111. Đòi hỏi của người nộp thuế.

Đòi hỏi của người nộp thuế.

(TBKTSG) – Hiện nay, dự thảo Luật Thuế nhà, đất chưa làm sáng tỏ được ba vấn đề về mục tiêu, nghĩa vụ nộp thuế và căn cứ tính thuế.
Mục tiêu của dự luật có “chệch hướng”?
Ban soạn thảo chỉ đưa ra bốn mục tiêu của dự luật, nhưng đếm đi tính lại, thì thấy ít nhất là bảy mục tiêu sau: tăng cường sự quản lý nhà nước đối với nhà, đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả; hạn chế đầu cơ nhà, đất; khuyến khích thị trường bất động sản phát triển; khắc phục các hạn chế của thuế nhà, đất hiện hành; phù hợp với thông lệ quốc tế; và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Các điều khoản của dự luật đã được xây dựng bám sát mục tiêu đầu tiên là nhằm “tăng cường quản lý của Nhà nước đối với nhà, đất”. Đây là một mục tiêu chệch hướng, vì một đạo luật về thuế thì mục tiêu hàng đầu phải là phục vụ cho việc thu thuế, chứ không thể thay thế vai trò của hàng loạt đạo luật trực tiếp điều chỉnh về bất động sản như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng,… Tương tự là mục tiêu “khuyến khích thị trường bất động sản phát triển” cũng không nên đặt ra ở đây.

Đặt ra quá nhiều mục tiêu, nên dự luật cũng chưa giải quyết được mục tiêu thứ hai là “sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất”.

Để đạt được các mục tiêu tài chính, cần phải tăng mạnh thuế suất đối với nhà đất vượt quá nhiều lần hạn mức. Nếu như thuế suất cao nhất của thuế thu nhập cá nhân gấp tới bảy lần thuế suất khởi điểm, thì thuế suất cao nhất của luật này ít nhất phải gấp 10 lần, chứ không phải chỉ để ở mức chênh nhau ba lần như dự luật.

Nghĩa vụ nộp thuế là những ẩn số

Là một đạo luật điều chỉnh một vấn đề rất phức tạp, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của hàng chục triệu người nộp thuế, nhưng lại được viết quá ngắn gọn chỉ với 13 điều luật và chưa đầy năm trang giấy, trong đó có tới 10 lần “chuyển” trách nhiệm cho Chính phủ.

Nếu cứ viết sơ sài, chung chung như dự luật, thì vừa không đúng với đòi hỏi của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vừa gây khó cho người nộp thuế. Chắc chắn sau này nghị định và thông tư hướng dẫn sẽ lại dài gấp hàng chục lần luật (cũng giống như tình trạng của các luật thuế khác). Phải chăng viết cụ thể, chi tiết, đầy đủ thì khó thuyết phục và khó thông qua Quốc hội?

Điều 84 của Hiến pháp đã đặt ra nguyên tắc: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn “quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Do vậy, nghĩa vụ đóng thuế của mọi cá nhân và tổ chức phải được luật hóa chi tiết, cụ thể. Người nộp thuế được quyền đòi hỏi chính đáng là sau khi đọc xong Luật Thuế nhà, đất có thể ước tính được số tiền mình phải đóng thuế.

Nhưng theo dự luật này thì không ai có thể hình dung rằng mình sẽ phải nộp bao nhiêu và nộp thế nào, vì hạn mức tính thuế, đơn giá tính thuế, hệ số tầng nhà,… đều là những ẩn số. Người nộp thuế chỉ phỏng đoán rằng thuế sẽ tăng lên chứ không giảm xuống, nhưng không thể biết sẽ phải nộp nhiều gấp mấy lần trước kia. Như vậy, quyền đánh thuế hay không đánh thuế và đánh thuế cao hay thấp không thật sự còn là của Quốc hội nữa, mà là của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Vì vậy, đề nghị tất cả những vấn đề cơ bản, ảnh hướng đến nghĩa vụ nộp thuế cần phải được quy định rõ trong luật, chứ không thể giao hết cho Chính phủ. Chẳng hạn, hệ số phân bổ cho các tầng đối với nhà nhiều tầng (điều khoản 6.2.3 về giá tính thuế đối với nhà ở) là nội dung đã có quy định ổn định hàng chục năm nay, cần phải được ấn định rõ trong luật. Hay hạn mức đất làm căn cứ tính thuế là một trong những nội dung cơ bản của luật, cần được ấn định rõ, chứ không thể giao cho Chính phủ quy định (điều khoản 7.2 về thuế suất).

