140. Ý kiến tham gia Dự luật Bảo hiểm tiền gửi.

(ANVI) – Hội dồng Thẩm định Dự luật Bảo hiểm tiền gửi                                          Hà Nội ngày 30-8-2011

TTĐiều khoảnVấn đềDự thảoĐề nghị
1.  4.2Người được bảo hiểm tiền gửiChỉ có cá nhân–    Cần mở rộng thêm các tổ chức phi lợi nhuận như hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận như tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, công đoàn, quỹ xã hội, quỹ từ thiện,…

–    Khuyến khích các đối tượng này gửi tiền nhàn rỗi vào TCTD

–    Bảo vệ quyền lợi cho số đông, bảo đảm ổn định xã hội

2.  8Về Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửiNHNN–    Đề nghị xem lại cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm phát huy tốt nhất sự an toàn, khách quan và hiệu quả của thiết chế bảo hiểm tiền gửi;

–    Là NHNN thì hợp lý hơn cơ quan khác như thế nào?

–    Có trở thành cơ chế khép kín, thiếu độc lập, khách quan, thậm chí bị vô hiệu hoá hay không?

3.  13Vai trò, quyền và trách nhiệm của BHTG19 trách nhiệm, quyền hạn–    Quá mờ nhạt;

–    Chỉ làm thủ quỹ và chi trả khi TCTD đã đổ vỡ, phá sản, vĩnh viễn mất khả năng thanh toán;

–    Cần quy định vai trò cứu giúp, hỗ trợ (tiền) khi TCTD tạm thời mất thanh khoản;

–    Chi trả là cần thiết cho người gửi tiền, còn hỗ trợ là thực sự cần thiết cho các TCTD, cho sự ổn định của Hệ thống;

–    Nên cho Bảo hiểm tiền gửi tham gia vào cả việc “cứu mạng” thay vì chỉ nhảy vào “mai táng”.

4.  15Niêm yết Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửiTại tất cả các điểm giao dịch–    Bỏ quy định này;

–    Niêm yết hàng vạn Chứng nhận là lãng phí không cần thiết

–    Phải tham gia bảo hiểm bắt buộc từ khi chưa khai trương hoạt động;

–    Không tham gia, sẽ bị đình chỉ huy động vốn, rút giấy phép hoạt động;

–    Nộp chậm thì sẽ là khoản nợ và chịu phạt (18,25%/năm);

–    Được cấp Chứng nhận từ khi chưa nộp tiền bảo hiểm;

–    Sau khi thu hồi Chứng nhận vẫn tiếp tục được bảo hiểm trong 6 tháng.

–    Chỉ có ý nghĩa, nếu trên Chứng nhận có sự phân biệt, ghi rõ tỷ lệ bảo hiểm phải nộp.

5.  18Loại tiền gửi được bảo hiểmChỉ được bảo hiểm VND–    Gồm cả ngoại tệ và vàng;

–    Quyền lợi từ thu nhập hợp pháp (lao động xuất khẩu có vài nghìn đô, tích cóp cả đời mua được vài cây vàng);

–    Chống đô la hoá không đồng nghĩa với việc phủ nhận tiền gửi ngoại tệ;

–    Khi nào còn khuyến khích kiều hối và công nhận tiền gửi ngoại tệ hợp pháp thì cần đối xử công bằng, bảo hiểm và bảo vệ quyền sở hữu; nhất là trong lúc mức chi trả bảo hiểm còn quá thấp.

–    Cần phải quy định rõ hình thức mua trái phiếu của TCTD cũng phải được bảo hiểm, vì về bản chất hoàn toàn tương tự như tiền gửi.

6.  20Phí bảo hiểm tiền gửiDo NHNN quy định–    Coi như chưa có quy định;

–    Giao thẩm quyền thấp hơn hiện hành 2 cấp;

–    Vấn đề quan trọng nhất;

–    Là loại phí rất ít biến động;

–    Cần quy định rõ nguyên tắc tính phí bảo hiểm là dựa trên mức độ rủi ro;

–    Quy định khung phí;

–    NHNN chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính, đồng thời lại quy định về mức phí, không bảo đảm sự vô tư, khách quan, vừa đá bóng,…

–    Chính phủ quy định cụ thể (tương tự như thẩm quyền về phí, lệ phí nói chung).

