1.832. Tiền trong tài khoản ‘bốc hơi’: 70% lỗi do khách, 30% do ngân hàng

(Zing) – Giới chuyên gia, quản lý ngân hàng cho rằng các vụ mất tiền trong tài khoản gần đây phần lớn do con người, mà chủ yếu là khách hàng. Mới 11% người dùng thẻ nhận thức được rủi ro.

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay sở dĩ có hiện tượng mất tiền trong tài khoản, thẻ của khách hàng là do hệ thống công nghệ của các ngân hàng gần đây được trang bị khá tốt, tội phạm tấn công nhiều và thấy khả năng thành công thấp nên đã chuyển hướng sang những đối tượng dễ bị tổn thương hơn.

“Ở đây chính là khách hàng, tuy số lượng không nhiều nhưng đã xảy ra và khách hàng đã bị tội phạm lừa lấy thông tin, lợi dụng điểm yếu của hệ thống thẻ từ, làm thẻ giả rồi rút tiền”.

Vì sao tiền mất?

Ông Hùng cho hay chỉ có chưa tới 11% người sử dụng thẻ nhận thức được các rủi ro có thể xuất phát từ mình trong thanh toán. Phía NHNN cũng đã ban hành các quy định chính sách và kỹ thuật, yêu cầu các TCTD phải sử dụng công nghệ hỗ trợ khách hàng tránh rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Cục trưởng cục Công nghệ thông tin NHNN cũng cho biết chưa có thống kê đầy đủ về nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhưng số liệu từ IBM, Microsoft chỉ ra 4 rủi ro chính.

“Một là công nghệ, hai là rủi ro vận hành hệ thống thao tác sai, ba là khách hàng và bốn là rủi ro đạo đức. Trong đó, rủi ro về công nghệ chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại chủ yếu đến từ vận hành, khách hàng…”, ông Hùng cho biết.

Trong khi đó, ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, cho hay việc mất tiền trong thẻ là những rủi ro thật phải đối mặt từ quá trình cung cấp các dịch vụ hiện đại, đặc biệt là ngân hàng trực tuyến.

Ông Tuấn cho biết rủi ro trong sử dụng thẻ không phải xa lạ, đặc biệt là thẻ từ. “Chúng ta phải xác định khi đã còn thẻ từ thì vẫn có rủi ro trong sử dụng, dù đã giảm nhưng cho đến nay vẫn khá cao”, ông Tuấn khẳng định.

Rủi ro từ đạo đức người làm ngân hàng

Dưới góc nhìn chuyên gia tài chính, ông Nguyễn Trí Hiếu, người từng có nhiều năm làm ngân hàng tại Mỹ, phân tích 2 lý do chính gây ra rủi ro, mất tiền trong hoạt động ngân hàng, là kỹ thuật và con người.

Về kỹ thuật, có thể do lỗ hổng của ngân hàng, hạ tầng kỹ thuật kém, hệ thống CNTT cách đây 10 năm đến giờ vẫn chưa cải tiến. Còn về con người lại có 2 hướng, do khách hàng không tuân thủ hướng dẫn và nhân viên ngân hàng cướp tiền của khách, thậm chí cấu kết với tội phạm.

“Theo tôi tại Việt Nam, nguyên nhân từ phía con người lớn hơn về kỹ thuật. Điều này vừa là tin xấu vừa là tin vui, vì là con người sẽ dễ điều chỉnh hơn, còn kỹ thuật sẽ phải đầu tư rất lớn”, ông Hiếu nói.

Chuyên gia này giải thích thêm trong các vụ việc vừa qua có yếu tố nhân viên ngân hàng sai phạm, cấu kết với tội phạm và với ngay cả khách hàng. Đây chính là yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng vẫn còn rất thiếu sót.

Ở Việt Nam, cần có quy định không cho phép khách hàng gửi tiền mà nhân viên ngân hàng phục vụ tại tư gia. Tất cả giao dịch tiền mặt phải được thực hiện tại điểm giao dịch của TCTD.

“Nói đến tiền mặt là ngân hàng Mỹ không có phép nhân viên đem tiền trả cho khách hay cầm tiền của khách nộp vào quỹ, công ty bảo hiểm cũng sẽ không chịu trách nhiệm với các khoản tiền này”, ông Hiếu khẳng định.

Ông cũng nói đây chính là kẽ hở tạo ra rủi ro về mặt con người, và đã có những nhân viên lấy tiền của khách rồi bỏ trốn.

“Những sai phạm như thời gian qua phải có sự cộng hưởng giữa ngân hàng và khách hàng. Tôi nghĩ là trách nhiệm của khách hàng có lẽ lên tới 70%, còn lại 30% của ngân hàng”, ông Hiếu nêu quan điểm.

