127. Nhiều mặt hàng có thể bị cấm, hạn chế kinh doanh

(KTSG) – Danh mục 92 loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện hiện tại có thể được nâng lên với 101 loại, hoặc hơn nhưng doanh nghiệp lẫn các chuyên gia luật pháp có vẻ không hài lòng với cách cấm hoặc hạn chế kinh doanh mà Bộ Công Thương đang đề xuất.

Điểm đáng chú ý của Dự thảo sửa đổi Nghị định 59 (quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện) vừa được Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap tổ chức lấy ý kiến là bổ sung nhiều mặt hàng trong danh mục này.

Theo đó, cấm kinh doanh có 34 nhóm ngành nghề, trong đó nhóm hàng hóa bị cấm kinh doanh là 24, tăng thêm 6 nhóm ngành nghề và 5 nhóm dịch vụ so với Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Dự thảo cũng sửa đổi bổ sung 4 nhóm ngành nghề bị hạn chế kinh doan; thêm 12 nhóm hàng hóa và 10 nhóm dịch vụ kinh doanh có điều kiện so với hiện hành. Những dịch vụ mới bổ sung gồm có: hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản, đèn trời, thuốc lá, kinh doanh mại dâm, tổ chức đánh bạc, gá bạc, dịch vụ điều tra bí mật, kinh doanh và môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài, môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng, số lượng ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ bị ngăn cấm kinh doanh đã được gia tăng một cách nhanh chóng trong một thập kỷ qua. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 29 loại hàng hóa, dịch vụ bị đặt vào vòng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì đến nay con số đó đã “tăng trưởng” vượt bậc trên 500%.

“Cũng cần xem lại việc có tới gần 30 hoạt động phải có vốn pháp định cho đến thời điểm này là quá nhiều.

Nếu như dịch vụ đòi nợ cũng đòi hỏi phải có vốn pháp định tới 2 tỉ đồng, thì có thể lập luận rằng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng phải có vốn pháp định, dù nhiều dù ít, cũng như phải có vốn điều lệ. Và như vậy thì chúng ta sẽ quay ngược lại với những quy định sai lầm và lỗi thời của Luật Công ty năm 1990″, theo ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Ông Đức cho rằng, cần xem xét bỏ bớt các điều kiện hạn chế, đặc biệt là các lĩnh vực cấm kinh doanh. Chẳng hạn không nên cấm tiệt việc kinh doanh với 34 loại hàng hóa dịch vụ. Ví dụ, “hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản” không nên đưa vào danh mục cấm kinh doanh (mới bổ sung theo Dự thảo Nghị định), mà chỉ cần đặt ra những điều kiện kinh doanh cần thiết, có thể là rất khắt khe.

“Đối với những ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ chưa thể bỏ được các điều kiện ràng buộc, thì cần phải đặt ra các điều kiện đơn giản, rõ ràng, hợp lý, tránh tình trạng về quan điểm, chủ trương chung thì khuyến khích doanh nghiệp tự do kinh doanh, nhưng thực tế thì lại ngăn cấm bằng quá nhiều quy định, không chỉ có trong các luật và nghị định như nêu trong Dự thảo Nghị định, mà còn bằng vô vàn những thông tư và cả công văn nữa”, ông Đức cho hay.

Đại diện các công ty luật, hiệp hội cũng đồng tình rằng, nhà nước đã cố gắng tạo hành lang pháp lý thông thoáng và nâng cao chức năng quản lý của nhà nước hơn là cấm, hạn chế hoặc cấp “giấy phép con” nhưng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn ngày càng được quy định nhiều hơn

Hồng Phúc

————————————————

Thứ Tư, 11/8/2010, 17:27 (GMT+7):

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/38941/

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.860. Chung cư mini lần đầu được quy định cụ...

(VOV GT) - Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ 01/8/2024, nhà ở nhiều tầng nhiều...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,097