Căn cứ tính thuế nhà thiếu hợp lý

Theo dự luật, Nhà nước sẽ thu thuế nhà đối với phần nhà có giá trị trên 600 triệu đồng, tính theo đơn giá xây dựng đối với từng loại công trình và thời hạn sử dụng. Ban soạn thảo lý giải giá trị này là dựa trên con số diện tích nhà bình quân không phải nộp thuế là 37,5 mét vuông/người. Với căn cứ tính thuế này, giả sử đơn giá xây dựng 4 triệu đồng/mét vuông, thì căn nhà trên 150 mét vuông sẽ phải nộp thuế, không cần biết chỉ sử dụng cho một người hay cho 10 người ở. Đó là điều bất công, xa rời mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhà đất.

Về cơ sở tính toán, mỗi căn nhà, ngoài dữ liệu cơ bản là diện tích, còn phải tính theo từng loại, cấp, hạng nhà và từng năm sử dụng. Theo một số liệu mới công bố gần đây của Bộ Xây dựng, trên 50% nhà ở đô thị có tuổi thọ trên 50 năm. Nếu tính theo thời gian sử dụng, giá trị những căn nhà này còn lại không đáng kể, nên về nguyên tắc sẽ không phải nộp thuế nhà hoặc chỉ nộp một số rất ít.

Do vậy, thay vì đánh thuế trên giá trị nhà thì chỉ nên đánh thuế đối với phần diện tích nhà vượt hạn mức sử dụng, như vậy sẽ đơn giản và công bằng hơn rất nhiều. Giả sử hạn mức nhà ở không phải nộp thuế là 40 mét vuông/người, thì một gia đình có 4 người, phải nộp thuế đối với phần diện tích nhà vượt quá 160 mét vuông là hoàn toàn hợp lý, dù là ở thành phố hay nông thôn.

Đặc biệt, để giản tiện và hiệu quả trong việc thu thuế, thì không nên tính giá nhà theo nhiều loại công trình và nhiều thời gian sử dụng khác nhau, mà chỉ cần tính chung theo một đơn giá. Chẳng hạn, nếu tính đơn giá bình quân 4 triệu đồng/mét vuông, thì 160 mét vuông nhà trong ví dụ trên có giá trị bằng 620 triệu đồng, cũng tương đương với mức giới hạn tiền phải nộp thuế theo dự luật. Theo cách này, thì ai cũng dễ dàng tự tính ra tiền thuế mà mình phải nộp. Việc tính thuế theo một giá này không hề bất công, vì giá chỉ là yếu tố phụ, còn diện tích nhà mới là yếu tố chính. Có thể so với cách tính thuế giá trị gia tăng trước kia là 5-7 bậc, nay còn 3 bậc và sẽ tiến tới chỉ còn một mức thuế suất. Càng ít bậc thuế thì càng đơn giản, công bằng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Luật Thuế nhà, đất cần ấn định rõ tổng hệ số đất của tất cả các tầng nhà luôn luôn phải bằng 1, nhằm khuyến khích xây công trình cao tầng để tiết kiệm đất. Nhà cao tầng thì sẽ phải nộp thuế đất rất ít, mà chủ yếu nộp thuế theo diện tích nhà. Không thể để sau này Chính phủ quy định tổng số thuế đất đối với nhà cao tầng lại phải nộp nhiều hơn mấy lần nhà thấp tầng như giải trình của ban soạn thảo. Cần thể hiện quan điểm khuyến khích xây dựng và sở hữu nhà (gia tăng của cải) hơn là khuyến khích việc “ôm” đất (chiếm giữ nguồn tài nguyên hữu hạn).

