1.881. Thuế tài sản hay thuế bất động sản?

(ĐBND) – Có nên đặt tên cho thuế tài sản mới là thuế bất động sản hay không? Vấn đề này được đặt ra trong hội thảo “Thuế tài sản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” diễn ra chiều 26.6 tại Hà Nội.

Theo số liệu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), hiện có 174 nước áp dụng thuế tài sản và sắc thuế này là nguồn thu quan trọng. Các nước có những tên gọi khác nhau về loại thuế này, cụ thể, 65 nước gọi là thuế tài sản, 51 nước gọi là thuế bất động sản. Bà Lê Thị Mai Liên, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng dự thảo luật thuế mới nên lấy tên gọi là thuế bất động sản vì sắc thuế này đánh trực tiếp tới nhà và đất.

Tuy nhiên, tại hội thảo “Thuế tài sản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” chiều 26.6, một số ý kiến cho rằng Việt Nam đã có nhiều loại thuế nhà đất như tiền sử dụng đất; các loại thuế, phí phải nộp khi chuyển nhượng nhà, đất… Nếu tới đây có thêm luật thuế tài sản đánh vào nhà ở sẽ khiến người dân lo ngại tình trạng thuế chồng thuế. Vì vậy, thuế suất ở mức nào, đánh trên những đối tượng nào, giảm trừ gia cảnh ra sao cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Cố vấn chính sách Viện Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) Nguyễn Chí Dũng cho rằng rất khó để nói đâu là phương án phù hợp trong thời điểm hiện tại, cần phải chờ dự thảo cụ thể mà Bộ Tài chính sẽ trình ra Chính phủ.


Thuế tài sản cần được tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như nguyên tắc quốc tế

Theo các chuyên gia, kinh nghiệm thế giới cho thấy thuế suất cũng rất khác biệt giữa đất và nhà được sử dụng với các mục đích khác nhau, mỗi loại tài sản đều có phân tầng và có mức thuế suất riêng. Thuế suất cũng phải tính trên những nguyên tắc mang tính công bằng và phân phối dựa trên thu nhập của người dân, đồng thời có tính đến mục đích sử dụng tài sản của chủ sở hữu. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết ông hoàn toàn đồng tình với quan điểm đánh thuế tài sản nhưng không đồng ý với cách triển khai. Theo ông, muốn đánh thuế, cơ quan chức năng phải điều tra, thống kê, theo dõi, quản lý sát sao để hình thành cơ sở dữ liệu đầy đủ mới tạo nền tảng xem xét, định giá. Tính thuế nên cộng dồn tài sản sở hữu và chỉ đánh thuế tổng tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên, chỉ đánh thuế vào đối tượng có khả năng nộp thuế và tránh tình trạng đánh thuế vào người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, khi hành thu ngoài tính đến cơ chế định giá, cần tính đến cơ chế giải quyết tranh chấp.

Ông Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, một hệ thống thuế ít nhất phải thích hợp trên 2 khía cạnh. Thứ nhất, hành thu không được quá tốn kém, nếu hành thu tốn hơn số tiền thu được thì thu thuế vô dụng. Thứ hai là phù hợp với khả năng quản lý của cơ quan nhà nước. Đặc biệt, ông Dũng cho rằng, sự đồng thuận của nhân dân là rất cần thiết. Do đây là việc khó nên để tránh những hệ luỵ đáng tiếc gây mất ổn định cuộc sống thì cơ quan chức năng, chính quyền rất cần lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân.

NGUYỄN THỦY

——————–

Đại biểu Nhân dân (Kinh tế) 27-6-2018:

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=407460

(151/685)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.431. Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn...

Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn của Công ty cổ phần New...

Trích dẫn 

3.981. Năm 2025 và tương lai của vàng.

Năm 2025 và tương lai của vàng. (ĐĐK) - Giới chuyên gia cho rằng thị trường...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,118