1.393. Thoái vốn Nhà nước: “Làm gì để chống tham nhũng?” 

(VTV2) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn MC Hồng Minh ngày 16-10-2016, phát trên VTV2 Pháp luật & Cuộc sống 8h ngày 21-10-2016.

Ghi hình Luật sư Trương Thanh Đức 15h ngày 16-9-2016 tại VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh

—————

Kịch bản ghi hình tọa đàm: Thoái vốn Nhà nước – Làm gì để công khai, minh bạch, chống tham nhũng

Thời gian thực hiện: 15h ngày thứ 6, 16/9/2016

Trailer mở đầu chương trình

Báo cáo của thanh tra chính phủ về những sai phạm trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Rút tít một số câu nói của các chuyên gia liên quan đến sự cần thiết phải phòng chống tham nhũng trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

MC Hồng Minh lên hình:

Cổ phần hóa và bán vốn nhà nước là vấn đề được Nhà nước chú trọng và nhân dân quan tâm. Quá trình thoái vốn tại một số DNNN thời gian qua không đạt kết quả như mong muốn. Trong năm 2016, Chính phủ đã quyết định thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp Nhà nước lớn trong đó có cả những doanh nghiệp đang ăn nên làm ra như Habeco, Sabeco, Vinamilk…. Câu chuyện thoái vốn DNNN đã tới hồi quyết liệt nhưng làm sao để thoái vốn có trật tự, công khai, minh bạch và chống tham nhũng. Đây là những câu hỏi đặt ra và cần phải có những giải pháp cho vấn đề này. Cuộc trò chuyện với luật sư Trương Thanh Đức của chúng tôi ngày hôm nay sẽ đem đến cho quý vị và các bạn

Câu hỏi 1: Trước khi đến với những lý giải, phân tích cụ thể về vấn đề tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn sau khi đã cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xin ông … Đức có thể giải thích cho khán giả xem truyền hình những cụm từ “thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”? Những hoạt động cụ thể nào sẽ được triển khai khi một doanh nghiệp thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa?

Trả lời:

–       Giải thích về cụm từ theo quy định của luật

–       Đưa ra các hoạt động cụ thể diễn ra khi thực hiện thoái vốn và cổ phần hóa như: Định giá tài sản, đất đai, thương hiệu, công khai tài chính, mời gọi nhà đầu tư mua cổ phiếu.v.v.)

–       Ông Đức làm rõ về 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Cổ phần hóa khi cổ phần thì thường có doanh nghiệp thoái vốn có doanh nghiệp không mà chỉ bán cổ phần huy động thêm vốn.

+ Giai đoạn 2: Sau khi đã cổ phần thì nhiều doanh nghiệp thoái vốn, nhà nước rút bớt vốn

Câu hỏi 2: Vì sao cần phải cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phải thoái vốn?

MC: Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã được thực hiện từ nhiều năm trước tuy nhiên kết quả thu được không đạt như mục tiêu đã đặt ra. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này. Xin mời quý vị và các bạn theo dõi PS ngay sau đây của chúng tôi.

( Phóng sự 1: Phóng sự nói về thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo

“Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” và tiếp tục trong những năm 2016 – 2020.

Thực tế thực hiện đề án (đưa ra con số, báo cáo cụ thể), những khó khăn phát sinh trong đó nhấn mạnh các vấn đề cần giải quyết liên quan đến nạn tham nhũng. Nêu ra nguyên nhân và hậu quả thông qua phân tích của các chuyên gia kinh tế.

 Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

–          Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM:

–          Ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế TW: 0904106137

–          Anh Thành – Viện trưởng Viện Kinh tế Chính sách, ĐHKT:  0982298105

Phỏng vấn giám đốc các doanh nghiệp

* Các khách mời phải nói lên được vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu trung thực, không khách quan, có lợi ích nhóm trong quá trình cổ phần hóa để móc vào trường quay…)

Câu hỏi 3: Thưa ông Đức, chúng ta đã nghe ý kiến của các chuyên gia nói đến những tồn tại của quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước mà trong đó vẫn còn tình trạng không minh bạch, có lợi ích nhóm ở trong đó. Vậy trong quá trình thực hiện một chuỗi những hoạt động này thì nguy cơ phát sinh tham nhũng thường xảy ra ở những khâu nào thưa ông?

