142. Nhà băng giảm lãi suất kèm điều kiện

(IFN) – Một loạt ngân hàng lớn đã “đánh tiếng” giảm lãi suất. Tín hiệu phát đi đã khá rõ ràng, nhưng trên thực tế, vẫn cần thêm thời gian mặt bằng lãi suất của các nhà băng mới có thể giảm nhiệt rõ rệt.

Các “ông lớn” đồng lên tiếng giảm lãi suất

Tiếp sau một loạt “ông lớn” khác, ngày 21/2 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) thông báo giảm lãi suất cho vay, với mức giảm bình quân từ 1 -1,5%/năm.

Đối với cho vay ngắn hạn, chi phí sản xuất nông – lâm- ngư – diêm nghiệp lãi suất cho vay thấp nhất 15,5%/năm; Chi phí sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm và chi phí sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa khác lãi suất cho vay thấp nhất 14,5%/năm; Chi phí sản xuất, thu mua, chế biến hàng nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước; chi phí cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp: lãi suất cho vay thấp nhất 16,5%/năm; Chi phí sản xuất kinh doanh đối với các ngành nghề khác: Lãi suất cho vay thấp nhất 17%/năm.

Lãi suất cho vay trung hạn mức lãi suất cho vay thấp nhất là 17%/năm và cao nhất là 18,5%/năm áp dụng đối với từng đối tượng. Lãi suất cho vay dài hạn, mức cho vay thấp nhất 19%/năm. Lãi suất cho vay phi sản xuất được nhà băng này áp mức lãi vay thấp nhất là 19%/năm.

Các yếu tố vĩ mô tốt dần lên mới là điều kiện cần để giảm lãi suất

Theo ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch HĐQT Agribank, để giảm lãi suất lần này ngân hàng cơ cấu lại chi phí, chấp nhận giảm lợi nhuận. “Chúng tôi chấp nhận giảm số lượng phòng giao dịch, “gút” lại các chi nhánh làm ăn không hiệu quả”.

Trước đó, 3 “ông lớn” khác là Vietcombank, BIDV, Vietinbank cũng đã ra thông báo sẽ hạ mặt bằng lãi suất. Tiên phong là NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) với mức lãi suất cho vay xuất khẩu lãi suất tối đa là 15%/năm với các bạn hàng truyền thống và có bán ngoại tệ cho ngân hàng. Lãi suất cho vay nông thôn không quá 15%/năm và vốn cho giải quyết khó khăn bão lụt là 14,5%/năm.

NH Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh xuống 16,5%/năm với VND, 6%/năm với USD; cho vay tiêu dùng là 17%/năm; cho vay doanh nghiệp xuất khẩu với VND là 15,8%/năm, với USD là 5,2%/năm; cho vay nông nghiệp nông thôn và công nghiệp hỗ trợ là 16%/năm; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là 16,5%/năm; cho vay các chương trình tín dụng quốc tế là 15,5%/năm.

Mức lãi suất thấp nhất mà NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hiện áp dụng là 14,5%/năm. Các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình), mức lãi suất là 15%/năm.

Cần thêm thời gian

Cũng theo ông Bùi Ngọc Bảo, cả 4 ngân hàng “đánhh tiếng” giảm lãi suất hiện chiếm khoảng từ 55-60% thị trường, và cả 4 nhà băng đều ở nhóm 1 tăng trưởng tín dụng 17%/năm, cùng với các yếu tố vĩ mô đang có dấu hiệu tốt lên thì chắc chắn mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm thời gian tới.

“Tình hình thanh khoản của các ngân hàng đang tốt dần lên, lãi suất liên ngân hàng giảm nhiệt…. các điều kiện cần và đủ để giảm lãi suất đã có thì chắc chắn mặt bằng lãi suất sẽ giảm trong ngắn hạn”- ông Bảo nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Agribank cho rằng, lãi suất sẽ giảm trong tương lai chứ chưa phải bây giờ. Dù các điều kiện cần để giảm lãi suất đã có, nhưng điều kiện đủ vẫn còn thiếu, nên vẫn cần phải chờ thêm một thời gian nữa.

Giải thích rõ hơn, ông Trương Thanh Đức – Phó tổng giám đốc Maritimebank phân tích, việc giảm lãi suất hay không là do thị trường quyết định, phụ thuộc vào khả năng cung cầu của thị trường, khả năng huy động, quản trị, tiết giảm chi phí, chứ không phải cứ muốn là có thể giảm được lãi suất ngay.

“Lãi suất chưa thể giảm là do giá huy động trên thị trường còn cao, cộng với rủi ro quá lớn nên chưa thể giảm. Bất cứ khi nào có khả năng giảm thì các ngân hàng sẽ giảm ngay” – ông Đức bổ sung.

Chia sẻ quan điểm, bà Dương Thu Hương – nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định: “Các TCTD dù có muốn giảm cũng phải cân nhắc, vì còn phụ thuộc lãi suất đầu vào. Nếu hạ lãi suất huy động mà dân không gửi thì lấy đâu tiền để cho vay. Đây là vấn đề của thị trường, chứ không phải cứ muốn là làm được”.

TRƯỜNG GIANG

————————-

Infonet 23/02/2012

http://infonet.vn/tien-te/nha-bang-giam-lai-suat-kem-dieu-kien/a14603.html

(104/898)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,112