1.828. Gửi tiết kiệm khách hàng mất hàng trăm tỷ: Ngân hàng “phủi tay”

(DS) – Gần đây, có nhiều vụ tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng bị “bốc hơi” tiền tỷ. Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Trách nhiệm chính là của khách hàng, có lẽ 70%, còn lại 30% của ngân hàng.

Từ trước đến nay, rất nhiều người vẫn cho rằng, gửi tiền ở ngân hàng là kênh đầu tư an toàn nhất. Thậm chí, với một số người, gửi tiền ở ngân hàng mục đích chính là “nhờ” ngân hàng giữ tiền hộ.

Khách hàng chịu thiệt khi mất tiền gửi tại ngân hàng.

Thế nhưng gần đây, có nhiều vụ tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng bị “bốc hơi” hàng trăm tỷ đồng. Trong các vụ việc này, hầu hết khách hàng đều rất mệt mỏi để đòi lại số tiền bị mất, thậm chí còn phải kiện ngân hàng ra tòa.

Nhiều ý kiến vẫn đang tranh cãi về cách xử lý của các ngân hàng khi để mất tiền của khách mà không chịu bồi hoàn ngay. Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Tôi thấy có một lỗ hổng, trong đó cơ quan quản lý, ngân hàng và khách hàng đều có sơ hở. Tôi nghĩ trách nhiệm chính là của khách hàng, có lẽ 70%, còn lại 30% của ngân hàng”, ông Hiếu nêu quan điểm.

Theo ông Hiếu, nếu khách hàng đến ngân hàng vào giờ làm việc, trao tiền hoặc rút tiền, có sự hợp tác của giao dịch viên, có chứng giám của trưởng đơn vị, có kiểm soát viên để kiểm soát giao dịch thì tiền vào kho quỹ, tiền xuất kho quỹ được hạch toán tức thì. Như vậy, sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm trên. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho hay, ông đã đọc rất kỹ quy chế 1160 của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó có nói rằng, ngân hàng có quyền ban hành các thủ tục, quy trình đảm bảo tiền gửi cho khách hàng tiện lợi, nhưng phải đảm bảo sự chính xác và an toàn. Nếu làm đúng thì không bao giờ đối tượng phạm tội lấy được tiền từ ngân hàng, dù khách hàng có mất sổ tiết kiệm hay đưa chứng minh nhân dân cho kẻ gian.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Để xảy ra mất tiền gửi tại ngân hàng, khách hàng có lỗi 1 thì ngân hàng có lỗi 10. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm, vì tất cả đều là cán bộ của ngân hàng, là người của pháp nhân. Khách hàng giao dịch chỉ biết tin vào cán bộ ngân hàng với quy trình, với uy tín ngân hàng thì “bảo gì người ta làm thế”. Tất cả luật chơi do ngân hàng áp đặt, chứ không khách hàng nào mà ép được ngân hàng”.

Theo luật sư Đức, một nguyên nhân căn bản nhất là hiểu sai rất trầm trọng Bộ Luật Dân sự. Từ những vụ án như Huyền Như, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm gì đến những vụ án nhỏ hơn. Các cơ quan pháp luật đều có thiên hướng, cứ vụ nào có yếu tố hình sự thì cá nhân đấy, tội phạm đấy phải đền. Còn tất cả các vụ dân sự, tôi khẳng định ngân hàng phải đền.

Theo luật sư, điều này dẫn đến hậu quả, ngân hàng không mất tiền, “của không đau, con không xót”, không nâng cao trách nhiệm, không hoàn thiện các giải pháp. Nếu nguy cơ không phải của người khác mà của ngân hàng thì lập tức sẽ có đủ giải pháp, an toàn tối đa chứ không xảy ra một cách tràn lan như vừa qua.

Vân Khánh

—————

Dân sinh (Knh tế) 16-5-2018:

http://baodansinh.vn/gui-tiet-kiem-khach-hang-mat-hang-tram-ty-ngan-hang-phui-tay-d73996.html

(346/660)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.430. Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà...

Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà Nội có nơi hơn 600 triệu đồng/m2. (VTV)...

Trích dẫn 

3.980. Hoàn thiện khung pháp lý, thị trường bất...

Hoàn thiện khung pháp lý, thị trường bất động sản sẽ có cuộc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,050