139. “Cởi trói” cho doanh nghiệp tự in hóa đơn

(ĐT) – Tình trạng doanh nghiệp (DN) phải xếp hàng tại các cơ quan thuế để mua hoá đơn sẽ chấm dứt kể từ đầu năm tới, khi Thông tư hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực.

Đánh giá về Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, việc cho phép DN được tự in tất cả các loại hoá đơn và các loại chứng từ khác có tính chất tương tự như hoá đơn là cam kết của Bộ Tài chính trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, nhằm tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế nói chung, DN nói riêng.

Theo Dự thảo Thông tư này, DN thành lập trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất – kinh doanh; DN có mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên đều được in hoá đơn để sử dụng.

ước tính, với điều kiện như vậy, cả nước sẽ có khoảng 350.000 DN được in hoá đơn để sử dụng, thay vì phải “chầu chực” ở cơ quan thuế để mua hoá đơn như hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Cao Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Tổng cục Thuế), số lượng DN được in hoá đơn còn cao hơn nhiều, bởi ngoài những đối tượng trên, các tổ chức, cá nhân khác cũng được in hoá đơn nếu đáp ứng được các điều kiện.

Ông Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam đánh giá rất cao việc Bộ Tài chính “cởi trói” cho DN trong việc tự in hoá đơn. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động của VFAM, ông Tiền cho rằng, việc quy định DN có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên mới được in hoá đơn là chưa phù hợp, bởi trên thực tế, không phải DN có vốn điều lệ lớn thì sử dụng hoá đơn nhiều và ngược lại. “Những DN kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm chỉ có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, nhưng mỗi tháng phải sử dụng hàng chục quyển hoá đơn, trong khi DN kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản có vốn điều lệ hàng trăm tỷ đồng, nhưng mỗi năm chỉ sử dụng 1 – 2 cuốn hoá đơn”, ông Tiền nói.

Cũng theo ông Tiền, việc quy định trên tờ hoá đơn bắt buộc phải ghi địa chỉ của người bán sẽ gây thiệt hại cho DN, bởi như vậy, tình trạng DN bắt buộc phải huỷ hoá đơn đã in chắc chắn sẽ diễn ra. “Trong số nửa triệu DN hiện nay, đa số phải đi thuê trụ sở làm việc, nên tình trạng DN liên tục phải chuyển trụ sở diễn ra khá phổ biến. Do vậy, nếu trên hoá đơn bắt buộc phải ghi địa chỉ trụ sở DN, thì khi DN chuyển trụ sở buộc phải huỷ toàn bộ số hoá đơn đã in”, ông Tiền lo lắng và đề nghị trên tờ hoá đơn chỉ in tên và mã số thuế của DN, còn địa chỉ DN thì cho phép khắc dấu và đóng vào hoá đơn hoặc in từ máy tính khi phát hành. Nếu quy định như vậy, DN có thể đặt in hoá đơn với số lượng lớn và sử dụng được ngay khi chuyển trụ sở.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, bà Nguyễn Thị Cúc (nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) lại băn khoăn với quy định rằng trên tờ hoá đơn bắt buộc phải in đầy đủ tên của DN, bởi trên thực tế, có nhiều DN có tên rất dài, nếu bắt buộc phải viết đầy đủ sẽ rất phức tạp và không tạo điều kiện cho DN quảng bá thương hiệu, vì khách hàng thường quên tên đầy đủ, mà chỉ nhớ tên viết tắt. “Hiện có nhiều DN có tên đại loại như Công ty TNHH tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, xuất – nhập khẩu tổng hợp XYZ, nếu bắt viết đầy đủ sẽ gây khó khăn cho DN”, bà Cúc lấy ví dụ và kiến nghị cho phép DN viết tên viết tắt như KPMG, AFC, Vietcombak, BIDV…

Theo đại diện nhiều DN, hiện tại, cơ quan thuế quản lý hoá đơn rất chặt, song tình trạng gian lận hoá đơn, buôn bán hoá đơn bất hợp pháp (đặc biệt là hoá đơn giá trị gia tăng) nhằm chiếm đoạt tiền ngân sách vẫn diễn ra tại hầu hết các địa phương và có xu hướng ngày càng phức tạp, vì vậy, việc cho phép DN tự in hoá đơn nếu không có chế tài quản lý chặt chẽ thì tình trạng gian lận hoá đơn khó có thể kiểm soát được. “Việc quản lý hoá đơn hiện tại quá chặt chẽ, ngược lại, quản lý hoá đơn theo quy định mới lại quá thoáng, nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu, thì tình trạng trốn thuế sẽ gia tăng”, đại diện Công ty TNHH Luật VLC lo lắng.

“Với việc cho phép DN được tự in hoá đơn hoặc đặt in hoá đơn, thì tình trạng gian lận hoá đơn, thậm chí buôn bán hoá đơn bất hợp pháp chắc chắn sẽ diễn ra, nhưng không vì thế mà tiếp tục quản lý hoá đơn như hiện nay”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI phát biểu. Theo ông Đức, việc cho phép DN tự in hoá đơn thậm chí còn hạn chế được tình trạng gian lận hoá đơn, bởi DN chắc chắn có ý thức tự bảo vệ hoá đơn của mình hơn là hoá đơn mua của cơ quan thuế như hiện nay.

Mạnh Bôn

—————————————

Đầu tư Thứ sáu, 20/08/2010

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.422. Bố làm chủ tịch, con là tổng giám đốc:...

Bố làm chủ tịch, con là tổng giám đốc: Tập đoàn nghìn tỷ Hóa chất...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,779