(SHTT) – Chuyên gia pháp lý ngân hàng – Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định, có trách nhiệm lớn của hội đồng tín dụng TPBank liên quan trực tiếp xét duyệt tín dụng, chấp nhận cho Phạm Công Danh vay tiền gây thiệt hại cho VNCB 1.700 tỉ đồng.
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm thu hút sự quan tâm của dư luận
Chiều 24/1, bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp TPBank) được luật sư bào chữa, bảo vệ trước tòa cũng như tự bào chữa bổ sung.
Lập luận tại phiên xét xử, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang người bào chữa cho bị cáo Đặng Thị Bích Thủy cho rằng qua quá trình thẩm vấn và cho đối chất giữa các bị cáo Nguyễn Việt Hà, Phan Thành Mai, Đinh Việt Cường cho thấy Nguyễn Việt Hà gặp ông Lê quang Tiến (Phó chủ tịch HĐQT TPBank) sau đó ông Tiến giới thiệu Hà xuống gặp Đinh Việt Cường. Nhưng do Cường đi vắng nên Thuỷ tiếp nhận hồ sơ cho vay.
Thuỷ không có thẩm quyền đưa ra chủ trương, không có thẩm quyền cho nợ hồ sơ, không có thẩm quyền để phê duyệt cho vay. Bị cáo Thuỷ chỉ làm báo cáo chứ không tham mưu cho Lãnh đạo TPBank.
Đồng thời, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang đặt câu hỏi lý do vì sao không đề nghị xem xét trách nhiệm những đối tượng gặp gỡ, bàn bàn, thống nhất cho vay gói tín dụng mua trái phiếu và nhận cầm cố thế chấp tài sản tiền tiết kiệm là lãnh đạo TPBank mà chỉ buộc tội Đặng Thị Bích Thuỷ và Đinh Việt Cường, mà qua phiên xét xử thấy rõ là không có hành vi phạm tội quy định tại Điều 165 BLHS.
Như vậy có phải là làm oan cho người vô tội và bỏ lọt tội phạm hay không?
“Ngày 21/1, nghe VKS luận tôi tôi cảm thấy thất vọng và vi phạm nghiêm trọng tố tụng”, Luật sư Trang thẳng thắn cho biết.
Bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp TPBank) tại phiên xét xử.
Trước lập luận trên, Luật sư Trương Thanh Đức – Chuyên gia pháp lý ngân hàng cho biết, trong cáo trạng vụ án nêu rõ hội đồng tín dụng TPBank trực tiếp xét duyệt tín dụng, chấp nhận cho Phạm Công Danh vay tiền gây thiệt hại cho VNCB 1.700 tỉ đồng.
“Đương nhiên hồ sơ nêu rõ hội đồng tín dụng phê duyệt, hội đồng có cả cấp cao nhất của ngân hàng phê duyệt. Quyết định phê duyệt hay không phê duyệt một khoản tín dụng lên đến hơn nghìn tỷ đồng thì không riêng gì TPBank mà bất kể ngân hàng nào không thể là cán bộ hội sở, khối, chi nhánh phê duyệt. Do đó có trách nhiệm của cả hội đồng khi phê duyệt”, Luật sư Đức cho biết
Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh: “Khi phê duyệt tín dụng có trách nhiệm người đứng đầu nhưng trách nhiệm mức độ nào, sai phạm do cố ý hay do sơ xuất phải xem xét. Nếu là cố ý sai phạm gây hậu quả xử lý hình sự như trường hợp Trầm Bê, nếu không thì xử lý hành chính”.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, trong hội đồng phê duyệt tín dụng tiếng nói của Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc mang tính quyết định, sai phạm trong cho vay có trách nhiệm của các vị này.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức trong hội đồng phê duyệt tín dụng cũng phân rõ vai trò, vị trí và quyền hạn khác nhau. Trong đó tiếng nói của Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc mang tính quyết định, sai phạm trong cho vay có trách nhiệm của các vị này.
Tất nhiên phụ thuộc vào quá trình xử lý hồ sơ. Ví dụ pháp chế bảo hợp pháp thì khi xảy ra sai phạm giám đốc pháp chế, trưởng bộ phân pháp chế ngân hàng phải chịu trách nhiệm về pháp lý, kế toán chịu trách nhiệm về nguồn tiền vay và thu hồi nếu xảy ra nợ xẩu phải chịu trách nhiệm…không thể quy trách nhiệm chung.
Chung nhận định, TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, trên nguyên tắc cả hội đồng phải chịu trách nhiệm.
TS Hiếu phân tích quy trình phê chuẩn tín dụng bắt đầu từ việc đơn vị kinh doanh lập hồ sơ trình hội sở, từ hội sở trình lên hội đồng tin dụng. Khi hội đồng tín dụng phê chuẩn và nợ đó trở thành nợ xấu thì trước hết trách nhiệm thuộc về những người đã phê chuẩn (tức hội đồng tín dụng).
Nếu trong cuộc họp phê duyệt của hội đồng tín dụng có đưa ra vấn đề bỏ phiếu, đồng thời có biên bản bỏ phiếu thì tất cả thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm cho quyết định cho vay thì người bỏ phiếu trắng, phiếu phản đối sẽ có trách nhiệm ít hơn.
Trừ trường hợp trong cuộc họp phê duyệt của hội đồng tín dụng có đưa ra vấn đề bỏ phiếu, biên bản ghi rõ thành viên không đồng ý với khoản tín dụng, khi đó trách nhiệm của những thành viên này sẽ được loại trừ.
“Bên cạnh hội đồng thì còn có các đơn vị phía dưới như phòng ban hội sở, đơn vị kinh doanh họ thiếu xót trong vấn đề xây dựng hợp đồng tín dụng, thiếu sót trong thu hồi nợ, thiếu sót liên quan đến chu trình tín dụng. Nếu việc xảy ra nợ xấu do các cấp ở dưới không tuân thủ theo quy trình thì các cấp dưới từ hội sở và phòng ban bên dưới phải chịu trách nhiệm cho vấn đề nợ xấu”, TS Hiếu cho biết.
Theo TS Hiếu có những trường hợp hội đồng phê duyệt đúng. Tuy nhiên cấp dưới rà soát, trình lên hồ sơ không đầy đủ từ tài sản thế chấp không có thật hoặc cố tình gian dối bao cáo sai, thì khi đó nếu xảy ra nợ xấu cấp dưới phải chịu không thể đổ trách nhiệm lên cấp phê duyệt.
Hoàng Linh/Tạp chí SHT
————-
Sở hữu trí tuệ (Kinh tế) 25-01-2018:
https://tintucvietnam.vn/ai-o-tpbank-co-quyen-phe-duyet-cho-pham-cong-danh-vay-1700-ty-26470
(338/1.106)