1.874. Chuyên gia luật: Đại học FPT có thể bị phạt nếu cho phép nộp học phí bằng Bitcoin

Xung quanh việc Đại học FPT công bố chấp nhận cho các đối tượng người nước ngoài đang là sinh viên hoặc chuẩn bị là sinh viên của trường nộp học phí bằng Bitcoin có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính và luật sư cho rằng điều này là không phù hợp quy định pháp luật.

Tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín, CEO trường Doanh nhân Bizlight cho rằng, hiện nay Việt Nam chưa có khung pháp lý để điều chỉnh giao dịch bằng tiền ảo, trong đó có Bitcoin.

Theo đó, pháp luật ngân hàng về quản lý đồng tiền trên lãnh thổ Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước chỉ công nhận đồng Việt Nam là đồng tiền được lưu thông chính thống. Ngoài ra có các đồng ngoại tệ, nhưng ngoại tệ đó phải sử dụng hợp pháp theo pháp lệnh ngoại hối Việt Nam.

Chuyên gia luật: Đại học FPT có thể bị phạt nếu cho phép nộp học phí bằng Bitcoin ảnh 1

Tiến sĩ, Luật sư Bùi Quang Tín

“Vì vậy, nếu sử dụng Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam là không hợp pháp. Kể cả sinh viên nước ngoài, nếu giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam” – TS Bùi Quang Tín nói.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia tài chính này, hiện chúng ta chưa có khung pháp lý về tiền ảo, đây chính là khoảng trống pháp lý mà Chính phủ đang giao các cơ quan liên quan nghiên cứu. Vì vậy, khi chưa có khung pháp lý thì Đại học FPT không nên “cầm đèn chạy trước ô tô”.  “Những cá nhân, tổ chức nào sử dụng đồng Bitcoin trên lãnh thổ Việt Nam sẽ không được bảo vệ một cách hợp pháp” – ông cho biết.

Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng thì cho rằng việc sử dụng đồng tiền này để thanh toán nói chung và trả học phí nói riêng là bất hợp pháp và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên nhân là do đồng tiền Bitcoin chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa nhận là đồng tiền hay phương tiện thanh toán hợp pháp.

Chuyên gia luật: Đại học FPT có thể bị phạt nếu cho phép nộp học phí bằng Bitcoin ảnh 2

Luật sư Trương Thanh Đức

Luật sư Trương Thanh Đức phân tích, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22-11-2012 của Chính phủ về “Thanh toán không dùng tiền mặt”, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01-7-2016 quy định phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng tại Nghị định này đã quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là “sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.

Trong khi đó, Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ về “Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiển tệ và ngân hàng”, quy định phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm “sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.

——————

An ninh Thủ đô (Đời sống) 27-10-2017:

http://anninhthudo.vn/doi-song/chuyen-gia-luat-dai-hoc-fpt-co-the-bi-phat-neu-cho-phep-nop-hoc-phi-bang-bitcoin/746081.antd

(258/615)

Bài viết 

314. Bài 3: Khát vọng hùng cường - Thể chế tốt phải...

Bài 3: Khát vọng hùng cường - Thể chế tốt phải tạo ra sự đột phá. Luật sư Trương...

Bình luận 

443. Bình luận về việc sửa đổi Luật Các tổ...

Bình luận về việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024. (Tham...

Phỏng vấn 

4.466. Quyết liệt ngăn chặn quảng cáo lố.

Quyết liệt ngăn chặn quảng cáo lố. (TN) - Trong lúc cơ quan chức năng vẫn...

Trích dẫn 

4.044. Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là...

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng. (ĐBND)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 245,396