152. Doanh nghiệp kinh hoàng, ngân hàng khiếp sợ.

Doanh nghiệp kinh hoàng, ngân hàng khiếp sợ

(TBNH) – Hàng ngàn doanh nghiệp (DN) đã đóng cửa, hàng vạn DN đang gắng gượng gồng giữ cánh cửa chỉ muốn sập dưới sức nặng của thị trường. Kinh doanh (KD) đình trệ, thua lỗ, thiếu vốn trầm trọng. Chạy đến ngân hàng (NH) kêu cứu, thì NH lại không mở cửa. Không vay được vốn thì chết, nhưng nếu phải vay nặng lãi thì cũng chết. Bức tranh đó là thực tế, nhưng mới chỉ là một nửa sự thật mà thôi.
Bài 1: Cả làng cùng khốn khó

Lãi suất là chuyện sống còn của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Doanh nghiệp quả quyết, không vay được thì chết. Ngân hàng cũng khẳng định, giải ngân không nổi thì cũng băng hà. Vậy mà doanh nghiệp thì cứ kêu lãi quá cao, ngân hàng thì lại bảo không hạ được. Bên này là nỗi khốn của doanh nghiệp. Bên kia là cái khó của ngân hàng. Và thế là cả làng cùng khốn khó.

Nỗi khốn của doanh nghiệp

Không phải bây giờ DN mới khó vì không vay được tiền, mà khó vì vốn đã vay rồi nhưng đang chết dí ở hàng tồn kho, nguyên vật liệu hay hàng hoá bán chịu đâu đó. Con số ước chừng có tới 70% vốn kinh doanh của DN phụ thuộc vào vốn vay NH . Trong bối cảnh suy thoái này, người muốn vay thì ít, mà kẻ sợ vay thì nhiều, bởi có vay thêm vốn thì cũng chẳng bán được hàng, sống đâu chưa thấy, có khi lại còn “đi” nhanh hơn.

DN vay với lãi suất 20%/năm, thì phải làm ra lãi hai mấy phần trăm là một bằng chứng luôn được nêu ra. Nhưng nói thế e là đánh tráo khái niệm kinh tế, là lấy lợi nhuận trả lãi vay, trong khi tiền lãi vay luôn là cấu thành nên chi phí của DN. Như thế khác nào cho rằng, cứ tăng giá xăng 20%, thì tắc xi phải có lãi 21% trở lên mới lăn bánh. Kể cả 100% vốn KD của DN đi vay NH, thì cũng không phải là phép cộng đơn giản như vậy.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn than không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Điều đó cũng không hề có gì là bất thường. DN càng lớn thì càng vay nhiều và càng nhỏ thì càng ít vay. Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì cũng vay mượn vào loại nhiều nhất quả đất. Phần lớn DN của chúng ta thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó rất nhiều doanh nghiệp làm ăn nhỏ, không cần vay và không dám vay, kể cả những lúc vay dễ và lãi thấp. Khi thuận đã không ham, thời khó càng chẳng muốn.

Ngay cả những DN mạnh khoẻ hàng đầu, được vay với mức lãi suất ưu đãi nhất cũng sợ vay mượn. Do đó, vay được ngân hàng và vay với lãi suất thấp, cũng chỉ hà hơi, tiếp sức được phần nào cho đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Trong khi, vấn đề mấu chốt là ở chỗ, không mở được cánh cửa tiêu thụ hàng hoá đầu ra của DN.

Cái khó của ngân hàng

Nhiều lắm những ý kiến oán thán NH, ăn dầy, lãi lớn, sống khoẻ một mình, thiếu thiện chí, kém hỗ trợ, ít quan tâm, không chia sẻ, chẳng thông cảm với nỗi khó khăn của DN. Nghiêng hẳn về phía DN, kêu than cho nỗi thống khổ của một bên, không có gì sai cả, nhưng lại mới chỉ là thấy một nửa vấn đề.

Chẳng ngân hàng nào không muốn cho vay, không bị phanh thì ào ạt tăng trưởng tín dụng. Mới đây thôi, NH nào cũng muốn vượt lên trên chỉ tiêu tăng trưởng 0-8-15 và 17% do NHNN khống chế. Xưa nay, NH vẫn luôn săn đón, tranh giành những DN tốt, những phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả cao. Giống như DN, NH cũng mong muốn bán thật đắt hàng, nhưng mà “thực” bất tòng tâm.

