013. Củng cố hay làm mới?

(ĐT) – Các hình thức thành văn và bất thành văn của hệ thống giấy phép kinh doanh đã không phải là những nội dung được quan tâm nhiều tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo lần 1 Nghị định Quản lý hệ thống giấy phép kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức cuối tuần qua, như nhiều người dự đoán.

Lý do là, đối với các doanh nghiệp (DN), đó là thực tế không hề xa lạ với họ, thậm chí những gì họ buộc phải gánh chịu còn nặng nề hơn nhiều. Song, câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay là, cơ chế nào cho quản lý hệ thống giấy phép kinh doanh dường như lại chưa thực sự có được những thiết kế phù hợp. Và điều quan trọng hơn, dường như những trông đợi về sự đột phá trong mô hình quản lý mà Ban soạn thảo đưa ra lại không đơn giản chỉ phụ thuộc vào chất lượng của các nội dung được soạn thảo trong Nghị định này.
Một thực tế là, cho dù những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành văn bản pháp luật cũng như giám sát các văn bản này đều đã có, thậm chí là có khá nhiều, song xem ra hiệu quả thực tiễn của những hoạt động này gần như không đạt được mục đích. Ngay đại diện của Bộ Tư pháp cũng thừa nhận rằng, cơ quan có chức năng kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp là Cục Kiểm tra văn bản hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Và đương nhiên, hệ quả là, theo ông Đống Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Dược, “rừng giấy phép” xuất hiện ngày càng khó kiểm soát và để hoạt động được DN phải có một “tập các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện…”.
Tuy nhiên, việc thiết kế mô hình Hội đồng Quốc gia về giấy phép kinh doanh lại đang có rất nhiều ý kiến khác nhau. E ngại không chỉ bởi việc xuất hiện thêm một cơ quan liên ngành trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, mà còn bởi cả tính hiệu quả quản lý của mô hình này cũng như khả năng chồng chéo trong hoạt động. Ông Vũ Ngọc Phương, Tổng giám đốc PT Corp. Ltd dù coi mô hình này có thể là một bước đột phá, song cũng băn khoăn về sự tham gia của đại diện các bộ, ngành trong Hội đồng. “Có lẽ, cần phải có cơ chế quan sát viên để tránh hiện tượng đặc quyền, đặc lợi của các bộ khi xây dựng những quy định liên quan đến quyền hạn của chính bộ đó. Hơn thế, mô hình này cần phải được xác định quyền lực, bởi nếu chỉ mang tính tư vấn thì hiệu quả đạt được không cao khi người có thẩm quyền quyết định không đồng ý theo”, ông Phương đề xuất.
Hơn thế, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng này được Dự thảo đặt ra rất lớn, như giám sát ban hành và thực hiện hệ thống giấy phép kinh doanh; giúp Thủ tướng Chính phủ thẩm định tính hợp pháp, hợp lý và cần thiết của giấy phép dự kiến ban hành; tiếp nhận các ý kiến, đề xuất của các hiệp hội DN… trong việc sửa đổi hoặc bãi bỏ giấy phép; nhân danh Chính phủ thực hiện rà soát toàn bộ hoặc từng phần hệ thống giấy phép kinh doanh khi cần thiết… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, với mô hình “liên ngành” được thiết kế thì sự đột phá có thể được tạo ra như kỳ vọng hay không, hay lại tồn tại theo kiểu hình thức như rất nhiều hội đồng hiện nay?
Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI còn đặt giả thiết rằng, hiệu lực của mô hình này đến đâu khi các bộ, ngành sẽ tìm cách đẩy các quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh… vào các luật đang được xây dựng và sửa đổi để nâng “giấy phép con” lên hàng “con đẻ của luật, pháp lệnh”. Và như vậy, những cải cách rất lớn mà Dự thảo Nghị định đưa ra chỉ có thể dừng lại ở lý thuyết. Đây cũng một trong những lý do để ông Võ Liễu, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô cho rằng, nên chăng để phần việc này cho Bộ Tư pháp và kêu gọi Bộ Tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, tỷ lệ DN hoài nghi về hiệu quả của sự kêu gọi này rất lớn. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam cho rằng, không thể trông chờ vào việc củng cố hoạt động của Cục Giám sát văn bản của Bộ Tư pháp, mà cần phải xây dựng một cơ quan độc lập, có chức năng giám sát một cách hiệu quả. “Ngay cả với các bộ, ngành thì cũng không thể kỳ vọng họ tự bãi bỏ các loại giấy phép, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, vì điều này gắn chặt với quyền lợi của các bộ. Chúng tôi đã từng có ý kiến rất nhiều liên quan đến vấn đề này, nhưng hầu như không nhận được phản hồi và hiệu quả của những lần góp ý này chỉ được thực hiện khi có sự góp mặt của báo chí”, ông Hải nói.

Bảo Duy

—————————–

Đầu tư ngày 10-4-2006:

http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=1706

(94/977)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,888