7.  24Hạn mức chi trả tiền bảo hiểmDo Thủ tướng quyết định–    Coi như chưa có quy định;

–    Là loại hạn mức rất ít biến động;

–    Cần quy định mức tối thiểu và nguyên tắc điều chỉnh;

–    Chính phủ quy định (như hiện nay).

8.  25.2Số tiền bảo hiểm được trảNhiều cá nhân đồng sở hữu tiền gửi chỉ được coi là của 1 người.–    Nhiều chủ sở hữu khác nhau;

–    Không thể gộp chung để chi trả như đối với 1 người

–    Không công bằng, không bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mỗi người.

9.  26.4Xuất trình giấy tờ để nhận tiền bảo hiểm“giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi”–    Đúng với các giao dịch gửi tiền có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi

–    Sai với những loại giao dịch khác như gửi tiền vào tài khoản, gửi tiết kiệm qua giao dịch điện tử,…

–    Không nhắc đến trường hợp nhận tiền bảo hiểm của người thừa kế.

10.    26.6Thời hiệu trả tiền bảo hiểm10 năm–    Cần kéo dài thời hạn này ít nhất là 30 năm;

–    Phù hợp với quan điểm mới về bảo vệ quyền sở hữu đã được quy định tại khoản 3, Điều 159 về “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010): “Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự” thì “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu” sẽ “không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.

11.    29Mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửiLà công ty TNHH–    Không thể chỉ đơn giản xác định một câu là được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, không vì mục tiêu lợi nhuận;

–    Không vì lợi nhuận thì cũng không là doanh nghiệp, vì Điều 4, Luật Doanh nghiệp đã định nghĩa rõ doanh nghiệp là “nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”;

–    Tiền lương sẽ trả trên cơ sở nào khi khoản 1, Điều 73, Luật Doanh nghiệp quy định: “Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty”.?

–    Hội đồng thành viên do NHNN quyết định bao gồm những thành phần nào?

–    Trường hợp mất khả năng thanh toán (khả năng chi trả) thì có bị phá sản, giải thể như các công ty khác hay không?

12.    Giới hạn quỹ bảo hiểm tiền gửiKhông quy định–    Quỹ này lớn lên vô tận hay đến một mức nào đó;

–    Nộp phí và chi trả thì theo một tỷ lệ và hạn mức nhất định, coi như công bằng trong một thời điểm; nhưng ngân hàng đã nộp phí 30-50 năm thì có quyền lợi gì khác so với ngân hàng mới chỉ nộp 3-5 năm?

13.    Kết luậnKhông quy định–    Chưa thấy vai trò và sự cần thiết của việc nâng cấp lên thành Luật;

–    Dự thảo Luật đã hạ thấp rất nhiều vai trò và địa vị pháp lý của Bảo hiểm tiền gửi;

–    Bộ máy bảo hiểm tiền gửi chỉ cần 1 Vụ, 1 phòng thuộc Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, chứ không cần đến quy mô một Tổng công ty;

–    Nhiều nội dung diễn đạt chung chung, không chính xác, không rõ ràng.

 

 

Hội đồng Thẩm định Dự luật:                                            Hà Nội 30-8-2011

 

GÓP Ý DỰ THẢO 3 – LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI 

 

                                                                  Luật sư Trương Thanh Đức

PTGĐ – GĐ Khối Pháp chế và Giám sát Tuân thủ Maritime Bank

Thành viên Hội đồng Thẩm định Dự án

Luật Bảo hiểm tiền gửi

 

Tôi xin tham gia đóng góp ý kiến đối với Dự thảo 3 – Luật Bảo hiểm tiền gửi như sau:

  1. Về Người được bảo hiểm tiền gửi (khoản 2, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”):

Đề nghị xem xét mở rộng đối tượng được bảo hiểm tiền gửi, ngoài cá nhân, nên bổ sung các tổ chức không có chức năng kinh doanh, hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận như tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, công đoàn, quỹ xã hội, quỹ từ thiện,… vì cần khuyến khích các đối tượng này gửi tiền nhàn rỗi vào TCTD, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho số đông, bảo đảm ổn định xã hội.

  1. Về Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi (Điều 8):
    1. Đề nghị xem xét Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm phát huy tốt nhất sự an toàn, khách quan và hiệu quả của thiết chế bảo hiểm tiền gửi.
    2. Đề nghị xem lại quy định: “Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi tại địa phương”, vì toàn bộ Dự thảo không thấy có nội dung nào liên quan đến việc “quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi tại địa phương”.
  2. Về Các hành vi bị cấm (Điều 10):

Khoản 2, đề nghị bổ sung hành vi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, vì việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi.