Trong những giai đoạn khó khăn như hiện nay, DN kêu khó bán hàng một, thì NH còn khó gấp mười. DN bán được hàng là điều mừng, nhưng nếu bán chịu thì lại vui ít buồn nhiều, thậm chí không dám bán chịu một khi không chắc thu được tiền về. NH bán chịu 100%, khi thị trường thuận lợi còn khó thu hồi vốn, đang thời kinh tế ngắc ngoải, thì yên tâm còn được mấy phần trăm? DN muốn bán hàng, thì phải lấy được lòng tin của người mua, còn NH thì ngược lại, chỉ người nào lấy được lòng tin của bên bán tiền, thì mới được mua hàng, tức là vay được tiền. DN bán xong hàng thì hồ hởi yên tâm, vì đã đổi được hàng để lấy tiền, còn NH cho vay rồi, mới bắt đầu đứng ngồi không yên, vì đã đổi tiền thật để lấy về mấy tờ giấy cam kết.

Chẳng NH nào muốn huy động lãi suất cao, để rồi buộc phải cho vay với lãi suất cao hơn. Bán đắt thì ắt ế hàng mới chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện đáng ngại của NH là, lãi suất càng cao thì người vay càng khó trả nợ và càng khó thu hồi vốn.

Nhưng lãi suất thế nào là cao với đắt và bao nhiêu là thấp với rẻ? Truớc hết, cứ việc cộng thêm vài ba phần trăm vào tỷ lệ lạm phát (cả thực tế và kỳ vọng), thì ra lãi suất huy động, rồi thêm vài ba phần trăm nữa, thì sẽ thành lãi suất cho vay. Vậy nên tất nhiên là lãi suất phải nổi theo lạm phát. Nếu ví lãi suất huy động như nước, lãi suất cho vay tựa thuyền, thì nước lên, thuyền lên, nhưng thuyền không thể tách rời hẳn khỏi mặt nước, ngoại trừ với lãi suất tín dụng đen. Khi nào thây ma lạm phát cao còn nằm đó và bóng ma lạm phát cao vẫn còn rình rập, thì cái giá của lãi suất hiển nhiên vẫn cứ lừng lững.

Bài 2: Thị trường chẳng của riêng ai

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

Không chỉ các DN, mà ngay dư luận cũng cho rằng “NH đang sống trên lưng DN”. Trên thực tế, lợi nhuận NH có quá cao để sống sung sướng, trong khi các DN đang “chết hẳn”, hay “chết lâm sàng” như mọi người vẫn “buộc tội” hay không, lại là một câu chuyện dài…
Ngư ông đắc lợi?

Dư luận lên án: Huy động 12%, cho vay 18 – 20%/năm, thì NH ăn hết phần của DN . Nhưng đấy cũng chỉ là những con số chưa biết nói. Muốn cho vay hoà vốn, thì phải cộng vào lãi suất huy động, nào dự trữ bắt buộc, nào tỷ lệ an toàn, nào dự phòng rủi ro và còn nhiều chi phí tối thiểu khác. Và nguồn cơn của vấn đề không thể bỏ qua, đó là lãi suất huy động vẫn vượt xa hàng rào 12%/năm.

Từ khi có trần 14%, rồi 13% và nay là 12%/năm, gần như mọi nơi, mọi lúc đều niêm yết kịch trần. Cứ dưới 1 tháng là 5%/năm, bất kể ít nhất cho 1 ngày hay nhiều nhất là 29 ngày; cứ từ 1 tháng trở lên là 12%/năm, bất biết đó là 30 ngày hay 300 ngày và với mọi số tiền nhiều hay ít. Đôi khi có NH yết giá dưới 12%, nhưng thực chất vẫn luôn kịch trần. Chẳng qua là để vừa khít trần khi cộng thêm giá trị quà cáp khuyến mại. Nếu theo lẽ thường, thì ai cũng muốn mua rẻ, bán đắt. Nhưng khi mua hàng, NH dù không muốn, vẫn buộc phải trả đắt nhất, bởi lẽ đơn giản, đó mới là giá thực của thị trường tự do. Lãi suất thị trường tiền tệ cao và luôn cao hơn các loại trần, thực sự đã và đang là sự phản ánh trung thực, chính xác, khách quan, tất yếu của thị trường, của quy luật giá cả, cung cầu và rủi ro. Với sự cạnh tranh thật sự, quyết liệt giữa các NH , không hề có sự độc quyền, hoàn toàn không có việc liên kết làm giá để chi phối, thâu tóm, khuynh đảo thị trường.

