Gian nan tăng vốn ngân hàng.
(KTSG) – Hàng chục ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đang trong tình thế gian nan: phải tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010. Cửa ải này còn chưa biết có vượt qua được hay không, thì một thách thức mới lại được đặt ra: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tuyên bố lộ trình tăng vốn pháp định lên 5.000-10.000 tỉ đồng trong mấy năm tới.
9 năm tăng 600 lần
Cho đến cuối năm 2001, mức vốn pháp định đối với ngân hàng TMCP nông thôn chỉ là 5 tỉ đồng, ngân hàng TMCP đô thị là 50-70 tỉ đồng theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03-10-1998.
Đến cuối năm 2008, mức vốn pháp định đối với các ngân hàng TMCP (TMCP – không còn phân thành hai loại nông thôn và đô thị) là 1.000 tỉ đồng và cuối năm 2010 là 3.000 tỉ đồng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22-11-2006.
Như vậy là chỉ trong vòng 9 năm, các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ đột biến lên gấp từ 50-600 lần. Đây là một gánh nặng quá sức tưởng tượng đối với phần lớn các ngân hàng. Đó còn là một sự ngược đời nếu xét trên khía cạnh hiệu quả đầu tư vốn: yêu cầu tăng vốn lên đến 70-80%/năm, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng, chỉ khoảng dưới 30%/năm trong chín năm qua.
Gần một chục ngân hàng đã phải gắng gượng mới vượt qua chướng ngại vật 1.000 tỉ đồng vào cuối năm 2008. Đến nay, 20 ngân hàng, chiếm quá một nửa tổng số ngân hàng cổ phần, chưa về đích, trong đó chín ngân hàng mới chỉ đạt một phần ba chặng đường. Như vậy, chỉ trong nửa năm nữa, các ngân hàng này buộc phải tăng vốn lên 300%
Trong lúc nhiều ngân hàng đang khó nhọc bước tới cái mốc 3.000 tỉ đồng, thì Thống đốc NHNN lại cảnh báo, sẽ tăng vốn pháp định lên 5.000 tỉ đồng vào năm 2012 và 10.000 tỉ đồng vào năm 2015. Dường như chính sách là nhằm loại trừ các ngân hàng tốp dưới, để tạo ra toàn ngân hàng khổng lồ (so với nền kinh tế trong nước) chứ không phải với mục tiêu là nhằm nâng cao chất lượng và an toàn hoạt động của các ngân hàng như vẫn đang tuyên bố.
Yêu cầu tăng vốn quá nhanh đồng nghĩa với sức ép mở rộng quy mô, tăng nhanh dư nợ tín dụng, tăng trưởng nóng. Điều này đã, đang và sẽ tất yếu dẫn đến rủi ro phát triển nóng, là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất trong hoạt động ngân hàng.
NHNN liên tiếp phát đi thông điệp không nhân nhượng với các ngân hàng không tăng đủ vốn pháp định. Dường như có sự đánh đồng ngân hàng nhỏ là ốm yếu, ngân hàng to là khỏe mạnh. Trong khi chất lượng của ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ quản trị, điều hành; bảo đảm các tỷ lệ an toàn vốn; mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng… Còn mức vốn điều lệ chỉ là một trong những yếu tố bảo đảm an toàn, chứ không quyết định chất lượng, hiệu quả.
Tăng vốn lên bao nhiêu chăng nữa, mà NHNN không kiểm soát được hoạt động kinh doanh, không tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ mất an toàn, thì cũng vô nghĩa. Tăng vốn không đồng nghĩa với việc tăng chất lượng tài sản có; phân loại nợ chính xác và giảm tỷ lệ nợ xấu; tăng chất lượng quản trị, điều hành; tăng hiệu suất lợi nhuận. Ngược lại, dù vốn thấp, nhưng quản lý tốt, thì cũng vẫn bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Bao nhiêu vốn thì đủ là do các ngân hàng tự quyết định, dựa trên tiêu chí an toàn vốn và điều kiện liên quan như mở mỗi chi nhánh phải có từ 50-100 tỉ đồng vốn. Thị trường chứ không phải là mức vốn pháp định tạo ra ngân hàng lớn.