  1. Về Quyền và trách nhiệm của người được bảo hiểm tiền gửi (Điều 11):
    1. Khoản 2 Điều này, đề nghị bổ sung cụm từ “đầy đủ và đúng thời hạn” vào quy định: “Nhận đầy đủ và đúng thời hạn tiền bảo hiểm theo quy định tại Luật này
    2. Khoản 3 Điều này, đề nghị bổ sung cụm từ “một cách đầy đủ, chính xác” vào quy định: “Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp cách đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi” Đồng thời, cũng cần quy định tại các điều liên quan về trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
    3. Đề nghị bổ sung quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và quyền khởi kiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nội dung này cũng nên được bổ sung tương tự tại khoản 1, Điều 44 của Dự thảo Luật.
    4. Đề nghị xác định rõ đâu là quyền, đâu là trách nhiệm của người được bảo hiểm tiền gửi. Vì theo Dự thảo, thì chỉ có khoản 1 là “được” (tức là quyền), còn 4 khoản khác, thì không rõ là quyền hay trách nhiệm.
  2. Về Quyền và trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Điều 12):
    1. Đề nghị xem lại quy định tại khoản 2, vì nội dung “Được bảo hiểm số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Luật này” được đề cập như một quyền của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Quy định này không hợp lý vì quyền “được bảo hiểm tiền gửi” là quyền của người được bảo hiểm tiền gửi – đã được nhắc ở Điều 11. Vì vậy, nội dung này nên quy định là trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đó là trách nhiệm “Mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi...”.
    2. Đề nghị xem xét bỏ khoản 5, vì trùng lặp với nội dung Điều 15 (xem nội dung góp ý cho Điều 15).
    3. Trong khi đó, việc tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc bị thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi lại không quy định về việc công bố công khai thông tin này để người gửi tiền biết. Do đó, nên bổ sung quy định bắt buộc tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải công bố công khai về việc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
    4. Đề nghị xác định rõ đâu là quyền, đâu là trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vì theo Dự thảo, thì có 2 khoản là “được”, còn 6 khoản khác, thì không rõ là quyền hay trách nhiệm.
  3. Về Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi (Điều 13):
    1. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi theo Điều này nói riêng và Dự luật nói chung là quá mờ nhạt, bị hạ thấp rất nhiều so với hiện hành. Bảo hiểm tiền gửi chỉ còn làm thủ quỹ và chi trả khi TCTD đã đổ vỡ, phá sản, vĩnh viễn mất khả năng thanh toán.

Vì vậy cần xem xét quy định vai trò cứu giúp, hỗ trợ (tiền) khi TCTD tạm thời mất thanh khoản, vì chi trả là cần thiết cho người gửi tiền, còn hỗ trợ là thực sự cần thiết cho các TCTD, cho sự ổn định của Hệ thống. Nên cho Bảo hiểm tiền gửi tham gia vào cả việc “cứu mạng” thay vì chỉ nhảy vào “mai táng”.

  1. Đề nghị bỏ cụm từ “để tăng cường năng lực hoạt động” trong câu Tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực hoạt động” tại khoản 13, vì không cần thiết.
  1. Về Cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi (Điều 14):

Khoản 1 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.” Đề nghị xem xét quy định phải hoàn thành thủ tục tham gia bảo hiểm tiền gửi trước khi hoạt động huy động tiền gửi. Vì theo quy định tại Điều 26 của Luật Các TCTD, thì thời hạn khai trương hoạt động của các TCTD chậm nhất có thể đến “12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép”. Ít nhất thì cũng cần mở rộng thời hạn này lên ít nhất 30 ngày để tránh vướng mắc thực tế, vì để 15 ngày thì trong nhiều trường hợp chưa kịp làm xong việc đăng ký doanh nghiệp (kinh doanh) và khắc dấu, để gửi văn bản đề nghị. Mặt khác, tại thời điểm mới bước vào hoạt động, cũng chưa cần thiết phải đặt ra vấn đề phải được bảo hiểm tiền gửi ngay.

