104. “Đĩnh đạc như luật gia”!

(PL) – “Nói về hoạt động của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), GS-TS Nguyễn Lân Dũng bảo: “Nhiều ĐBQH phát biểu mất nhiều thì giờ quá, nói những chuyện không phải tầm quốc gia.

Đó là chưa nói đến chuyện họ phát biểu rất giống nhau: hoặc ca ngợi, hoặc kêu ca, hoặc xin xỏ”. Ông Dũng cũng cho rằng trong ba kỹ năng thương lượng, trình bày và đối thoại – lắng nghe được đặt ra trong kỳ huấn luyện các ĐBQH, kỹ năng đối thoại là quan trọng hơn cả: “Cơ bản là ra QH, đại biểu nói cái gì, có hợp với lòng dân không, có thiết thực không và có tác dụng không”. 

Từ điều GS Lân Dũng nói, ai cũng thấy nâng cao kỹ năng hoạt động của các ĐBQH là vấn đề cấp thiết trong hoàn cảnh Việt Nam hiện tại. Nhưng để có được những kỹ năng ấy, trong khi ở ta chưa có những trường đào tạo chính khách bài bản như Âu Tây thì ngoài việc học ở “trường đời”, các ĐBQH rất nên biết luật để ít nhất cũng hiểu những điều mình đề xuất trước hết có phù hợp với pháp luật hay không đã. 

Về nguyên tắc, nếu các ĐB có trình độ về luật, ăn nói đâu ra đấy, hòa nhã nhưng cương quyết, đúng thời điểm, đúng “địa chỉ”, lại có được phong thái đĩnh đạc của một luật gia thì khả năng lời lẽ của họ được lắng nghe và tiếp thu ở mức độ nhất định thế nào cũng tăng.

Nhưng đó là xét trên lý thuyết. Chứ ngó sang trường luật và nghe phản ánh về khả năng của cử nhân luật, chúng ta dễ… nản! 

“Tôi bảo soạn một cái di chúc đơn giản, thế mà có người thì 4-5 ngày không viết nổi một chữ, có người thì làm mấy chục trang như một cái luận văn”, ấy là “kêu ca” của LS Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân, với VietNamNet. Còn LS Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, thì than phiền hầu hết các cử nhân luật khi mới ra trường đều thiếu mọi kỹ năng: nói, viết, cập nhật, sưu tầm, tổng hợp văn bản…, thậm chí đến hợp đồng và quyền lợi của mình cũng không nắm được.  

Trên cái nền ấy và nhất là như ông Trần Đình Triển nhận định: “Giới doanh nhân Việt Nam ít có thói quen sử dụng luật sư”, “các doanh nghiệp có thói quen vướng đâu thì “chạy” bằng phong bì, mạnh hơn nhau bằng cái đó chứ không phải đưa nhau lên trên bàn để giải quyết đúng sai bằng luật pháp”, nên việc dạy và học luật dễ dẫn đến chỗ “thoái trào”. 

Ngay các luật gia, luật sư tương lai của chúng ta còn mù mờ đến thế khi cần áp dụng thực tiễn các điều khoản của luật pháp, làm sao có thể đòi hỏi các ĐBQH – đa phần vẫn là người “kiêm nhiệm” – lại phải sành luật, “đĩnh đạc như luật gia” để có thể hoạt động tốt trong nhiệm vụ được cử tri giao phó?

 

—————————————————

Báo Pháp luật HCM ngày 20-3-2010:

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.859. Sửa Luật Chứng khoán: Vẫn còn đó không...

Sửa Luật Chứng khoán: Vẫn còn đó không ít băn khoăn. (DĐDN) - Việc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 223,849