ý, mỗi đồng tiền làm ra dù tiền có mệnh giá cao hay thấp thì họ cũng phải chắt chiu đổ mồ hôi, nước mắt để kiếm được bằng sức lao động chính đáng của mình.

Tất nhiên, nếu họ dúng nước hay vo tròn tiền có thể là hơi thái quá. Nhưng nhìn tổng thể thì cách đấu tranh này vẫn rất hoà bình, văn minh. Còn hơn việc họ cố tình cho chết máy giữa trạm để xe cẩu phải đến lôi đi thì còn phiền phức hơn.

Đáng lưu ý, thông qua cách đấu tranh này, những cơ quan có trách nhiệm biết được có sự bất hợp lý mà vào cuộc để xử lý và có những điều chnh phù hợp.

Những bất hợp lý từ các trạm thu phí BOT thời gian qua không phải là hiếm gặp và đang gây bất ổn trong xã hội. Tại Báo cáo của đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua cũng chỉ hàng loạt yếu kém như: việc triển khai các chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng chưa có nguyên tắc và thứ tự ưu tiên đầu tư; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn nhiều bất cập; nhiều nhà đầu năng lực còn hạn chế; công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán chưa chặt chẽ theo quy định pháp luật; việc chọn nhà thầu, thi công xây dựng dự án, nghiệm thu còn sai sót; việc xác định phương án tài chính của dự án vẫn còn chưa hợp lý…

Tất cả những bất cập trên, phần lớn đều được người dân và DN vận tải phát hiện phản ánh và đấu tranh với những tiêu cực, bất hợp lý. Từ đó, các cơ quan nhà lý nhà nước trong đó có Quốc hội đã vào cuộc để làm rõ. Và cách đấu tranh bằng hình thức trả tiền lẻ là đỡ thiệt hại về kinh tế và mang lại hiệu quả trong công tác quản lý. Do đó, hình thức đấu tranh này cần phải được cổ vũ.

Làm rõ trách nhiệm nhà nước

BOT, BT hay PPP là những hình thức hợp tác công tư để thu hút các nguồn lực trong xã hội rất hiệu quả. Trên thế giới phần lớn các quốc gia đã triển khai rất tốt và nó chỉ bị hạn chế bởi lợi nhóm hay nói cách khác là tham nhũng. Ở VN những năm qua tham nhũng đã trở thành một vấn nạn mà mọi người thường nói tránh đi như chi phí không chính thức, lợi ích nhóm…

Muốn hạn chế được tình trạng này thì cách duy nhất vẫn là công khai minh bạch. Hành lang pháp lý để thực hiện các hình thức hợp tác công tư phải làm sao để việc triển khai được minh bạch nhất, mọi người dân và tổ chức đều có thể giám sát hiệu quả. Đặc biệt, thời gian qua, sự thiếu minh bạch thể hiện rất rõ ở việc phân định đâu là của nước nước, đâu là của nhà đầu tư. Sự nhậm nhèm giữa tài sản của nhà nước với tài sản của nhà đầu tư tại nhiều dự án đã được người dân và báo chí phản ánh rất quyết liệt, những không mấy chuyển biến. Ngay cả trách nhiệm của nhà nước tại các dự án cũng chưa rõ ràng.

Vụ việc trạm thu phí Cai Lậy là một ví dụ điển hình. Đường quốc lộ 1 là con đường huyết mạnh của quốc gia, nhà nước khó có thể thoái thác trách nhiệm với con đường này. Từ tiền thuế của dân, rồi phí bảo trì đường bộ người dân phải đóng vậy mà để nhà đầu tư đến thu tiền. Nếu đã thu phí bảo trì đường bộ, thu thuế của dân và DN thì đừng bắt họ phải đóng thêm phí trên tuyến đường quan trọng số 1 này. Nhà đầu tư chỉ được thu những con đường do họ làm mà thôi.

LS Trương Thanh Đức – Trọng tài viên VIAC


 

Diễn đàn Doanh nghiệp (Vấn đề hôm nay) 19-8-2017:

http://enternews.vn/tien-le-va-cach-dau-tranh-cong-bang-115515.html

Bá Tú phỏng vấn & dựng bài

(1.078/1.078)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.430. Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà...

Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà Nội có nơi hơn 600 triệu đồng/m2. (VTV)...

Trích dẫn 

3.980. Hoàn thiện khung pháp lý, thị trường bất...

Hoàn thiện khung pháp lý, thị trường bất động sản sẽ có cuộc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,045