116. Xử phạt để đảm bảo công bằng mua bán điện

(NTNN) – Nếu ngành điện cắt điện không thông báo trước, không đúng với lịch thông báo, không có lý do chính đáng thì ngành điện phải bồi hoàn cho khách hàng bị thiệt hại và bị xử phạt theo luật định.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Chiều 23-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trao đổi với NTNN xung quanh Nghị định số 68/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Trường hợp ngành điện ký hợp đồng với người mua điện, không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, trong bối cảnh không có lý do “bất khả kháng” sẽ phải bồi hoàn thiệt hại. Đây là vấn đề trong Nghị định được dư luận hết sức quan tâm, vì lâu nay chúng ta vẫn thường quan niệm rằng, ngành điện là ngành độc quyền.

Việc cắt điện không báo trước hoặc không đúng với thông báo gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, theo ông sẽ được xử lý như thế nào?

– Những hiện tượng như vậy, tôi cho rằng không phải là phổ biến nhưng đó cũng là biểu hiện của quan hệ không bình đẳng giữa người bán và người mua. Nghị định 68/2010 vừa được ban hành sẽ khắc phục tình trạng đó.

Nói cách khác, Nghị định sẽ nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật và tôn trọng lợi ích của bên bán và bên mua. Nếu ngành điện cắt điện không thông báo trước, không đúng với lịch thông báo, không có lý do chính đáng thì ngành điện phải bồi hoàn cho khách hàng bị thiệt hại và bị xử phạt theo luật định.

Băn khoăn của người sử dụng điện là việc thanh kiểm tra, xử lý theo quy định liệu có được thực hiện công bằng? Nhất là việc xác định lý do của ngành điện thế nào là “bất khả kháng” không phải đơn giản?

– Điều 32 của Nghị định đã nêu rõ, Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định cụ thể trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực. Vì vậy, Bộ sẽ có những thông tư hướng dẫn đi kèm để thực hiện, đảm bảo công bằng cho cả hai bên bán và mua. Dựa trên những quy định, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xác định trong từng trường hợp cụ thể những lý do chính đáng hay không chính đáng của ngành điện.

Các đơn vị như: Cục Điều tiết điện lực; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Thanh tra ngành Công Thương và hệ thống chính quyền địa phương được quy định phải có nghĩa vụ và tránh nhiệm thanh, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực điện lực. Với việc nâng mức phạt tiền tối đa lên tới 40 triệu đồng sẽ tăng tính răn đe và đảm bảo sự công bằng cho cả người bán và người mua.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Thiều Dương – Giám đốc Công ty Luật Đại Việt:

Trước khi khởi kiện, các cá nhân, doanh nghiệp phải xem kỹ hợp đồng đã ký với ngành điện ở các khía cạnh như: Ngành điện có thể cắt điện trong những trường hợp nào, trường hợp nào phải đền bù, trường hợp nào không, cắt điện phải báo trước bao nhiêu lâu… Nếu ngành điện vi phạm các quy định của pháp luật về việc cung cấp điện hoặc các điều khoản trong hợp đồng thì cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa.

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI:

Các doanh nghiệp bị thiệt hại do cúp điện có thể khởi kiện đòi bồi thường, nhưng việc xác định thiệt hại là rất khó. Thế nhưng, dù khó khăn thậm chí sẽ phiền toái khi các nhà cung cấp điện phản ứng, nhưng tôi ủng hộ việc kiện ngành điện. Ít nhất cũng để ngành điện nhận ra trách nhiệm của mình.

Thanh Xuân (thực hiện)

——————————————–

Nông thôn ngày nay 24-6-2010:

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.421. Năm mới 2025: Cấp thiết gỡ "nút thắt của...

Năm mới 2025: Cấp thiết gỡ "nút thắt của nút thắt" để đất nước vươn...

Trích dẫn 

3.972. Những kỷ lục "khủng" liên quan đến đấu...

Những kỷ lục "khủng" liên quan đến đấu giá đất năm 2024. (ĐTM) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,619