Vậy thì tại sao NH vẫn lãi cao ngất ngưởng? Chẳng qua, cũng chỉ là những con số đánh lừa cảm giác. Vài NH lãi nhiều thì khoe, còn đa số lãi ít thì che. Để nhận định đúng cao thấp, thì cần phải tính trên tỷ lệ đồng vốn đầu tư. Lãi 1.000 tỷ là lớn đối với NH có 3.000 tỷ đồng vốn tự có, nhưng lại là nhỏ đối với số vốn 10.000 tỷ đồng. Một NH tầm cỡ trung bình, với số vốn “tiền tươi thóc thật” 5.000 tỷ đồng, nếu cứ quẳng hết vào gửi NH khác, thì cũng kiếm được non 1.000 tỷ đồng tiền lãi vào năm ngoái. Nếu tính tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn, thì chỉ có một số ít NH lãi cao do lợi thế, còn đa số cũng ở mức thường thường bậc trung so với cả nền kinh tế và trung bình thấp so với các nước khu vực. Trong khi nợ xấu, rủi ro tiềm ẩn thì vào loại dẫn đầu thế giới.

NH không tự đẻ ra vốn, mà chủ yếu là phải đi vay của dân cư và DN. Rồi cũng với chính nguồn vốn ấy, lại dùng để cho vay DN và dân cư. Người cho NH vay thì luôn đòi nhận số lãi cao nhất. Trong khi người đi vay NH thì chỉ muốn trả mức lãi thấp nhất. Ngồi giữa thế trận như vậy, cộng với việc phải giành giật nhau từng khách hàng, thì NH có thể nào trở thành ngư ông đắc lợi?

Trạng – Chúa cùng thuyền

NH cũng là DN, hai bên luôn phải dựa dẫm vào nhau, quan hệ mật thiết, sống còn, cùng chịu cuồng phong dữ dội của lạm phát và lãi suất. Vì vậy, không có chuyện, khó khăn thì chỉ DN chết, còn NH sống khoẻ. DN chết kiểu của DN, NH chết kiểu của NH: Chết bí mật và lặng lẽ. Xét về tổng thể chung, NH là tầu to vững chắc, DN là thuyền nhỏ mỏng manh.

Theo quy định của Chính phủ, một DN lớn có số vốn từ 100 tỷ đồng trở lên, còn một NH nhỏ cũng phải có số vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Trước cơn bão kinh hoàng, nghiệt ngã của thị trường, tầu to hẳn là phải vững vàng hơn thuyền nhỏ. Đừng bắt tầu to cứ phải đắm cùng, càng không được đắm trước, mà phải đắm cuối cùng, để còn cơ hội cứu thuyền nhỏ. DN và NH cũng chẳng khác gì câu chuyện trạng và chúa trên cùng một con thuyền… thị trưởng

Có thể nói, cơn bão lãi suất cao ngật ngưỡng và dai dẳng đến mức làm cho DN thì kinh hoàng, còn NH thì khiếp sợ. Ai phải cứu ai và cứu thế nào, thì phải xem xét sòng phẳng dựa trên cơ chế thị trường. DN khó vay vốn hay phải cam chịu vay với lãi suất cao, thì cũng đồng nghĩa với việc NH bế tắc không cho vay được và phải đối mặt với rủi ro chất ngất. Theo Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 4 bị âm 1,71%, tức là NH không những chẳng bán thêm được đồng vốn nào, mà hàng bán đi từ năm ngoái rồi còn bị trả lại. Tiền vốn của NH đang dư thừa, ế ẩm và đang đứng trước nguy cơ: Không đẩy được ra thì chết vì lỗ vốn (đọng vốn), mà tung ra thì cũng chết vì mất vốn (nợ xấu). Như vậy, khó vay và lãi suất cao, đâu có phải là lỗi của NH ?!.

