108. Giá trị gia tăng.

(ANVI) – GÓP Ý HAI DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT THUẾ

Theo đề nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tôi xin tham gia một số ý kiến vào Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

  • Vấn đề chung của 2 Dự thảo:
  1. 2 Dự thảo Nghị định không nhắc lại toàn bộ nội dung Luật, mà chỉ nhắc lại trong các trường hợp bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nội dung trong 2 Dự thảo nhắc lại Luật một cách không cần thiết. Vì vậy, cần xem xét bỏ đi hầu hết các đoạn nhắc lại Luật và viết theo cách đi thẳng vào nội dung của Nghị định, tránh tình trạng thiếu nguyên tắc, không thống nhất (chỗ này thì nhắc lại, chỗ khác thì bỏ qua). Muốn như vậy, thì một điều rất quan trọng là phải thiết kế và đặt tên lại các điều của Dự thảo.
  2. Một số chỗ nhắc lại nguyên văn nội dung của Luật, trong khi một số chỗ khác thì lại thêm bớt một vài từ ngữ, dẫn đến có sự khác nhau không cần thiết giữa Luật và Nghị định. Ví dụ, khoản 1, Điều 17 của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp viết: “Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam”, trong khi khoản 1, Điều 19, Dự thảo Nghị định lại sửa thành: “Doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
  3. Cần kèm theo Dự thảo Thông tư thì mới có thể góp ý toàn diện, chính xác. Vì không biết sau này Thông tư sẽ hướng dẫn gì nữa và nội dung nào cần thiết phải quy định trong Nghị định.
  4. Hầu hết tên Chương và tên điều của 2 Dự thảo trùng lặp với tên Chương và tên điều của 2 đạo Luật. Đây là một cách xây dựng và đặt tên không hợp lý, không phù hợp giữa tên điều với với nội dung của điều, gây nhầm lẫn giữa quy định của Luật và Nghị định. Vì vậy, xin đề xuất gợi ý thay đổi tên điều tại Mục II và III dưới đây.
  • Về Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp:
  1. Điều 2 “Người nộp thuế”:
  • Cụm từ “Doanh nghiệp nhà nước” tại điểm a, khoản 1 cần được thay thế bằng “Công ty nhà nước”, vì khái niệm doanh nghiệp Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước là bao gồm cả Công ty cổ phần và Công ty TNHH có phần vốn chi phối của nhà nước;
  • Cần bỏ đối tượng nộp thuế là “Nhóm công ty”, vì đó không phải là một doanh nghiệp, một chủ thể pháp lý độc lập;
  • Cần bỏ cả điểm b, khoản 1 là nội dung nhắc lại nguyên văn Luật. Tương tự như vậy đối với các điều khoản khác (điều này liên quan đến cách đặt tên điều và kỹ thuật soạn thảo để thể hiện rõ là chỉ quy định những nội dung cần thiết).
  1. Điều 4 “Thu nhập được miễn thuế”:
  • Quy định tại cuối khoản 2 Điều này: Doanh nghiệp sử dụng lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV “phải có tổng số lao động bình quân trong năm là 100 người nếu hoạt động tại đô thị cấp 2 trở lên, 50 người đối với các địa bàn còn lại” là không hợp lý. Quy định như vậy, thì một doanh nghiệp tại Hà Nội chỉ có 90 lao động, dù có sử dụng đến 80 người tàn tật vẫn không được miễn thuế (vì chưa đạt điều kiện tổng số lao động là 100). Do vậy, cần bỏ điều kiện tổng số lao động hoặc có thì chỉ nên quy định tối thiếu 10 lao động (tương tự với điều kiện phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội).
  • Ngoài ra, câu văn ở đây không chuẩn xác, dẫn đến cách hiểu sai là phải đúng 100 hoặc đúng 50 người thay vì từ 100 hoặc 50 trở lên.
  1. Điều 5 “Căn cứ tính thuế”:
  • Nghị định không thể sửa thành “Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất” trong khi Luật viết “Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất”. Trong trường hợp này, cần giữ nguyên văn điều luật và quy định mang tính cụ thể hoá là “Thu nhập tính thuế là thu nhập trong kỳ”. Đồng thời sửa tên điều và bỏ các câu chép lại luật không cần thiết như “Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất” (đã được quy định tại Điều 6 của Luật) và “Kỳ tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế” (đã được quy định rõ hơn tại Điều 5 của Luật).
  • Ngoài ra, nội dung còn lại tại Điều này “Doanh nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý thu thuế việc lựa chọn kỳ tính thuế là năm dương lịch hoặc năm tài chính” phải là cụ thể hoá Điều 5 “Kỳ tính thuế” của Luật thì mới đúng.
  1. Điều 6 “Xác định thu nhập tính thuế”:
  • Cần sửa Điều này thành “Xác định một số khoản thu nhập chịu thuế” đồng thời bỏ khoản 1 và 2, vì chỉ là nội dung nhắc lại Luật không cần thiết.
  1. Điều 8 “Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”:
  • Điều này cần viết lại theo hướng không nhắc lại Luật, mà chỉ cụ thể hoá những nội dung cần thiết. Ví dụ khoản 1 bỏ điểm a và viết lại điểm b là: “Khoản chi không có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật được trừ trong các trường hợp sau:”
  • Một số thuật ngữ tại Điều này cần được xem lại. Ví dụ quy định “Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký” là không hợp lý, vì mỗi doanh nghiệp chỉ có một người là “người đại diện theo pháp luật”. Nếu quy định như vậy, thì Giám đốc Chi nhánh thu mua hàng không được ký bảng kê, mà phải chuyển về trụ sở chính cho Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch ký.
  • Cần có hướng dẫn quy định tại điểm k, khoản 2, Điều 9 của Luật về một trong những khoản không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là “thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh”. Vì Luật Doanh nghiệp không có khái niệm này, mà chỉ có khái niệm “thành viên sáng lập” và “cổ đông sáng lập” (có thể là cá nhân hay pháp nhân). Và “sáng lập viên” đồng thời là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát thì có khác với “sáng lập viên” khác không? Cuối cùng, cho dù “sáng lập viên” thì cũng chỉ có giá trị pháp lý trong 3 năm đầu thành lập doanh nghiệp. Vậy, hạn chế này của Luật là không rõ ràng.
  • Phần chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,… cần áp dụng cho cả doanh nghiệp đã thành lập (phương án 1), vì đây là một chính sách hợp lý ưu đãi cần thiết đối với doanh nghiệp mới. Cũng như nhiều điều khoản khác, khoản này không nên nhắc lại quy định của Luật.
  1. Điều 18 “Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác”:
  • Tương tự như quy định tại Điều 4 của Dự thảo, cần hạ số lượng tối thiểu 100 lao động hiện nay.
  • Tuy nhiên do đặc điểm bình thường thì lao động nữ vẫn luôn chiếm một số lượng khá lớn trong doanh nghiệp, nên trong trường hợp ưu đãi này có thể tăng điều kiện về tỷ lệ lao động nữ lên trên 30%.
  1. Cần bỏ các đoạn ở đầu của mỗi điều không thuộc một khoản nào (đối với các điều có bố cục khoản điểm), đồng thời kết hợp với việc đặt lại tên Điều để bảo đảm lô-gíc giữa tên điều với nội dung bên trong. Ví dụ, tại các điều 3, 4, 7, 9, … của Dự thảo.
  2. Đề xuất thay đổi tên các Điều như sau để đúng với nội dung bên trong và tránh trùng lặp với tên điều của Luật:
TTDự thảoĐề xuất
Điều 2Người nộp thuếNgười nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
Điều 3Thu nhập chịu thuếMột số khoản thu nhập chịu thuế
Điều 4Thu nhập được miễn thuếMột số khoản thu nhập được miễn thuế
Điều 5Căn cứ tính thuếThu nhập tính thuế
Điều 6Xác định thu nhập chịu thuếXác định một số khoản thu nhập chịu thuế
Điều 7Doanh thuDoanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Điều 8Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuếMột số khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điều 9Thuế suấtThuế suất áp dụng đối với một số hoạt động đặc biệt
Điều 10Phương pháp tính thuếMột số quy định về phương pháp tính thuế
Điều 11Nơi nộp thuếNộp thuế tại địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sớ sản xuất
Điều 12Không có tênThu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tính thuế thu nhập doanh nghiệp
 