Ngân hàng làm đúng 100% thì không bao giờ mất tiền

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức cho hay NHNN đã ban hành quy chế 1160 cho phép các ngân hàng có quyền ban hành các thủ tục, quy trình đảm bảo tiền gửi cho khách hàng, nhưng phải đảm bảo sự chính xác và an toàn.

Nhiều chuyên gia, lãnh đạo ngân hàng cho rằng ngân hàng phải chịu trách nhiệm đầu tiên khi có rủi ro xảy ra trên dịch vụ cung cấp. Ảnh: Duy Tín.

Ông Đức khẳng định nếu ngân hàng làm đúng 100% thì không bao giờ tội phạm lấy được tiền từ ngân hàng, dù khách có mất sổ tiết kiệm hay đưa chứng minh nhân dân cho tội phạm.

Theo luật sư này, ngân hàng phải chịu trách nhiệm, vì tất cả đều là cán bộ của ngân hàng, là người của pháp nhân, khách hàng giao dịch chỉ biết tin vào cán bộ ngân hàng với quy trình, uy tín ngân hàng.

“Ngân hàng phải bảo vệ khách hàng của mình tuyệt đối, trong mỗi sự việc mất tiền, khách hàng có lỗi 1 thì ngân hàng có lỗi 10, vì khách hàng chỉ biết làm việc với ngân hàng, không biết làm việc với ai, cá nhân, danh tính ra sao”, ông Đức khẳng định.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, khẳng định không chỉ ngân hàng mà bất kỳ dịch vụ nào, nếu đã xảy ra rủi ro trên dịch vụ mình cung cấp thì mình phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên.

“Người dùng muốn phục vụ tốt nhất với công nghệ cao thì ngân hàng cung cấp dịch vụ phải xác định trách nhiệm của mình với khách hàng là cao nhất. Khi xảy ra bất cứ lỗi nào, đơn vị cung cấp dịch vụ phải đứng ra nhận trách nhiệm trước, sau đó có xử lý thế nào thì xử”, ông Thắng khẳng định.

Ông Thắng nói việc mất tiền có thể do hacker, nếu do sai sót lỗ hổng an ninh thì 100% trách nhiệm là của ngân hàng. Nhưng nếu khách hàng cho người khác cả mật khẩu rồi bị lấy cắp tiền thì rất khó cho ngân hàng.

Đối với những trường hợp mất tiền trong thẻ thời gian vừa qua, ông cho rằng đây chưa phải lỗ hổng về hacker mà chủ yếu là do khách hàng bị lợi dụng trong quá trình sử dụng thẻ. Ngoài ra còn có yếu tố con người trong nội bộ ngân hàng gây ra sự thất thoát cho khách hàng.

Hoàng Thanh

————–

Zing (Kinh doanh) 19-5-2018:

https://news.zing.vn/tien-trong-tai-khoan-boc-hoi-70-loi-do-khach-30-do-ngan-hang-post843476.html

(195/1.352)

Bài viết 

415. Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai...

Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai phạm là tội phạm! (PLO)- Thực tiễn cho thấy có trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan tố tụng không thể không buộc tội. Nhưng, sắp tới mọi thứ sẽ khác... Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số. Hy vọng tinh thần này sẽ được thể chế hóa đầy đủ trong các luật, bộ luật sửa đổi sắp tới.Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương trong xây dựng và thi hành luật pháp là luật chỉ quy định nguyên tắc, còn những gì cụ thể, chi tiết thì giao cho Chính phủ để ứng biến linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đây không phải là quay lại thời “luật khung, luật ống” mà chính là trở về những nguyên lý căn bản phân biệt giữa vai trò của lập pháp, hành pháp và tư pháp, là việc sửa sai sự nhầm tưởng xa rời thực tế.Chúng ta đã từng xây dựng luật theo hướng quy định chi tiết để khi được Quốc hội thông qua thì có thể thi hành, đi vào cuộc sống được ngay. Trong một thời gian dài, BLHS luôn cố gắng định lượng tất cả hành vi vi phạm, tất cả yếu tố cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đánh bạc, trộm cướp, tham ô, lãng phí bao nhiêu tiền thì bị tù 3 năm, 5 năm, 20 năm, chung thân, tử hình.Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều năm qua cho thấy có những trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử không thể không buộc tội. Có nhiều trường hợp không đáng bị xử tội hình sự nhưng không bắt, không xử thì hóa ra lại làm trái luật. BLHS quy định cụ thể đến từng đồng thì còn đâu vai trò của các cơ quan pháp luật, ngoài việc cứ phải thật khớp, thật đúng với từng khung khoản, điểm, tiết.Có thẩm phán đã từng phải bật khóc khi xét theo bản chất vụ án thì có thể tuyên một bị cáo không phạm tội; hoặc tuyên một mức án nhân văn, phù hợp, chỉ đáng phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc án treo. Thế nhưng, dù có vận dụng mọi tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung thì “luật là luật”, thẩm phán đành bó tay.Đôi khi xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả thì trộm cắp 50 triệu đồng có khi không nặng tội, không đáng chịu hình phạt bằng việc ăn cắp chỉ 1 triệu đồng. Xử tội một người thì số tiền chiếm đoạt hay thiệt hại chỉ là một yếu tố phụ, còn cái chính mang tính quyết định tội phạm và hình phạt phải là ý thức, thái độ, mục đích và hành vi của họ.Lâu nay luật quy định chi ly kiểu thế này: Người có hành vi trộm cắp một cái túi giống hệt nhau, nếu cái túi đó chứa 1,9 triệu đồng thì không phạm tội, nếu chứa 2 triệu đồng thì phạm tội ở mức độ nhẹ nhưng nếu chứa 50 triệu đồng thì tội nặng gấp đôi so với chứa… 49 triệu đồng. Vậy thì đạo lý, triết lý kết tội là gì?Tội trộm cắp là hiện tượng ngàn xưa, tương đối đơn giản, rõ ràng còn thế, huống chi với các tội phạm về kinh tế - vốn dĩ vô cùng phức tạp - mới thấy khó có thể xử lý một cách thấu lý, đạt tình như thế nào. Nhiều chuyên gia đầu ngành về pháp luật đã từng than thở rằng: BLHS đã biến thẩm phán thành robot. Vì xử nhẹ, xử khoan hồng vượt quá chỉ tiêu thì vừa có nguy cơ sai luật, vừa bị kiểm điểm, nghi ngờ vì tiêu cực hay có gì đó sai trái bất thường.Vì vậy, công lý, đạo lý, nhân đạo, công bằng, lẽ phải và kể cả nguyên tắc suy đoán vô tội, không thể nào vượt qua được yêu cầu thượng tôn pháp luật đã bị gắn chặt vào những con số vô hồn như số tiền, số phần trăm, số mét vuông, số gam, số ngày, số người và nhiều nhiều con số khác. Số phận pháp lý và mức hình phạt của mỗi con người được quyết định chủ yếu dựa vào từng con số, chứ không phải bằng yếu tố chính là hành vi nguy hiểm của họ gây ra cho xã hội.Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số kiểu trên. Quan trọng nhất là định hướng nhấn mạnh dứt khoát không hình sự hóa những quan hệ dân sự - kinh tế - hành chính.BLHS quy định tội phạm là hành vi phạm pháp “nguy hiểm cho xã hội”. Còn Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định vi phạm hành chính cũng là hành vi phạm pháp “mà không phải là tội phạm”. Như vậy, để phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm hành chính thì mấu chốt là phải đánh giá sự nguy hiểm trong từng vụ việc cụ thể, chứ không phải nâng lên đặt xuống mấy con số thì trở thành tội phạm và ngược lại.Hầu hết sai phạm liên quan đến kinh tế trong BLHS hiện hành đều có thể xử lý bằng xử phạt hành chính thay vì hình sự mà không làm giảm tác dụng, hiệu quả răn đe và phòng ngừa vi phạm. Chỉ khi không thể xử lý được bằng hành chính thì mới buộc phải tính đến việc xử lý bằng hình sự. Đặc biệt, không nên coi mọi sai phạm kinh tế nghiêm trọng đều là tội phạm.Như vậy, luật sẽ thực sự hợp lý, công bằng, nhân văn, nhân đạo, vì con người; cơ quan điều tra sẽ giảm thiểu oan sai; cơ quan công tố sẽ chỉ buộc tội được những hành vi đúng, rõ là tội phạm; tòa án sẽ chỉ tuyên những bản án mà bị cáo cũng như công chúng phải tâm phục, khẩu phục.Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC (*)-------------------Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Pháp luật) 12-5-2025:https://plo.vn/tinh-than-nghi-quyet-68-khong-phai-cu-sai-pham-la-toi-pham-post849220.html(*) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật  ANVI(1.158)

Bình luận 

445. Bình luận về việc Thế chấp tài sản số...

Bình luận về việc Thế chấp tài sản số tại ngân hàng. (Tham luận...

Phỏng vấn 

4.474. Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát...

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển. (TT) - Trao đổi với Tuổi...

Trích dẫn 

4.068. Khi ngân hàng Việt tham vọng thành tập đoàn...

Khi ngân hàng Việt tham vọng thành tập đoàn tài chính đa ngành. (KTSG)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 247,892