Luật các Tổ chức tín dụng – 2010: Không có ngân hàng tư nhân.
(HP) – Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ năm 2011, thay thế Luật cùng tên ban hành năm 1997 (luật hiện hành). Bên cạnh những điểm mới, nhiều quy định trong luật TCTD-2010 được luật hoá từ những nghị định, thông tư liên quan.
Rõ ràng, chặt chẽ hơn
Về tổng thể, Luật TCTD năm 2010 quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn nhiều so với Luật hiện hành. Điển hình là quy định tại điều 90: “TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho TCTD”.
Nếu không phải là TCTD thì không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “TCTD”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ tương tự dẫn đến có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng rằng đó là một TCTD (điều 5).
Luật mới tiếp tục khẳng định quan điểm không có ngân hàng tư nhân bằng việc quy định: ngân hàng thương mại chỉ được thành lập dưới hình thức duy nhất là công ty cổ phần đại chúng, với tối thiểu là 100 cổ đông, trừ hai trường hợp ngoại lệ là ngân hàng 100% vốn nhà nước và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Giới hạn về sở hữu vốn của ngân hàng đối với mỗi cổ đông bị giảm thấp hơn đáng kể so với luật hiện hành. Trước đây tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của một ngân hàng có thể lên đến 40%, một cá nhân lên đến 20%. Từ cuối năm 2009, tỷ lệ này lần lượt giảm xuống còn 20 và 10%. Luật mới tiếp tục giảm xuống các tỷ lệ tương ứng còn 15% và 5% (điều 55).
Nhân sự khắt khe
Nhân sự của ngân hàng cũng là một trong những nội dung bị quản lý rất chặt chẽ. Chẳng hạn những người từng bị kết án bất kể về tội gì đối với các tội thuộc khung hình phạt trên 3 năm tù, dù được xoá án tích (pháp luật coi như chưa phạm tội) vẫn không bao giờ được làm kế toán trưởng hay giữ chức danh từ giám đốc chi nhánh trở lên (điều 33). Hoặc, nếu Luật Doanh nghiệp chỉ cấm tổng giám đốc của công ty cổ phần không được làm Tổng giám đốc của một doanh nghiệp khác, thì Luật các TCTD năm 2010 cấm cả phó tổng giám đốc ngân hàng không được làm phó tổng giám đốc của doanh nghiệp khác (điều 34). Và nếu vi phạm đương nhiên bị mất tư cách hoặc sẽ bị Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc thực thi quyền hạn (điều 36 và 37).
Ngân hàng thương mại cổ phần bắt buộc phải có thành viên độc lập của hội đồng quản trị (HĐQT) với những tiêu chuẩn, điều kiện rất khắt khe: không phải là người làm việc cho chính ngân hàng trong ít nhất 3 năm trước đó; không sở hữu từ trên 1% vốn điều lệ,… (điều 50). Tổng giám đốc ngân hàng phải có ít nhất 5 năm làm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu ít nhất 3.000 tỷ đồng trở lên (tại thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực) hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán.
Rộng về thẩm quyền, cao về trách nhiệm
Về hoạt động kinh doanh, Luật 2010 ghi nhận mới một số quyền của TCTD như có quyền thỏa thuận với khách hàng về lãi suất, phí cấp tín dụng (điều 91). Đồng thời cũng đưa ra nhiều trách nhiệm khác như: TCTD phải ban hành và gửi cho Ngân hàng Nhà nước một loạt quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh (điều 93).
Về hoạt động tín dụng, Luật hiện hành chỉ quy định việc ngân hàng thương mại không được cho vay đối với cá nhân thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của chính ngân hàng mình. Luật năm 2010 cấm cả việc bảo lãnh, chiết khấu,… với các đối tượng này. Đặc biệt là cấm thêm việc cấp tín dụng đối với cả các doanh nghiệp mà người đại diện vốn cổ phần được bầu làm thành viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát của ngân hàng (điều 126). TCTD cũng không được bảo lãnh phát hành chứng khoán như trước kia (điều 103).
Một điểm rất quan trọng khác về bảo mật thông tin của khách hàng. Nếu như Luật hiện hành chỉ quy định TCTD được quyền từ chối yêu cầu về việc cung cấp thông tin liên quan đến “tiền gửi” và “tài sản” gửi của khách hàng, Luật mới mở rộng hơn một cách đáng kể. Theo đó, TCTD có thêm nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến “tài khoản” và các “giao dịch” của khách hàng (điều 14). Như vậy, gần như toàn bộ các thông tin liên quan đến khách hàng đều được bảo mật.
——
Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội thông qua tháng 6-2010, có hiệu lực từ năm 2011, thay thế Luật cùng tên năm 1997. Có rất nhiều điểm mới trong luật này, trong đó có nhiều vấn đề được luật hoá từ những quy định tại các nghị định, thông tư liên quan. Dưới đây là một số điểm mới nổi bật, được nhiều người quan tâm trong Luật các TCTD năm 2010.