Đòi hỏi khách quan là cần giảm và phải giảm nhanh lãi suất, đồng thời với việc phải đẩy mạnh giải ngân tín dụng. Nhưng, muốn giảm lãi suất thật sự, thì cần sử dụng các công cụ kinh tế để tác động vào thị trường, chứ không phải là cứ mong muốn giảm lãi và ép buộc quan hệ bằng mệnh lệnh hành chính.

Lãi suất sẽ giảm xuống, nhưng sẽ chỉ giảm theo đúng quy luật riêng có, khách quan và tất yếu của thị trường.

 ———————

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

 

Bài đã đăng báo:

Doanh nghiệp kinh hoàng, ngân hàng khiếp sợ

DN cứ kêu lãi suất quá cao, ngân hàng lại bảo không hạ được, tạo nên một dàn hợp xướng lạc điệu…
Bài 1: Cả làng cùng khốn khó
Nỗi khổ của doanh nghiệp

Không phải bây giờ DN mới khó vì không vay được tiền, mà khó vì vốn đã vay rồi nhưng đang chết dí ở hàng tồn kho, nguyên vật liệu hay hàng hoá bán chịu đâu đó. Con số ước chừng có tới 70% vốn kinh doanh của DN phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng (NH). Trong bối cảnh suy thoái này, người muốn vay thì ít, mà kẻ sợ vay thì nhiều, bởi có vay thêm vốn thì cũng chẳng bán được hàng, sống đâu chưa thấy, có khi lại còn “đi” nhanh hơn.

DN vay với lãi suất 20%/năm, thì phải làm ra lãi hai mấy phần trăm là một bằng chứng luôn được nêu ra. Nhưng nói thế e là đánh tráo khái niệm kinh tế, là lấy lợi nhuận trả lãi vay, trong khi tiền lãi vay luôn là cấu thành nên chi phí của DN. Như thế khác nào cho rằng, cứ tăng giá xăng 20%, thì tắc – xi phải có lãi 21% trở lên mới lăn bánh. Kể cả 100% vốn kinh doanh của DN đi vay NH, thì cũng không phải là phép cộng đơn giản như vậy.

Các DNNVV luôn than không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Điều đó cũng không hề có gì là bất thường. DN càng lớn thì càng vay nhiều và càng nhỏ thì càng ít vay. Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì cũng vay mượn vào loại nhiều nhất quả đất. Phần lớn DN của chúng ta thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó rất nhiều DN làm ăn nhỏ, không cần vay và không dám vay, kể cả những lúc vay dễ và lãi thấp. Khi thuận đã không ham, thời khó càng chẳng muốn.

Ngay cả những DN mạnh khoẻ hàng đầu, được vay với mức lãi suất ưu đãi nhất cũng sợ vay mượn. Do đó, vay được ngân hàng và vay với lãi suất thấp, cũng chỉ hà hơi, tiếp sức được phần nào cho đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Trong khi, vấn đề mấu chốt là ở chỗ, không mở được cánh cửa tiêu thụ hàng hoá đầu ra của DN.

Cái khó của ngân hàng

Nhiều lắm những ý kiến oán thán NH, ăn dầy, lãi lớn, sống khoẻ một mình, thiếu thiện chí, kém hỗ trợ, ít quan tâm, không chia sẻ, chẳng thông cảm với nỗi khó khăn của DN. Nghiêng hẳn về phía DN, kêu than cho nỗi thống khổ của một bên, không có gì sai cả, nhưng lại mới chỉ là thấy một nửa vấn đề.

Chẳng NH nào không muốn cho vay, không bị phanh thì ào ạt tăng trưởng tín dụng. Mới đây thôi, NH nào cũng muốn vượt lên trên chỉ tiêu tăng trưởng 0-8-15 và 17% do NHNN khống chế. Xưa nay, NH vẫn luôn săn đón, tranh giành những DN tốt, những phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả cao. Giống như DN, NH cũng mong muốn bán thật đắt hàng, nhưng mà “thực” bất tòng tâm.