___________________________

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

 

 Bài gửi đi:

ĐÒI HỎI CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Luật sư Trương Thanh Đức

Nhà đất gắn liền với cuộc sống của tất cả mọi người và mọi hoạt động của xã hội, là thứ tài sản không di dời, cất dấu được và đòi hỏi phải kèm theo giấy tờ pháp lý chặt chẽ. Do vậy, thuế nhà đất là mối quan tâm đặc biệt của mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức. Thế nhưng, Dự thảo Luật Thuế nhà đất chưa làm sáng tỏ được 3 vấn đề về mục tiêu, nghĩa vụ nộp thuế và căn cứ tính thuế.

Mục tiêu của Dự luật không rõ ràng

Ban soạn thảo chỉ đưa ra 4 mục tiêu của Dự luật, nhưng đếm đi tính lại, thì thấy ít nhất là 7 mục tiêu sau: Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với nhà, đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả; hạn chế đầu cơ nhà, đất; khuyến khích thị trường bất động sản phát triển; khắc phục các hạn chế của thuế nhà, đất hiện hành; phù hợp với thông lệ quốc tế; và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các điều khoản của Dự luật đã được xây dựng bám sát mục tiêu đầu tiên là nhằm “tăng cường quản lý của Nhà nước đối với nhà, đất”. Đây là một mục tiêu chệch hướng, vì một đạo luật về thuế thì mục tiêu hàng đầu phải là phục vụ cho việc thu thuế, chứ không thể thay thế vai trò của hàng loạt đạo luật trực tiếp điều chỉnh về bất động sản như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng,… Tương tự là mục tiêu “khuyến khích thị trường bất động sản phát triển” cũng không nên đặt ra ở đây.

Đặt ra quá nhiều mục tiêu, nên Dự luật cũng chưa giải quyết được mục tiêu tài chính thứ hai là “sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất”. Để đạt được các mục tiêu tài chính, thì cần phải tăng mạnh thuế suất đối với nhà đất vượt quá nhiều lần hạn mức. Nếu như thuế suất cao nhất của thuế thu nhập cá nhân gấp tới 7 lần thuế suất khởi điểm, thì Luật này ít nhất phải gấp 10 lần, chứ không phải chỉ để ở mức chênh nhau 3 lần như Dự luật.

Nghĩa vụ nộp thuế là những ẩn số

Là một đạo luật điều chỉnh một vấn đề rất phức tạp, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của hàng chục triệu người nộp thuế, nhưng lại được viết quá ngắn gọn chỉ với 13 điều luật và chưa đầy 5 trang giấy, trong đó có tới 10 lần “chuyển” trách nhiệm cho Chính phủ. Nếu cứ viết sơ sài, chung chung như Dự luật, thì vừa không đúng với đòi hỏi của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vừa gây khó cho người nộp thuế. Chắc chắn sau này nghị định và thông tư hướng dẫn sẽ lại dài gấp hàng chục lần Luật (cũng giống như tình trạng của các luật thuế khác). Phải chăng viết cụ thể, chi tiết, đầy đủ thì khó thuyết phục và khó thông qua Quốc hội?

Điều 84 của Hiến pháp đã đặt ra nguyên tắc hiến định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn “quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Do vậy, nghĩa vụ đóng thuế của mọi cá nhân và tổ chức phải được luật hoá chi tiết, cụ thể. Người nộp thuế được quyền đòi hỏi chính đáng là sau khi đọc xong Luật Thuế nhà đất, có thể ước tính được số tiền mình phải đóng thuế. Nhưng theo Dự luật này thì không ai có thể hình dung rằng mình sẽ phải nộp bao nhiêu và nộp thế nào, vì hạn mức tính thuế, đơn giá tính thuế, hệ số tầng nhà,… đều là những ẩn số. Người nộp thuế chỉ phỏng đoán rằng thuế sẽ tăng lên chứ không giảm xuống, nhưng không thể biết sẽ phải nộp nhiều gấp mấy lần trước kia. Như vậy, quyền đánh thuế hay không đánh thuế và đánh thuế cao hay thấp không thật sự còn là của Quốc hội nữa, mà là của Chính phủ và Bộ Tài chính. Vì vậy, đề nghị tất cả những vấn đề cơ bản, ảnh hướng đến nghĩa vụ nộp thuế, thì cần phải được quy định rõ trong Luật, chứ không thể đẩy hết sang cho Chính phủ. Chẳng hạn, hệ số phân bổ cho các tầng đối với nhà nhiều tầng (Điều khoản 6.2.3 về Giá tính thuế đối với nhả ở) là nội dung đã có quy định ổn định hàng chục năm nay, cần phải được ấn định rõ trong Luật. Hay hạn mức đất làm căn cứ tính thuế là một trong những nội dung cơ bản của Luật, cần được ấn định rõ, chứ không thể giao cho Chính phù quy định (Điều khoản 7.2 về Thuế suất).