Mặt khác, cần có đủ loại ngân hàng lớn, vừa và nhỏ, phù hợp với đại đa số khách hàng trên thị trường là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng, theo quy định được phép cho vay mỗi doanh nghiệp tới 150 tỉ đồng. Số tiền đó đã lớn gấp rưỡi tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp được xếp vào loại lớn theo quy định của Chính phủ. Vậy liệu có cần thiết ép buộc tất cả các ngân hàng phải trở thành những doanh nghiệp siêu lớn? Là ngân hàng nhỏ, thì càng dễ hợp nhất, sáp nhập, giải thể. Nếu bị phá sản, thì ngân hàng càng nhỏ càng ít gây nguy hiểm cho hệ thống. Bắt phải tăng vốn, buộc phải lao vào chạy đua, đã ốm yếu càng nguy nan.
Việc ép tăng vốn quá nhanh là một quyết định chưa thấu đáo, thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với quy luật phát triển của thị trường. Vì vậy ngừng, giãn tiến độ tăng vốn là điều nên làm để tránh một cuộc khủng hoảng đáng tiếc.[2]
Gian nan tăng vốn
Tăng vốn là việc bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cổ đông mới, với giá thấp nhất là bằng mệnh giá. Việc tăng vốn chỉ hợp lý khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng không thấp hơn tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận của không ít ngân hàng chỉ đạt dưới 10% và cổ tức thì còn thấp hơn nhiều, giá cổ phiếu của ngành ngân hàng đã bị tụt giảm một cách thảm hại, thậm chí là dưới mệnh giá và tính thanh khoản rất thấp (mà nguyên nhân chính là do tăng vốn quá nhanh). Do đó bài toán tăng vốn là vô cùng nan giải, đặc biệt là khối lượng cổ phần phát hành mới quá lớn, đến mức bội thực. Quyền lợi mua cổ phần của cổ đông ngân hàng trong trường hợp này trở thành hữu quyền vô lợi.
Nếu không tăng được vốn, thì nguy cơ bị xoá sổ cận kề phía trước, khi mà Thống đốc NHNN đã tuyên bố sẽ áp dụng nhiều biện pháp để thực hiện đúng lộ trình tăng vốn, kể cả phương án bắt buộc sáp nhập các ngân hàng. Nếu việc hợp nhất, sáp nhập là do tự nguyện theo quy luật thị trường thì không có gì đáng ngại. Nhưng đứng trước tình thế ép buộc sáp nhập chỉ để dồn cho đủ mức vốn pháp định, thì không thể không lo lắng cho sự an nguy của nền kinh tế.
Có thể thấy một loạt cơ chế, biện pháp hành chính nóng vội, duy ý chí và đá nhau trong việc yêu cầu tăng vốn điều lệ.
Năm 2008, NHNN cho phép thành lập mới gần một chục ngân hàng, với số vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Các ngân hàng này cũng buộc phải tăng vốn lên gấp 3 lần chỉ trong 2 năm chập chững gia nhập thị trường. Nếu như ngân hàng nào đó không thể tăng vốn được (là điều rất bình thường và hoàn toàn có thể xảy ra), thì cũng lại bị giải thể chỉ sau 2 năm khai sinh? Vậy liệu có là tầm nhìn hạn hẹp, với kết cục thì đã thấy trước ngay từ thời điểm cấp phép?