Trong những giai đoạn khó khăn như hiện nay, DN kêu khó bán hàng một, thì NH còn khó gấp mười. DN bán được hàng là điều mừng, nhưng nếu bán chịu thì lại vui ít buồn nhiều, thậm chí không dám bán chịu một khi không chắc thu được tiền về. NH bán chịu 100%, khi thị trường thuận lợi còn khó thu hồi vốn, đang thời kinh tế ngắc ngoải, thì yên tâm còn được mấy phần trăm? DN muốn bán hàng, thì phải lấy được lòng tin của người mua, còn NH thì ngược lại, chỉ người nào lấy được lòng tin của bên bán tiền, thì mới được mua hàng, tức là vay được tiền. DN bán xong hàng thì hồ hởi yên tâm, vì đã đổi được hàng để lấy tiền, còn NH cho vay rồi, mới bắt đầu đứng ngồi không yên, vì đã đổi tiền thật để lấy về mấy tờ giấy cam kết.

Chẳng NH nào muốn huy động lãi suất cao, để rồi buộc phải cho vay với lãi suất cao hơn. Bán đắt thì ắt ế hàng mới chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện đáng ngại của NH là, lãi suất càng cao thì người vay càng khó trả nợ và càng khó thu hồi vốn.

Nhưng lãi suất thế nào là cao với đắt và bao nhiêu là thấp với rẻ? Trước hết, cứ việc cộng thêm vài ba phần trăm vào tỷ lệ lạm phát (cả thực tế và kỳ vọng), thì ra lãi suất huy động, thành lãi suất cho vay. Vậy nên tất nhiên là lãi suất phải nổi theo lạm phát. Nếu ví lãi suất huy động như nước, lãi suất cho vay tựa thuyền, thì nước lên, thuyền lên, nhưng thuyền không thể tách rời hẳn khỏi mặt nước, ngoại trừ với lãi suất tín dụng đen. Khi nào thây ma lạm phát cao còn nằm đó và bóng ma lạm phát cao vẫn còn rình rập, thì cái giá của lãi suất hiển nhiên vẫn cứ lừng lững.

Ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB cho biết, hiện nhiều NH thừa vốn với con số lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Các NH không cho DN, cá nhân vay được thì dẫn tới việc họ phải cho vay lẫn nhau. Thời gian qua lãi suất cho vay trên thị trường liên NH hạ, chứng tỏ nguồn cung rất dồi dào, các NH đang thừa vốn. Tuy nhiên các NH hạ lãi suất cho vay chứ không thể hạ tiêu chuẩn được. Bởi NH cũng là DN. Họ phải chịu trách nhiệm trước cổ đông, trước xã hội. Nếu NH cho vay không thu hồi được thì ai sẽ chia lỗ cho NH.
Để giúp các DNNVV tiếp cận được vốn NH phải đòi hỏi cả 3 phía. Nhà nước phải có một số chính sách hỗ trợ như miễn, giảm thuế, giúp DN tìm kiếm thị trường để giải quyết hàng tồn kho, vận hành tốt hơn quỹ bảo lãnh DNNVV. Về phía DN cố gắng đưa ra phương án kinh doanh, lập báo cáo tài chính tốt để chứng minh với NH. Còn về phía NH cần phải linh hoạt, nhạy cảm hơn khi đánh giá về DNNVV – Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Thời báo Ngân hàng

Doanh nghiệp kinh hoàng, ngân hàng khiếp sợ

“NH không những chẳng bán thêm được đồng vốn nào, mà hàng bán đi từ năm ngoái rồi còn bị trả lại. Tiền vốn của NH dư thừa, ế ẩm và đang đứng trước nguy cơ: Không đẩy được ra thì chết vì lỗ vốn (đọng vốn), mà tung ra thì cũng chết vì mất vốn (nợ xấu)”.

Bài 2: Ngân hàng cũng không muốn lãi suất cao

(cuối bài 1 ghi bài 2 là “Thị trường chẳng của riêng ai”, nhưng lại đổi)

Ngư ông đắc lợi?

Dư luận cho rằng: “Ngân hàng (NH) đang sống trên lưng doanh nghiệp (DN)”. Huy động 12%, cho vay 18 – 20%/năm, thì NH ăn hết phần của DN. Nhưng đấy cũng chỉ là những con số chưa biết nói. Muốn cho vay hoà vốn, thì phải cộng vào lãi suất huy động, nào dự trữ bắt buộc, nào tỷ lệ an toàn, nào dự phòng rủi ro và còn nhiều chi phí tối thiểu khác. Và nguồn cơn của vấn đề không thể bỏ qua, đó là lãi suất huy động vẫn vượt xa hàng rào 12%/năm.