Nhìn về tổng thể, thì Luật này quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn nhưng cũng chặt chẽ hơn nhiều so với Luật hiện hành. Điển hình là quy định tại Điều 90: “TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho TCTD”.
Nếu không phải là TCTD thì không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “TCTD”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ tương tự dẫn đến có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng rằng đó là một TCTD (Điều 5). Và chỉ có TCTD thì mới được phép thực hiện thường xuyên một trong ba hoạt động ngân hàng, đó là huy động vốn, cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán,…) và làm dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Điều 8).
Luật này tiếp tục khẳng định quan điểm không có ngân hàng tư nhân bằng việc quy định: Ngân hàng thương mại chỉ được thành lập dưới hình thức duy nhất là công ty cổ phần đại chúng, với tối thiểu là 100 cổ đông, trừ hai trường hợp ngoại lệ là ngân hàng 100% vốn nhà nước và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Giới hạn về sở hữu vốn của ngân hàng đối với mỗi cổ đông bị giảm thấp hơn đáng kể: Trước đây tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của một doanh nghiệp lên đến 40%, một cá nhân lên đến 20%. Từ cuối năm 2009, tỷ lệ này lần lượt giảm xuống còn 20 và 10%. Và đến Luật này thì tiếp tục giảm xuống tương ứng còn 15% và 5% (Điều 55). Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sở hữu từ 5% vốn trở lên hoặc biến động vốn vượt trên, dưới 5% cũng đều phải được NHNN chấp thuận trước khi thay đổi (Điều 29).
Nhân sự của ngân hàng cũng là một trong những nội dung bị quản lý rất chặt chẽ. Chẳng hạn những người đã bị kết án bất kể về tội gì đối với các tội thuộc khung hình phạt trên 3 năm tù, thì dù đã được xoá án tích (pháp luật coi như chưa phạm tội) vẫn sẽ không bao giờ được phép làm Kế toán trưởng hay giữ chức danh từ Giám đốc chi nhánh trở lên (Điều 33). Hay, nếu Luật Doanh nghiệp chỉ cấm Tổng giám đốc của công ty cổ phần không được làm Tổng giám đốc của một doanh nghiệp khác, thì Luật các TCTD cấm đến cả Phó tổng giám đốc ngân hàng không được làm Phó tổng giám đốc của doanh nghiệp khác (Điều 34). Và nếu vi phạm, thì hoặc là đương nhiên bị mất tư cách hoặc sẽ bị NHNN đình chỉ việc thực thi quyền hạn (Điểu 36 và 37).
Ngân hàng cổ phần còn bắt buộc phải có thành viên độc lập của HĐQT với những tiêu chuẩn, điều kiện rất khắt khe, như không phải là người làm việc cho chính ngân hàng trong ít nhất 3 năm trước đó; không sở hữu từ trên 1% vốn điều lệ,… (Điều 50). Tổng giám đốc ngân hàng phải có ít nhất 5 năm làm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu ít nhất là 3.000 tỷ đồng (tại thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực) hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán.
Về hoạt động kinh doanh, Luật 2010 đã ghi nhận mới một số quyền của TCTD như có quyền thỏa thuận với khách hàng về lãi suất, phí cấp tín dụng (Điều 91). Đồng thời cũng đưa ra nhiều trách nhiệm khác như: TCTD phải ban hành và gửi cho NHNN một loạt quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh (Điều 93).
Về hoạt động tín dụng, Luật 1997 chỉ quy định việc ngân hàng thương mại không được cho vay đối với cá nhân thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của chính ngân hàng mình. Còn Luật 2010 quy định cấm cả việc bảo lãnh, chiết khấu,… với các đối tượng này. Đặc biệt là cấm thêm việc cấp tín dụng đối với cả các doanh nghiệp mà người đại diện vốn cổ phần được bầu làm thành viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát của ngân hàng (Điều 126). TCTD cũng không còn được bảo lãnh phát hành chứng khoán như trước kia (Điều 103).
Một điểm rất quan trọng khác là về bảo mật thông tin của khách hàng. Nếu như Luật hiện hành chỉ quy định TCTD được quyền từ chối yêu cầu về việc cung cấp thông tin liên quan đến “tiền gửi” và “tài sản” gửi của khách hàng, thì Luật mới đã mở rộng hơn một cách đáng kể. Theo đó, TCTD còn có thêm nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến “tài khoản” và các “giao dịch” của khách hàng (Điều 14). Như vậy, gần như toàn bộ các thông tin liên quan đến khách hàng đều được bảo mật. Ví dụ, trước đây giao dịch thanh toán hay giao dịch vay vốn, thế chấp của khách hàng không thuộc diện được bảo mật thông tin, thì theo Luật này, cũng được bảo mật như thông tin về tiền gửi ngân hàng.
Với 161 Điều luật, nhiều hơn Luật hiện hành 30 Điều, nhưng Luật này vẫn cần hàng chục văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Chính phủ và NHNN. Và những văn bản đó sẽ tiếp tục có nhiều quy định mới so với trước kia.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
——-
Bài viết đăng Báo Hải Phòng ngày 20-7-2010