Tài sản bị cản
(ANVI) – Đăng ký tài sản tại Việt Nam vẫn đang là một vấn đề pháp lý nhức nhối. Thực tế quy định là cực kỳ bất cập, xin được ví dụ như sau:
Mục đích đăng ký tài sản không rõ ràng: Trong nhiều trường hợp, không thể biết được chính xác mục đích của việc đăng ký tài sản là gì. Chẳng hạn như với ô tô, xe máy, dường như chỉ vì đó là nguồn nguy hiểm cao độ thì phải đăng ký để lưu hành, chứ không nhằm tới quyền sở hữu.
Quy định về đăng ký chưa cụ thể, chưa bao quát: Một số quy định về đăng ký tài sản dẫn chiếu tới pháp luật dân sự, đã bị bế tắc trên thực tế vì chưa có quy định. Ví dụ như mẫu “Sổ đỏ” thì có mục ghi Cây lâu năm, nhưng chưa thấy có hướng dẫn nào về cách ghi nhận.
Quy định về đăng ký thiếu thống nhất: Từ năm 1993 đến nay, có ít nhất 2 cơ quan với 6 loại giấy tờ đăng ký về bất động sản và 3 hệ thống đăng ký bất động sản riêng biệt. Với một số động sản, việc đăng ký mới chỉ được ghi nhận tại thông tư.
Đó cũng chính là một số ý kiến tham luận của Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI tại cuộc Hội thảo ngày 09-9-2013 vừa qua về Luật Đăng ký tài sản – là bản án chế độ pháp lý như cách bình luận vui của Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia biện pha. Vì vậy, hy vọng sớm có một đạo luật về đăng ký tài sản giải quyết được những bất cập kể trên.