Thị trường BĐS trầm lắng khiến các DN sản xuất VLXD cũng lao đao

Từ khi có trần 14%, rồi 13% và nay là 12%/năm, gần như mọi nơi, mọi lúc đều niêm yết kịch trần. Cứ dưới 1 tháng là 5%/năm, bất kể ít nhất cho 1 ngày hay nhiều nhất là 29 ngày; cứ từ 1 tháng trở lên là 12%/năm, bất biết đó là 30 ngày hay 300 ngày và với mọi số tiền nhiều hay ít. Đôi khi có NH yết giá dưới 12%, nhưng thực chất vẫn luôn kịch trần. Chẳng qua là để vừa khít trần khi cộng thêm giá trị quà cáp khuyến mại. Nếu theo lẽ thường, thì ai cũng muốn mua rẻ, bán đắt. Nhưng khi kỳ vọng của người dân vẫn còn cao, lẽ đương nhiên để mua được hàng, NH dù không muốn, vẫn buộc phải trả đắt nhất. Lãi suất thị trường tiền tệ cao, thực sự đã và đang là sự phản ánh trung thực, chính xác, khách quan, tất yếu của thị trường, của quy luật giá cả, cung cầu và rủi ro. Với sự cạnh tranh thật sự, quyết liệt giữa các NH, không hề có sự độc quyền, hoàn toàn không có việc liên kết làm giá để chi phối, thâu tóm, khuynh đảo thị trường.

Không có chuyện, khó khăn thì chỉ DN chết, còn NH thì sống. DN chết kiểu của DN, NH chết kiểu của NH: Chết bí mật và lặng lẽ”.

Vậy thì tại sao NH vẫn lãi cao ngất ngưởng? Chẳng qua, cũng chỉ là những con số đánh lừa cảm giác. Để nhận định đúng cao thấp, thì cần phải tính trên tỷ lệ đồng vốn đầu tư. Lãi 1.000 tỷ là lớn đối với NH có 3.000 tỷ đồng vốn tự có, nhưng lại là nhỏ đối với số vốn 10.000 tỷ đồng. Một NH tầm cỡ trung bình, với số vốn “tiền tươi thóc thật” 5.000 tỷ đồng, nếu cứ quẳng hết vào gửi NH khác, thì cũng kiếm được non 1.000 tỷ đồng tiền lãi vào năm ngoái. Nếu tính tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn, thì chỉ có một số ít NH lãi cao do lợi thế, còn đa số cũng ở mức thường thường bậc trung so với cả nền kinh tế và trung bình thấp so với các nước trong khu vực. Trong khi nợ xấu, rủi ro tiềm ẩn thì vào loại dẫn đầu thế giới.

NH không tự đẻ ra vốn, mà chủ yếu là phải đi vay của dân cư và DN. Rồi cũng với chính nguồn vốn ấy, lại dùng để cho DN và dân cư vay. Người cho NH vay thì luôn đòi nhận số lãi cao nhất. Trong khi người đi vay NH thì chỉ muốn trả mức lãi thấp nhất. Ngồi giữa thế trận như vậy, NH có thể nào trở thành ngư ông đắc lợi?

Trạng – Chúa cùng thuyền

NH cũng là DN, hai bên luôn phải dựa vào nhau, quan hệ mật thiết, sống còn, cùng chịu cuồng phong dữ dội của lạm phát và lãi suất. Vì vậy, không có chuyện, khó khăn thì chỉ DN chết, còn NH sống khoẻ. DN chết kiểu của DN, NH chết kiểu của NH: Chết bí mật và lặng lẽ. Xét về tổng thể chung, NH là tàu to vững chắc, DN là thuyền nhỏ mỏng manh.

Theo quy định của Chính phủ, một DN lớn có số vốn từ 100 tỷ đồng trở lên, còn một NH nhỏ cũng phải có số vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Trước cơn bão kinh hoàng, nghiệt ngã của thị trường, tàu to hẳn là phải vững vàng hơn thuyền nhỏ. Đừng bắt tàu to cứ phải đắm cùng, càng không được đắm trước, mà phải đắm cuối cùng, để còn cơ hội cứu thuyền nhỏ. Quan hệ DN – NH chẳng khác nào “trạng chết, chúa cũng băng hà”, nhìn rộng ra, thì cả DN và NH cũng đều ngự trên một con thuyền thị trường.

