119. Nhiều ngân hàng khó hoàn thành lộ trình tăng vốn pháp định

(ĐBDN) – Hơn 5 tháng nữa, các ngân hàng thương mại sẽ phải hoàn thành việc tăng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141 của Chính phủ. Song, với tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại khó có khả năng hoàn thành được lộ trình này.

Nghị định 141 được Chính phủ ban hành từ tháng 11. 2006, quy định các ngân hàng thương mại phải đạt mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng trước ngày 31.12.2010. Nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, gần 4 năm qua, mới chỉ có 17 ngân hàng thương mại đáp ứng mức vốn pháp định, còn tới 23 ngân hàng thương mại  chưa đáp ứng yêu cầu này. Trong số các ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu thì đến thời điểm này cũng mới chỉ có 2 ngân hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng, Nghị định 141 được ban hành vào đúng thời điểm cổ phiếu ngân hàng đang được mệnh danh là cổ phiếu vua. Trong bối cảnh đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại thông qua phát hành cổ phiếu khá thuận lợi. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008-2009 đến nay, việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, từ  đầu năm 2009 đến nay, khối lượng và giá trị nhiều phiên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đều thấp, và chỉ cổ phiếu của các ngân hàng lớn mới đủ sức thu hút các nhà đầu tư chứng khoán. Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các ngân hàng nhỏ đều rất khó khăn. Bên cạnh đó, do khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc tìm kiếm các cổ đông chiến lược nước ngoài cũng không đơn giản. Mặt khác, theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng thì các tổ chức có tư cách pháp nhân chỉ được góp vốn vào một ngân hàng và tỷ lệ vốn góp không vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng đó khiến việc huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân cũng trở nên khó khăn hơn so với thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 141.

Trướác tình trạng này Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chậm nhất trước ngày 30.6.2010 phải trình Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, bảo đảm mức vốn pháp định theo quy định của Nghị định 141. Đối với các tổ chức tín dụng không bảo đảm lộ trình tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141 hoặc không được chấp thuận tăng vốn điều lệ thì chậm nhất đến ngày 30.9 năm nay phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của mình thông qua việc sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng thương mại khác hoặc tự giải thể… Đây là giải pháp nhằm loại bỏ những ngân hàng yếu kém, không đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Các giải pháp này cũng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại ứng phó linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tiềm lực tài chính của mình. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên kiên quyết thực hiện đúng lộ trình tăng vốn pháp định đã được xác định, để góp phần xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại mới đây đã  đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ gia hạn lộ trình hoàn thành việc tăng vốn pháp định cho các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng đô thị mới được nâng cấp từ ngân hàng nông thôn. Theo Giám đốc Pháp chế Ngân hàng Bảo Việt Trương Thanh Đức, giải pháp sáp nhập các ngân hàng mới là phép cộng giản đơn, chưa đủ khả năng làm tăng thêm sức mạnh cho ngân hàng mới cũng như cho toàn hệ thống. Trong khi đó, rủi ro của một ngân hàng thương mại có thể gây ảnh hưởng rộng vì hiện nay, thị trường II (thị trường huy động vốn giữa các ngân hàng) được cho là nguồn cung cấp vốn chính cho nhiều ngân hàng tại nước ta.

Lê Bình

—————————————————–

Người Đại biểu nhân dân 20/07/2010:

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.860. Chung cư mini lần đầu được quy định cụ...

3.860. Chung cư mini lần đầu được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 223,864