Gần đây, NHNN đã cho phép một số ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng được niêm yết trên sàn chứng khoán để tăng cơ hội huy động đủ vốn điều lệ. Không có gì đảm bảo rằng ngân hàng lên sàn sẽ lập tức kiếm được gấp ba lần số vốn điều lệ hiện hữu. Như vậy, khác nào cho phép các ngân hàng đặt cược với thị trường chứng khoán tập trung? Và hậu quả giải thể, sáp nhập xảy ra trong trường hợp này chắc chắn là xấu hơn khi chưa cho niêm yết.
Rồi yêu cầu tăng vốn cấp tập, nhưng đồng thời lại giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi cá nhân và pháp nhân lần lượt từ 20-40% xuống còn một nửa vào năm 2009 và chỉ còn 5-15% kể từ năm 2011 theo dự thảo Luật các tổ chức tín dụng mới. Như vậy, dù cổ đông có tiềm lực tài chính hùng mạnh thì cũng buộc phải nhường việc mua thêm cổ phần cho người khác. NHNN giải thích rằng, việc giảm tỷ lệ sở hữu là để tránh nguy cơ một nhóm nhỏ cổ đông chi phối hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, chi phối gồm hai dạng, làm cho hoạt động của ngân hàng xấu đi hoặc tốt lên. Vậy, không hiểu tại sao người ta lại chỉ nghĩ đến việc xấu? Mà để tránh việc xấu thì đã có hàng chục cơ chế luật pháp ràng buộc như: chủ tịch HĐQT không được kiêm tổng giám đốc; bắt buộc phải có ít nhất một nửa số thành viên HĐQT độc lập và không điều hành; cấm cho thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành vay vốn; tổng dư nợ đối với tất cả các cổ đông lớn và một số đối tượng khác không quá 5%…
Sáp nhập liệu có là giải pháp tốt?
Quan điểm thúc đẩy việc tăng vốn bằng hợp nhất, mua bán, giải thể, sáp nhập là cho rằng đang thừa ngân hàng. Vậy, tại sao tình trạng cho vay nặng lãi trong xã hội lại tràn lan và nặng nề như hiện nay? Phải chăng là vì còn thiếu ngân hàng hay vì toàn ngân hàng to hàng ngàn tỷ, không còn ngân hàng nhỏ phục vụ những nhu cầu nhỏ lẻ, đa dạng, tất yếu của cuộc sống?
Nếu thực sự tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ hoạt động, theo quy luật mèo nhỏ bắt chuột nhỏ, thì sẽ không xảy ra tình trạng, nhỏ cản mũi lớn, làm rối thị trường. Lỗi là nhiều ngân hàng vốn dĩ nhỏ bé, nhưng lại cứ bắt nó phải lớn nhanh như Thánh Gióng. Người khổng lồ, nhưng chân đất sét, cho nên nó thiếu vững chắc và làm cho thị trường chao đảo. Nếu ngân hàng nhỏ chỉ được hoạt động trong phạm vi một vài tỉnh, với vài chi nhánh, chỉ huy động và cho vay các món nhỏ, đúng với năng lực và các giới hạn luật định, thì sao nó có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Đòi hỏi liên tục tăng vốn điều lệ với tốc độ chóng mặt, đồng thời yêu cầu phải sáp nhập bắt buộc do suy diễn là vì yếu kém nên không tăng được vốn. Lo sợ các ngân hàng nhỏ làm loạn thị trường, nên sáp nhập nhằm giảm bớt ngân hàng, thì liệu có mâu thuẫn khi dẫn tới khả năng một hoặc một nhóm ngân hàng lớn sẽ thao túng thị trường tài chính, tiền tệ? Cho rằng sắp xếp lại, để càng ít ngân hàng, càng dễ kiểm soát, liệu có tạo ra một nghịch lý khác là ngân hàng càng lớn, thì càng phức tạp và lại càng khó kiểm soát?