Có thể nói, cơn bão lãi suất cao ngật ngưỡng và dai dẳng đến mức làm cho DN thì kinh hoàng, còn NH thì khiếp sợ. Ai phải vì ai và ai cần cứu ai, thì phải xem xét sòng phẳng dựa trên cơ chế thị trường. DN khó vay vốn hay phải cam chịu vay với lãi suất cao, thì cũng đồng nghĩa với việc NH bế tắc không cho vay được và phải đối mặt với rủi ro chất ngất. Theo Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 4 bị âm 1,71%, tức là NH không những chẳng bán thêm được đồng vốn nào, mà hàng bán đi từ năm ngoái rồi còn bị trả lại. Tiền vốn của NH đang dư thừa, ế ẩm và đang đứng trước nguy cơ: Không đẩy được ra thì chết vì lỗ vốn (đọng vốn), mà tung ra thì cũng chết vì mất vốn (nợ xấu). Như vậy, khó vay và lãi suất cao, đâu có phải là lỗi của NH?!

Đòi hỏi khách quan là cần giảm và phải giảm nhanh lãi suất, đồng thời với việc phải đẩy mạnh giải ngân tín dụng. Nhưng, muốn giảm lãi suất thật sự, thì cần sử dụng các công cụ kinh tế để tác động vào thị trường, chứ không phải là cứ mong muốn giảm xuống và ép buộc quan hệ bằng mệnh lệnh hành chính. Thị trường sẽ phản ứng theo quy luật riêng có, khách quan và tất yếu của nó, cho đến khi nào thị trường hồi sinh và lãi suất thực sự trở về đúng giá cả của nó.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

