1.840. Vụ Vinasun dán khẩu hiệu đối đầu Uber, Grab: Vi phạm Luật Cạnh tranh?

(BL) – Uber, Grab được xác định là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà Vinasun nhiều lần lên tiếng khích bác, thậm chí dán khẩu hiệu đối đầu có dấu hiệu vô cùng rõ ràng về phạm Luật Cạnh tranh, ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết.

Khẩu hiệu phản đối Uber, Grab của Vinasun được cho là vi phạm Luật Cạnh tranh

Khẩu hiệu phản đối Uber, Grab của Vinasun được cho là vi phạm Luật Cạnh tranh

Dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab

Cuộc chiến giữa Uber, Grab và các hãng taxi truyền thống tiếp tục “hâm nóng” khi mới đây hàng loạt các hãng taxi truyền thống đã dán khẩu hiệu phản đối taxi công nghệ với những nội dung như: “Yên cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”; “Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh”…

Phía lãnh đạo Vinasun, ông Tạ Long Hỷ, Phó tổng giám đốc Vinasun đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM trả lời báo chí cho biết, khẩu hiệu trên “không đến nỗi quá đáng”, và tình trạng này diễn ra là do các tài xế tự phát, không phải chỉ đạo của hãng và lãnh đạo đơn vị đang rà soát để có hướng xử lý.

Trước đó, các hãng taxi hoạt động chủ yếu ở Hà Nôi như Mai Linh, Mỹ Đình, Vạn Xuân, Sao Thủ đô… cũng từng dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab trên xe của mình.

Bên cạnh đó, các hãng taxi truyền thống cũng như đại diện các hiệp hội cũng liên tục đưa ra những lập luận cho rằng, các hãng taxi công nghệ trốn thuế, làm ảnh hưởng đến thu ngân sách, không đảm bảo quyền lợi của người dùng…

Vụ Vinasun dán khẩu hiệu đối đầu Uber, Grab: Vi phạm Luật Cạnh tranh? ảnh 1

 Taxi Sao Thủ đô để khẩu hiệu “Đi taxi truyền thống là bảo vệ tài chính quốc gia”

Gần đây nhất là vụ việc Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghi dừng hoạt động Uber, Grab và đưa ra tính toán cho thấy, với doanh thu bình quân 30 triệu đồng/xe/tháng thì mỗi tháng với 50.000 xe đang được thí điểm thì doanh thu của mỗi công ty Uber, Grab là 1.500 tỷ đồng, tổng số thuế phải nộp là 67,5 tỷ đồng/tháng, tương đương 810 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, với số 20% doanh thu phía Uber và Grab được hưởng thì mỗi năm, dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 3.600 tỷ đồng, có nghĩa mỗi ngày Uber, Grab đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đó, đại diện Grab đã khẳng định, việc đưa ra thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ thuế của Grab Việt Nam mà không có bằng chứng và căn cứ xác đáng là hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại đến uy tín công ty.

Vi phạm Luật Cạnh tranh?

Trước việc các hãng taxi truyền thống dán khẩu hiệu trên xe phản đối Uber, Grab, ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết đây là đối thủ xác định là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã nhiều lần lên tiếng khích bác, nói rõ thiệt hại mất bao nhiêu khách, thiệt hại bao nhiêu doanh thu… nên việc dán khẩu hiệu phản đối là “có dấu hiệu vô cùng rõ ràng về phạm luật cạnh tranh”.

“Nếu Uber, Grab không đúng luật, giả sử có sự không công bằng, bất bình đẳng trong điều kiện kinh doanh hoặc vi phạm Luật Cạnh tranh có thể kiến nghị cơ quan chức năng thậm chí khởi kiện”, ông Đức nói.

Bản thân từng trải nghiệm cả Uber, Grab, ông Đức cũng cho biết thêm, về lý không có ai cấm đoán vì đến giờ Uber, Grab không vi phạm luật, cần khuyến khích vì hiệu suất, công suất cao nhất, đỡ lãng phí xã hội so với công suất của taxi truyền thống. “Không có lý do gì ngăn cản hạn chế taxi công nghệ, việc hạn chế tắc đường là việc của cơ quan quản lý nhà nước”, ông Đức nói thêm.

Cũng theo ông Đức, cơ quan nhà nước đặt ra các điều kiện và giám sát, chống thất thu cũng là việc của cơ quan nhà nước.

Ở góc độ luật pháp, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa luật Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, không có quy định cấm doanh nghiệp, cá nhân dán khẩu hiệu, biểu ngữ nhưng vấn đề ở nội dung khẩu ngữ, biểu ngữ và hậu quả mà nó gây ra.

“Với câu “Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh” thì người đọc có thể không hình dung ra “điều kiện kinh doanh” là gì, bất công là như thế nào. Tuy nhiên, với câu “Yêu cầu Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam” thì có thể vi phạm Luật Cạnh tranh”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, câu phản đối của Uber, Grab khiến người nghe có cảm giác Uber, Grab đang vi phạm pháp luật cho nên mới phải yêu cầu tuân thủ pháp luật như vậy nội dung khẩu ngữ, biểu ngữ mang tính gièm pha, bêu xấu doanh nghiệp khác.

——————

BizLive (Kinh doanh) 09-10-2017:

https://bizlive.vn/vu-vinasun-dan-khau-hieu-doi-dau-uber-grab-vi-pham-luat-canh-tranh-post2873712.html

(254/914)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.431. Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn...

Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn của Công ty cổ phần New...

Trích dẫn 

3.981. Năm 2025 và tương lai của vàng.

Năm 2025 và tương lai của vàng. (ĐĐK) - Giới chuyên gia cho rằng thị trường...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,117