147. Hành lang pháp lý cho trái phiếu doanh nghiệp

(NĐBND) – Để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, Bộ Tài chính đang soạn thảo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp để trình Chính phủ sớm thông qua nhằm tạo một hành lang pháp lý tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ý kiến trái chiều xung quanh một số quy định.

Thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ chiếm 17% GDP

Theo đánh giá Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa phát triển. Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trái phiếu chào bán trên thị trường ở mức khiêm tốn và chất lượng trái phiếu chưa cao, tập trung chủ yếu ở trái phiếu ngân hàng và trái phiếu bất động sản. Quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam (gồm cả trái phiếu Chính phủ) hiện ở mức 17% GDP (thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực: tỷ lệ này ở Singapore là 74%, Trung Quốc là 53%, Malaysia là 82%, Thái Lan là 58%). Phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa được sử dụng như một cách thức huy động vốn dài hạn hữu hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó phát hành trái phiếu doanh nghiệp thường có những lợi thế hơn hẳn so với các kênh huy động vốn khác như không phải chịu sức ép chi phối từ cổ đông mới như phát hành cổ phiếu, được hưởng lợi từ chính sách thuế đối với khoản lãi trả trái phiếu, trong khi các khoản trả cổ tức không phải tuân thủ các điều kiện vay vốn khắt khe của các ngân hàng thương mại.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tâm lý của nhà đầu tư không thích đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sợ rủi ro cao, lãi suất trái phiếu thấp, vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành, quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn chưa thích hợp… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa ở đây phải kể đến đó là nguyên nhân pháp luật, hiện Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2006 không còn phù hợp với thực tiễn phát triển thị trường chứng khoán, nhiều quy định mâu thuẫn với các văn bản pháp lý khác và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, việc soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 52 là rất cần thiết, nhằm bảo đảm quyền của doanh nghiệp trong việc chủ động tiếp cận nguồn vốn trong xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Một số quy định chưa phù hợp

Theo bản góp ý vào dự thảo gửi Bộ Tài chính mới đây, VCCI cho rằng, dự thảo Nghị định còn nhiều điều cần phải chỉnh sửa. Chẳng hạn, tại Điều 2 bản dự thảo, về khái niệm “Phát hành trái phiếu riêng lẻ” (khoản 7), nên sử dụng thuật ngữ “chào bán” với ý nghĩa nhiều giai đoạn: cả phát hành và phân phối chứng khoán với mục đích cuối cùng là huy động được vốn đáp ứng các mục đích nhất định của doanh nghiệp.

Về khái niệm “Hợp đồng bảo lãnh phát hành” và “Hợp đồng mua bán trái phiếu” (khoản 9 dự thảo), PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy thuộc Khoa Luật – ĐHQGHN cho rằng: đây là hai hợp đồng khác nhau, có thể được ký bởi nhà đầu tư hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành (trong trường hợp có bảo lãnh) với doanh nghiệp phát hành. Nội dung của hai hợp đồng này cũng rất khác nhau, trong hợp đồng bảo lãnh, phụ thuộc vào từng phương thức bảo lãnh mà có các nội dung nhất định.

Về bảo đảm tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài, khoản 2, điều 5 dự thảo quy định: “Phát hành trái phiếu chuyển đổi phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ”. Nhiều ý kiến đặt câu hỏi, liệu điều này có được hiểu trong mọi trường hợp, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài? Hay là phải bảo đảm tỷ lệ này chỉ trong trường hợp có bên nước ngoài tham gia mua trái phiếu chuyển đổi? Nếu hiểu theo cách thứá hai thì phải sửa lại cho chính xác là: “Trong trường hợp có bên nước ngoài tham gia mua trái phiếu chuyển đổi, thì việc phát hành trái phiếu chuyển đổi phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ”- Bà Thủy góp ý.

Về quyền của chủ sở hữu trái phiếu. Khoản 3 điều 20 dự thảo, quy định: “Chủ sở hữu trái phiếu được tự do chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế hoặc sử dụng để chiết khấu, cầm cố trong các quan hệ tín dụng theo quy định hiện hành của pháp luật.” Việc quy định “cầm cố trong các quan hệ tín dụng” là không đầy đủ, làm hạn chế quyền của chủ sở hữu trong việc cầm cố để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự, kinh tế khác ngoài quan hệ tín dụng. Ngoài ra, nội dung này cũng mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 điều 9 dự thảo về “Quyền lợi của người mua trái phiếu” là được dùng trái phiếu để “cầm cố trong các quan hệ dân sự”.

Về điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế. Khoản 3, điều 28 dự thảo quy định: “Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.” Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, quy định này nhằm bảo đảm quản lý việc vay nước ngoài của nền kinh tế, tuy nhiên sẽ là điều rất khó xác định, vượt khỏi tầm kiểm soát đối với các doanh nghiệp. Nó sẽ tạo ra sự thiếu công bằng khi doanh nghiệp không thể biết khi nào thì vượt “tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia”. Và doanh nghiệp này thì có thể được phát hành rất nhiều trái phiếu, doanh nghiệp khác có thể không được phép phát hành mà hoàn toàn không phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp.

Hải Dương

————————————————–

Người Đại biểu Nhân dân 25/09/2010

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,497