—————-

Bài đăng Thời báo Ngân hàng 2 ngày 22-5 và 23-5-2012                                                 

  • Đăng lại
  1. http://123nhadat.vn/news/t7446/tai-chinh-chung-khoan/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  2. http://7am.vn/kinh-te/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-79856.html
  3. http://automatic.vn/detail/cafef.vn/2012052306539184CA34/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.chn
  4. http://banggia.cafef.vn/user.chn
  5. http://baohay.net/news/video-sex-cua-dien-vien-viet-anh-bi-lo.html
  6. http://baohcm.com/c728/s728-599043/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.htm
  7. http://biettuot.vn/news/View/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/429563.html
  8. http://cafef.vn/2012052306539184CA34/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.chn (ngày 24-5: Đọc nhiều thứ 2)
  9. http://dantri.com.vn/c76/s76-599029/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.htm
  10. http://ddtqb.jimdo.com/kinh_doanh-tha_trng.php
  11. http://diembao.info/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/
  12. http://docbao24h.vn/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so–209224.html
  13. http://docbaoonline.net/
  14. http://doc-bao.timbds.com/tm/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-05908838.html
  15. http://diembao.info/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/
  16. http://friendfeed.com/vietnamnews/978fc0fc/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so
  17. http://game.vui.vn/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so
  18. http://giavang24gio.com/tin-tuc/tai-chinh-ngan-hang/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/
  19. http://giavanghanoi.com/kien-thuc-kinh-doanh/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  20. http://hdhtienhai.com.vn/home/index.php/tin-tuc/tin-the-gioi/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/
  21. http://hongchuyen.com/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/2830802
  22. http://hunxa.com/c/kinh-te/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-0.html
  23. http://ndhmoney.vn/web/guest/s26/-/journal_content/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so
  24. http://nganhangonline.com/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-46465.html
  25. http://nguoinoitieng.vn/c-146/29222-Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  26. http://nguoiviet.eu/tin-tuc/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  27. http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_331_364_11459.html
  28. http://news.chodientu.vn/tin-tuc/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-1026249/
  29. http://news.fvn.vn/23/05/2012/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  30. http://news.go.vn/tin/640676/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.htm
  31. http://news.hspb.net/tin-tuc/kinh-doanh/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/247598.html
  32. http://news.woa.vn/2012/05/23/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/
  33. http://noibat.net/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-57898.html
  34. http://svtm.info/showthread.php?6005-Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so&p=7374
  35. http://tinchungkhoan.com/Page/Stock-ArticleDetail/ArticleID/92365/index.aspx
  36. http://tin.khoahocphothong.net/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  37. http://tinmoi24h.com/Tin-nhanh/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/2826543
  38. http://tinnhanhvietnam.net/tin-tuc/kinh-te/kinh-doanh/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-111fe8.htm
  39. http://tin.soha.vn/bao/doanh_nghiep_kinh_hoang_ngan_hang_khiep_so-kR57EIIAS.htm
  40. http://tintuc102.com/tin-tuc/2012/05/58-325277-doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  41. http://tintuc.me/kinh-te/Thi-truong/Doanh-nghiep-kinh-hoang–ngan-hang-khiep-so/394314.html
  42. http://tintuc.xalo.vn/00-1866285366/Doanh_nghiep_kinh_hoang_ngan_hang_khiep_so.html
  43. http://tiepthiquangcao.com/tintuc/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-62260.html
  44. http://tinexpress.com/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-485264-3
  45. http://tintuc.trongngay.net/tin-tuc/kinh-doanh/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/247598.html
  46. http://tintuc.vnn.vn/vdco/xa_hoi/thoi_su/493706/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.htm
  47. http://taiday.net/news/cafef/page/2012052306539184CA34/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.chn
  48. http://tuanvietnam.blogspot.com/2012/05/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep.html
  49. http://tuibit.phununet.com/kinh/tintuc/chitiet/225561/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  50. http://twitter.com/#!/tmhung87
  51. http://vaygap.com/tin-tuc/tai-chinh-ngan-hang/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/
  52. http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/2131470530/90/
  53. http://vietnam360.vn/a297363/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  54. http://vinacam.com.vn/newsdetail/14796/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-Bai-1-Ca-lang-cung-khon-kho/
  55. http://vntinnhanh.com/kinh-doanh/tai-chinh/2012/05/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  56. http://www.baohomnay.com/tin-tuc/vi/news/Kinh-te/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-137803/
  57. http://www.baomoi.com/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/126/8530952.epi
  58. http://www.biethet.com/n1028930-doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so
  59. http://www.cfo.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1241&lang=en
  60. http://www.chaobuoisang.net/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-1175244.htm
  61. http://www.chungkhoanphuongnam.com.vn/news_detail.php?newsid=116500
  62. http://www.doanhnhan.net/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-p53a65440.html
  63. http://www.ecoeco.org.vn/thong-tin-kinh-te/196-di-nuoc-ngoai-duoc-mua-toi-thieu-100-usd-moi-ngay.html
  64. http://www.kinhte24h.com/view-gh/55/90959/
  65. http://www.info.vn/kinh-te/kinh-doanh/232634-Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  66. http://www.phununet.com/tin-tuc/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/5c-3404sc-326383n.html
  67. http://www.starnews.vn/news/Kinh-doanh/Doanh-nghiep-kinh-hoang,-ngan-hang-khiep-so.html
  68. http://www.tapchikinhte.com/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so
  69. http://www.thitruongotc.com.vn/Tin-kinh-te/2/224120/Doanh-Nghiep-Kinh-Hoang-Ngan-Hang-Khiep-So.htm
  70. http://www.tin247.com/doanh_nghiep_kinh_hoang,_ngan_hang_khiep_so-3-21962434.html
  71. http://www.tinmoi.vn/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so-05908838.html
  72. http://www.tinnhanhviet.com/Tin-nhanh/Doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/2830843
  73. http://www.vangvietnam.vn/Page/chitiet_vang/ArticleID/92365/doanh_nghiep_kinh_hoang_ngan_hang_khiep_so-index.aspx
  74. http://www.vietnamtoday.net.vn/quoc-te/nguoi-viet-5-chau/tieu-de-doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  75. http://www.vietinbanksgd2.com.vn/xang-giam-them-600-dong-moi-lit.html
  76. http://ww.vietinfo.cz/tin-tuc/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so.html
  77. http://www.vinacorp.vn/news/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/ct-518811
  78. http://www.vnptbinhdinh.vn/detail/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/103894/l0
  79. http://www.vnptgialai.vn/detail/doanh-nghiep-kinh-hoang-ngan-hang-khiep-so/103894/l0
  80. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=398066

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,982