Căn cứ tính thuế nhà thiếu hợp lý

Theo Dự luật, thì phải nộp thuế nhà đối với phần nhà có giá trị trên 600 triệu đồng, tính theo đơn giá xây dựng đối với từng loại công trình và thời hạn sử dụng. Ban soạn thảo lý giải giá trị này là dựa trên con số diện tích nhà bình quân không phải nộp thuế là 37,5 m2/người. Với căn cứ tính thuế này, giả sử đơn giá xây dựng 4 triệu đồng/m2, thì căn nhà trên 150 m2 sẽ phải nộp thuế, không cần biết chỉ sử dụng cho 1 người hay cho 10 người ở. Đó là điều bất công, xa rời mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhà đất.

Về cơ sở tính toán, mỗi căn nhà, ngoài dữ liệu cơ bản là diện tích, còn phải tính theo từng loại, cấp, hạng nhà và từng năm sử dụng. Theo một số liệu mới công bố gần đây của Bộ KH&ĐT, thì trên 50% nhà ở đô thị có tuổi thọ trên 50 năm. Nếu tính theo thời gian sử dụng, thì giá trị những căn nhà này còn lại không đáng kể, nên về nguyên tắc sẽ không phải nộp thuế nhà hoặc chỉ nộp một số rất ít.

Do vậy, cần thay vì đánh thuế trên giá trị nhà bằng việc chỉ đánh thuế đối với phần diện tích nhà vượt hạn mức sử dụng, thì sẽ đơn giản và công bằng hơn rất nhiều. Giả sử hạn mức nhà ở không phải nộp thuế là 40 m2/người, thì một gia đình có 4 người, phải nộp thuế đối với phần diện tích nhà vượt quá 160 m2 là hoàn toàn hợp lý, dù là ở thành phố hay nông thôn.

Đặc biệt, để giản tiện và hiệu quả trong việc thu thuế, thì không nên tính giá nhà theo nhiều loại công trình và nhiều thời gian sử dụng khác nhau, mà chỉ cần tính chung theo một đơn giá. Chẳng hạn, nếu tính đơn giá bình quân 4 triệu đồng/m2, thì 160 m2 nhà trong ví dụ trên có giá trị bằng 620 triệu đồng, cũng tương đương với mức giới hạn tiền phải nộp thuế theo Dự luật. Theo cách này, thì ai cũng dễ dàng tự tính ra tiền thuế mà mình phải nộp. Việc tính thuế theo một giá này không hề bất công, vì giá chỉ là yếu tố phụ, còn diện tích nhà mới là yếu tố chính. Có thể so với cách tính thuế giá trị gia tăng trước kia là 5-7 bậc, nay còn 3 bậc và sẽ tiến tới chỉ còn một mức thuế suất. Càng ít bậc thuế thì càng đơn giản, công bằng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Luật Thuế nhà đất cần ấn định rõ tổng hệ số đất của tất cả các tầng nhà luôn luôn phải bằng 1, nhằm khuyến khích xây công trình cao tầng để tiết kiệm đất. Nhà cao tầng thì sẽ phải nộp thuế đất rất ít, mà chủ yếu nộp thuế theo diện tích nhà. Không thể để sau này Chính phủ quy định tổng số thuế đất đối với nhà cao tầng lại phải nộp nhiều hơn mấy lần nhà thấp tầng như giải trình của Ban soạn thảo. Cần thể hiện quan điểm khuyến khích xây dựng và sở hữu nhà (gia tăng của cải) hơn là khuyến khích việc “ôm” đất (chiếm giữ nguồn tài nguyên hữu hạn).

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——–

Bài viết đăng trên chuyên mục Diễn đàn Tài chính – Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 39 ngày 17-9-2009:

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,506