  1. Về Niêm yết Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi (Điều 15):

Đề nghị xem xét bỏ quy định tại Điều này “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi.” vì theo quy định của Dự luật cũng như trên thực tế, tất cả các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. Nếu không tham gia, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động huy động vốn, rút giấy phép hoạt động. Nếu nộp phí chậm thì sẽ trở thành một khoản nợ và chịu phạt (18,25%/năm) với Bảo hiểm tiền gửi. Thậm chí trường hợp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chưa nộp tiền bảo hiểm, thì cũng đã được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm (trong thời hạn 20 ngày kể từ khi được cấp giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 14 của Dự luật). Và “Số tiền gửi được bảo hiểm tiếp tục được bảo hiểm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyết định thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.” (khoản 2, Điều 16).

Do đó, việc niêm yết công khai hàng vạn Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các điểm giao dịch là lãng phí không cần thiết.

Nếu duy trì quy định bắt buộc niêm yết, thì chỉ có ý nghĩa, nếu trên Chứng nhận đó có sự phân biệt khác nhau, ghi rõ tỷ lệ bảo hiểm tiền gửi phải nộp.

  1. Về Tiền gửi được bảo hiểm (Điều 18):
    1. Đề nghị xem xét quy định theo hướng, tiền gửi được bảo hiểm gồm cả ngoại tệ và vàng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền có thu nhập hợp pháp bằng ngoại tệ. Chống đô la hoá không đồng nghĩa với việc phủ nhận tiền gửi ngoại tệ. Khi nào còn khuyến khích kiều hối và công nhận tiền gửi ngoại tệ, vàng hợp pháp thì cần đối xử công bằng, bảo hiểm và bảo vệ quyền sở hữu; nhất là trong lúc mức chi trả bảo hiểm còn quá thấp. Thật khó lý giải nếu không bảo hiểm cho người lao động nghèo có vài nghìn đô la thu được từ việc đi nước ngoài lao động, hay cho những người dân nghèo tích cóp cả đời mua được vài cây vàng mang gửi ngân hàng.
    2. Ngoài “các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các loại tiền gửi khác theo quy định của pháp luật”, cần phải quy định rõ hình thức mua trái phiếu của TCTD cũng phải được bảo hiểm, vì về bản chất hoàn toàn tương tự như tiền gửi.
  2. Về Các loại tiền gửi không được bảo hiểm (Điều 19):

Đề nghị xem lại quy định tại khoản 1 về một trong những trường hợp không được bảo hiểm là “Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ hoặc trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của chính tổ chức tín dụng đó.”, vì khoản 1, Điều 55 về “Tỷ lệ sở hữu cổ phần” của Luật Các TCTD đã quy định: “Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.”

  1. Về Phí bảo hiểm tiền gửi (Điều 20):
    1. Đây là một trong những nội dung chủ yếu nhất, có đặc điểm ổn định, rất ít biến động, nhưng Dự luật lại gần như chưa có quy định gì. Vì vậy đề nghị quy định rõ nguyên tắc tính phí bảo hiểm là dựa trên mức độ rủi ro của từng tổ chức tín dụng. Việc này đòi hỏi sự đánh giá, phân loại TCTD theo mức độ an toàn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro để giảm lãi suất huy động, đồng thời giảm phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp. Đây cũng chính là mục tiêu giảm thiểu rủi ro của bảo hiểm tiền gửi, bảo đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.
    2. Nếu NHNN là chủ sở hữu, chịu toàn bộ trách nhiệm về quản lý tổ chức, hoạt động và hiệu quả tài chính của Bảo hiểm tiền gửi, đồng thời lại là người “quy định về mức phí bảo hiểm tiền gửi, thu và nộp phí bảo hiểm tiền gửi” (khoản 4) thì sẽ không bảo đảm sự vô tư, khách quan.
  2. Về Phí nộp thiếu, nộp chậm (Điều 21):
    1. Đề nghị thay cụm từ “Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày” bằng cụm từ “quá thời hạn cuối cùng” tại khoản 2 “Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước….” vì không rõ nghĩa và mâu thuẫn với quy tại khoản 2, Điều 20 của Dự luật, quy định thời hạn nộp phí “chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp”. Như vậy “sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phải nộp phí”, thì sẽ phải hiểu là được cộng thêm 30 ngày, kể từ ngày “ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp” (tức là ngày nộp phí chậm nhất sẽ chuyển sang ngày 20 của tháng giữa quý, tức có 2 ngày “chậm nhất” khác nhau?.
    2. Tương tự như trên đối với quy định khoản 3: “Sau thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi…”.
  3. Về Hạn mức trả tiền bảo hiểm (Điều 24):

Cần quy định mức tối thiểu và nguyên tắc điều chỉnh, vì là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Luật này.