Sẽ có những ngân hàng vẫn cố gắng tăng vốn nhưng không về được đích 3.000 tỷ đồng. Khi ấy mới buộc chấm dứt hoạt động hoặc sáp nhập thì chỉ càng thêm rắc rối. Và điều quan trọng hơn là, lấy gì khẳng định rằng sáp nhập vào sẽ mạnh lên? Nhất là mấy ngân hàng yếu kém sáp nhập lại với nhau thì chỉ có cộng thêm vốn, chứ những yếu tố khác ít có cơ hội nhân lên, nếu không muốn nói là còn yếu đi. Mấy ngân hàng thiếu vốn sáp nhập với nhau sẽ cho ra một ngân hàng có đủ vốn pháp định, đúng với ý chí của NHNN, nhưng không mang lại đội ngũ quản lý giỏi hơn, không có được chất lượng hoạt động tốt hơn, càng không có gì bảo đảm cho sự an toàn hơn.
Một ngân hàng yếu kém thì cần phải chấm dứt hoạt động, nếu đó là yếu kém do nguyên nhân khác. Còn nếu chỉ vì lý do không đạt được một mức vốn pháp định quá cao so với mặt bằng nền kinh tế, mà lại nhập vào nhau, thì chỉ là phép cộng giản đơn, không làm tăng thêm sức mạnh gì cho chính nó cũng như cho toàn hệ thống, thậm chí còn là ngược lại.
Bài viết đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 24/10-6-2010:
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI
- Đã được gia hạn đến 31-12-2010
1 trong 7 bài (trên tổng số 34 bài) giới thiệu trên bìa 1. - > 90 trang đăng lại (16h30 ngày 01-9-2010 xuất hiện 36.400 lượt trên Google):
- http://60s.com.vn/index/2730068/15062010.aspx
- http://agriseco.com.vn/TabId/206/ArticleId/77019/PreTabId/93/Default.aspx
- http://azgo.vn/kinh-te/tai-chinh/48863-gian-nan-tang-von-ngan-hang
- http://baochungkhoan.com/tin-tuc/-gian-nan-tang-von-ngan-hang–9-137.html
- http://baoonline.vn/kinh-te/kinh-te/gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://bdslinhanh.com/?Tab=newdetails&n_id=501
- http://cafef.vn/20100615055744515CA34/gian-nan-tang-von-ngan-hang.chn
- http://canthostock.net/index.php?action=recent
- http://cfo.com.vn/Tin-11093/tai-chinh-ngan-hang/gian-nan-tang-von-ngan-hang
- http://chinaru.vn/tin-tuc/kinh-doanh/ngan-hang/18568-gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://dnhn.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=64&ID=8307
- http://dinhgia.com.vn/?artid:19577:Gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://forum.sanotc.com/3529636/tro-choi-cua-ca-lon.aspx
- http://ginggong.com/news-search/gian+nan+t%c4%83ng+v%e1%bb%91n.html
- http://home.vnn.vn/gian_nan_tang_von_ngan_hang-51118080-642539588-0
- http://kimbao-daklak.com/?id=chitiet&IDBV=321&IDLBV=22
- http://klvn.vn/home/tin-tai-chinh/31135-gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://levuhoang.com/2010/06/15/gian-nan-tang-v%e1%bb%91n-ngan-hang/
- http://m.bsi.com.vn/NewsDetail.aspx?id=90068&cat=4
- http://nhahanoivn.vn/index.php?page=productView2&viewParent2=281&id=2138
- http://no2.vn/content.php/10614-Chi%CC%81nh-phu%CC%89-ha%CC%80ng-loa%CC%A3t-ca%CC%81c-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-ch%C3%A2u-A%CC%81-ma%CC%A3nh-tay-ng%C4%83n-bong-bo%CC%81ng-b%C3%A2%CC%81t-%C4%91%C3%B4%CC%A3ng-sa%CC%89n
- http://nganhangonline.com/gian-nan-tang-von-ngan-hang-16959.html
- http://news.sinhviennganhang.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=251