Ông Đức phân tích: Tham nhũng ở 2 giai đoạn

+ Cổ phần

+ Thoái vốn sau khi đã cổ phần

MC: Như ông Đức vừa phân tích thì có hàng loạt những nguy cơ tham nhũng mà mỗi quốc gia phải đối mặt khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn. Ở nước ta thì quá trình cổ phần hóa và thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước đã được diễn ra trong nhiều năm nay, theo ý kiến của ông thì có những hệ lụy gì mà một quốc gia và người dân phải gánh chịu khi có sự tham nhũng trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Câu hỏi 5: Phòng và chống tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn là yêu cầu cấp bách đặt ra. Vậy xin ông cho biết để chống tham nhũng trong những khâu này thì chúng ta đã có những quy định cụ thể gì của Luật để ngăn chặn tình trạng tham nhũng ở mỗi khâu trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

+ Chia thành những nhóm giải pháp khi cổ phần hóa

+ Nhóm giải pháp khi đã cổ phần xong và thực hiện thoái vốn.

Câu hỏi 6: Theo như ông phân tích thì chúng ta đã có quy định của pháp luật, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn có những vụ việc tham nhũng biến của công thành của riêng, Vậy có phải chúng ta chưa làm tốt ở khâu thi hành pháp luật?
MC: Mặc dù có nhiều những nguy cơ tham nhũng xảy ra trong quá trình cổ phần hóa nhưng trên thực tế chúng ta cũng có không ít doanh nghiệp đã cổ phần hóa thành cổ và đạt được mục đích kêu gọi được nguồn vốn đầu tư hiệu quả và nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh. Vậy bài học kinh nghiệm của họ là gì? Xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi đến thăm một doanh nghiệp sau đây.

 

Phóng sự 2: Một doanh nghiệp cổ phần hóa thành công và có sự phát triển, ban giám đốc doanh nghiệp nói về bài học kinh nghiệm trong cổ phần hóa, việc minh bạch hóa thông tin, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, chống lợi ích nhóm,.v.v.
MC: Vừa rồi là bài học kinh nghiệm của một doanh nghiệp đã có quá trình cổ phần hóa thành công và vươn lên trở thành doanh nghiệp phát triển tốt. Nền kinh tế của chúng ta rất cần những doanh nghiệp như vậy nhưng giải pháp nào để có được sự thành công, chống được nạn tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa DN nhà nước là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm.

Câu hỏi 7: Thưa ông Đức, gần đây Chính phủ đã quyết định thoái vốn khỏi 10 DNNN. Thủ tướng cũng chỉ đạo trong phiên họp gần đây,“Chính phủ không đi bán bia, bán sữa, lĩnh vực nào DN tư nhân làm tốt hơn thì để cho họ làm”. Theo quan điểm cá nhân ông thì từ sự chỉ đạo này của chính phủ, đối với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng quản lý, giám sát các hoạt động cổ phần hóa cần có những giải pháp cụ thể gì?

Câu hỏi 8: Điểm nhấn của lần bán vốn Nhà nước này, như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, phải thực hiện theo quy định của pháp luật, thông lệ thị trường, bảo đảm minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước. Ông có lời khuyên gì đối với các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong việc cổ phần hóa và phòng chống tham nhũng?

MC dẫn kết: Thưa quý vị và các bạn, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hướng đi đúng đắn của Đảng, chính phủ trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thoái vốn Nhà nước nhưng xét về mặt kinh tế, thoaí vốn Nhà nước nếu làm tốt sẽ có rất nhiều lợi ích. Đây là bài học kinh nghiệm đã được đúc rút ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy đến với phần Lý giải của chuyên gia

Chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Dương sẽ nói về vấn đề thoái vốn nhà nước dưới góc độ kinh tế……

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,877