Là loại hạn mức tương đối ổn định, cần do Chính phủ quy định (như hiện hành), mà không nên giao thẩm quyền quyết định cho Thủ tướng Chính phủ (thấp hơn hiện hành 1 cấp).

  1. Về Số tiền bảo hiểm được trả (Điều 25):

Đề nghị xem lại quy định tại khoản 2 “Trường hợp nhiều cá nhân đồng sở hữu tiền gửi tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tiền gửi của các đồng chủ sở hữu được coi là tiền gửi của một người được bảo hiểm tiền gửi. Số tiền bảo hiểm được chia theo tỷ lệ bằng nhau cho các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp các đồng chủ sở hữu có thoả thuận khác.” Đồng sở hữu là gồm nhiều chủ sở hữu khác nhau, gộp chung để chỉ phải chi trả như đối với 1 người là không công bằng, không bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của từng cá nhân người gửi tiền.

  1. Về Thủ tục trả tiền bảo hiểm (Điều 26):
    1. Đề nghị bổ sung vào khoản 1 của Điều này quyền nộp hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm của người được bảo hiểm tiền gửi, trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không thực hiện nghĩa vụ này.
    2. Đề nghị xem xét lại quy định tại khoản 4: “Khi nhận tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.” Điều này chỉ phù hợp với các giao dịch gửi tiền có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, còn sẽ vướng mắc đối với những loại giao dịch khác không có “giấy tờ chứng minh quyền sở hữu” như gửi tiền vào tài khoản, gửi tiết kiệm qua giao dịch điện tử,… Đồng thời cũng cần quy định thêm về trường hợp nhận tiền bảo hiểm của người thừa kế hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi.
    3. Đề nghị xem lại quy định tại khoản 6: “Sau thời hạn 10 năm kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo đầu tiên về việc trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả số tiền bảo hiểm đó.” Cần kéo dài thời hạn này ít nhất là 30 năm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Có như vậy mới phù hợp với quan điểm mới về bảo vệ quyền sở hữu đã được quy định tại khoản 3, Điều 159 về “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010): “Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự” thì “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu” sẽ “không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.
  2. Về Số tiền gửi không được trả bảo hiểm (Điều 27):

Ngoài số tiền gửi gốc và lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm, cần  bổ sung thêm các trường hợp không được trả bảo hiểm như: Số tiền gửi có nguồn gốc bất hợp pháp.

  1. Về Tổ chức bảo hiểm tiền gửi (Điều 29):
    1. Không thể chỉ đơn giản xác định một câu trong luật “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được Ngân hàng Nhà nước thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu nhằm thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm tiền gửi, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và được miễn nộp các loại thuế”. Đã không vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng không thể gọi là doanh nghiệp, vì khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp đã định nghĩa rõ doanh nghiệp là “nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”;
    2. Không phải là kinh doanh thì tiền lương sẽ trả trên cơ sở nào khi khoản 1, Điều 73, Luật Doanh nghiệp quy định: “Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty”.?
    3. NHNN là chủ sở hữu công ty thì ngoài thẩm quyền thông qua điều lệ, có đương nhiên có các quyền theo quy định tại Điều 64, 67, 68, Luật Doanh nghiệp hay không, đó là: Bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên Công ty (bao gồm những thành phần nào).
  2. Về Hoạt động đầu tư (Điều 32):

Đề nghị xem xét lại, nếu viết như Dự thảo, thì có thể hiểu là Bảo hiểm tiền gửi có thể đầu tư vốn vào các trường hợp khác. Còn nếu chỉ cho Bảo hiểm tiền gửi đ­ược sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đầu tư vào một số trường hợp cụ thể, thì cần phải thêm chữ “chỉ” vào đoạn sau: “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ đ­ược sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định về chế độ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.”

  1. Cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước (Điều 38):

Đề nghị bỏ đoạn dẫn dắt “Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các thông tin sau đây” (và dưới đó là 2 khoản), vì không hợp lý, không thuộc nội dung nào trong bố cục của điều luật có 2 khoản. Do vậy đề nghị sửa như sau: Đổi tên điều luật thành “Điều 38. Các thông tin do NHNN cung cấp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi”, và ngay dưới là khoản 1 và 2 như Dự thảo (bỏ đoạn ngoài bố cục như trên).

Trân trọng tham gia!

———————————————

Địa chỉ liên hệ:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,953