- http://officeonline.vn/?page=news&act=detail&id=554225
- http://sanmuabandoanhnghiep.com.vn/news.php?do=detail&id=15489
- http://sgpixel.vn/content.php/10422-Gian-nan-t%C4%83ng-v%E1%BB%91n-ng%C3%A2n-h%C3%A0ng
- http://thanhgiong.vn/Home/To-Quoc/NewsDetail.aspx?id=4121
- http://thegioidiaoconline.com.vn/index.php?option=news&func=item&l1=1&l2=18&id=3236
- http://thienvietqng.com.vn/index.php?dis=16301&kh=0211
- http://thuchanhchungkhoan.com/?act=detailnews&ma=12812&madm=41
- http://tiemnangviet.com/ngan-hang/sub-ngan-hang/2324–gian-nan-tang-von-ngan-hang-.html
- http://tintuc.xalo.vn/002035346672/gian_nan_tang_von_ngan_hang.html
- http://toancanhchungkhoan.com/Default.aspx?pageid=187&mid=862&breadcrumb=650&intSetItemId=650&action=docdetailview&intDocId=17913
- http://topica.edu.vn/index.php/vi/chuong-trinh-dao-tao/cu-nhan-tai-chinh-ngan-hang/tin-tuc-chuyen-nganh/506-gian-nan-tang-von-ngan-hang
- http://trustbank.com.vn/Pages/NewsDetail.aspx?ar=630
- http://tuantin.vn/tai-chinh/ngan-hang/gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://vangsaigon.com/forum/showthread.php?p=841898831; http://vangsaigon.net/forum/showthread.php?t=5858
- http://vcsc.com.vn/(A(koBbEdBCywEkAAAAYzk1ODBhZTEtMjFiMS00NDc3LWEyNzAtYzFjMmRkYjYxNzFmYwryDITXzarEoHPr8ii9Il88zU81)S(hevfoa55ig5vsc45xyf0m055))/NewsDetail.aspx?ArticleId=35197
- http://vfinance.vn/m12/sm12/n39355/tai_chinh_ngan_hang/gian_nan_tang_von_ngan_hang.htm
- http://vietchinabusiness.vn/tin-tuc/kinh-doanh/ngan-hang/18568-gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://vts.com.vn/tintuc/tabid/157/ctl/Details/mid/947/Details/61270/Default.aspx
- http://worldnews.vn/index.php?Trang=tintuc&Loai=72&Tin=3203
- http://www.7bay.net/tintuc/info/gian-nan-tang-von-ngan-hang.shtml
- http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/56600/index.aspx
- http://www.atsc.com.vn/news.ats
- http://www.avsc.com.vn/portal/news/detail.do?id=56670
- http://www.bangdien.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=63775&Itemid=166
- http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baiviettaichinhnganhang/repository/collaboration/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/taichinhnganhang/nganhanglaisuat/35fcd21e7f00000100b2116817e8378c
- http://www.baomoi.com/Info/Gian-nan-tang-von-ngan-hang/126/4406013.epi
- http://www.baovietbank.vn/Tin-t%E1%BB%A9c—S%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n/Tin-trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/GIAN-NAN-T%C4%82NG-V%E1%BB%90N-NG%C3%82N-H%C3%80NG/pageid/3/ctl/2/itemid/495
- http://www.bloomberg.vn/Trangchu/Baohiem/tabid/382/CurrentModule/1242/Page/2/Default.aspx
- http://www.bsc.com.vn/News/2010/6/14/99445.aspx
- http://www.chaovietnam.vn/tin-tuc-su-kien-2385.aspx
- http://www.dnsc.com.vn/index.php/news/detail/41812
- http://www.doanhnghiepviet.com.vn/index.php?news=10821
- http://www.dautukinhte.com/gian-nan-tang-von-ngan-hang/
- http://www.dinhgia.com.vn/?artid:19577:Gian-nan-tang-von-ngan-hang.html
- http://www.giadinhbank.com.vn/article.php?id=2648