 

  • Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng:
  1. Điều 3 “Đối tượng không chịu thuế”:
  • Điểm a, khoản 3 của Điều này cụ thể hoá một trong những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đã được quy định tại khoản 8, Điều 5, Luật Thuế giá trị gia tăng là “Dịch vụ cấp tín dụng” như sau: “Dịch vụ cấp tín dụng gồm: hoạt động cho vay vốn; bảo lãnh cho vay; chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá; cho thuê tài chính do các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam cung ứng”. Trong khi khái niệm “Cấp tín dụng” đã được quy định rõ tại khoản 10, Điều 20 “Giải thích từ ngữ”, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 như sau: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Như vậy, hướng dẫn trên của Dự thảo là trái với Luật các Tổ chức tín dụng, vì đã thu hẹp khái niệm “bảo lãnh ngân hàng” thành “bảo lãnh cho vay” và bỏ đi các hình thức cấp tín dụng khác.
  1. Cần bỏ các đoạn ở đầu của mỗi điều không thuộc một khoản nào (đối với các điều có bố cục khoản điểm), đồng thời kết hợp với việc đặt lại tên Điều để bảo đảm lô-gíc giữa tên điều với nội dung bên trong. Ví dụ, tại các điều 3, 4, 6, 7, … của Dự thảo.
  2. Đề xuất thay đổi tên các Điều như sau để đúng với nội dung bên trong và tránh trùng lặp với tên điều của Luật:
TTDự thảoĐề xuất
Điều 2Người nộp thuếNgười nộp thuế là cơ sở kinh doanh mua hàng nhập khẩu
Điều 3Đối tượng không chịu thuếMột số đối tượng không chịu thuế
Điều 4Giá tính thuếMột số nội dung về giá tính thuế
Điều 5Thuế suấtThuế suất đối với một số hàng hoá, dịch vụ
Điều 6Phương pháp khấu trừ thuếMột số nội dung về phương pháp khấu trừ thuế
Điều 7Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăngMột số nội dung về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
 

 

Trân trọng tham gia!

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,477