- http://www.hcgf.com.vn/tin-moi-nhat/1348–gian-nan-tng-vn-ngan-hang.html
- http://www.hdbank.com.vn/?ArticleId=40557358-bf1b-4ea1-80db-b940a638ab92
- http://www.horea.org.vn/home/news.php?id=769
- http://www.igi.com.vn/Default.aspx?act=detail&categoryid=105&newsid=1445
- http://www.inhanoi.com.vn/?mod=news_detail&newsid=566
- http://www.intellasia.net/news/tinviet/bai/taichinh/98971.shtml
- http://www.kinhte24h.com/?a=TW&tw=VIEW&view=NEWS&category_id=54&new_id=58973
- http://www.laisuat.vn/Tin-Tuc-Su-Kien-2385.aspx
- http://www.mhbs.vn/news/detail.do?category=TC&id=65225&pager.offset=0
- http://www.msgs.com.vn/vn/front-end/index.asp?website_id=39&menu_id=601&parent_menu_id=437&article_id=42325&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE
- http://www.navis.com.vn/Tin-Tuc.aspx?c=2&id=64563
- http://www.ocs.com.vn/Default.aspx?Id=13204
- http://www.pcdn.vn/index.php/242/755/Gian_nan_tang_von_ngan_hang
- http://www.psi.vn/News/2010/6/14/101256.aspx
- http://www.qtdndhophong.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=335
- http://www.rfc.com.vn/default.aspx?mod=news&fn=detail&id=290
- http://www.sbsc.com.vn/news/detail.do?category=EN&id=140277
- http://www.soixam.com/c42/966396/gian-nan-tang-von-ngan-hang
- http://www.stockbiz.vn/News/2010/6/14/120226/gian-nan-tang-von-ngan-hang.aspx
- http://www.stox.vn/stox/view_news_detail/62081/1/186/gian-nan-tang-von-ngan-hang.stox
- http://www.taichinh24h.com/index.php?page=productView&viewParent=178&viewSub=234&id=4592
- http://www.tapchikinhte.com/gian-nan-tang-v%e1%bb%91n-ngan-hang.html
- http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%BB%99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/1973/Default.aspx
- http://www.thanhgiong.vn/Home/Doanh-Nhan-Tre/NewsDetail.aspx?id=4121
- http://www.thuychung.com.vn/thuvienductai/Newschonloc.asp?page=2&selNam=2010&ntin=&tkhoa=#
- http://www.tiemvangty.com/?module=31&newsID=7216&sid=
- http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/tai-chinh-dau-tu/phan-tich-nhan-dinh/gian-nan-tang-von-ngan-hang/105645.123131.html
- http://www.toitim.net/gian-nan-tang-von-ngan-hang-2127154.html
- http://www.vemaybaycaytram.com/Gian-nan-tang-von-ngan-hang.sid-53210.htm
- http://www.vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/156318-gian-nan-tang-von-ngan-hang.aspx
- http://www.vietwayedu.com/viewnews.aspx?id=26022&sub=15
- http://www.vinabull.com/newsdetail.aspx?newsid=67185&cat_id=11
- http://www.vinacorp.vn/news/gian-nan-tang-von-ngan-hang/ct-397887
- http://www.vincomsc.com.vn/vi/Pages/ViewNews.aspx?tid=301&Id=346847&pidl1=3&pidl2=
- http://www.vnbaorg.info/index.php?option=com_content&task=view&id=5153&Itemid=38
- http://www.vnstockmart.com.vn/News/2010/6/14/95905.aspx
- http://www.vntrades.com/Gian-nan-tang-von-ngan-hang.sid-53210.htm
- http://www.vuiqua.com/c38/967870/gian-nan-tang-von-ngan-hang
- http://www.xaydungnhadat.com/tin-tuc/764d/Gian-nan-tang-von-ngan-hang-.html
- Và hàng chục trang đặt đường link đến các trang trên.
[2] Các đoạn bôi đỏ là Toà soạn đã cắt bớt.