(ANVI) – Toạ đàm Dự thảo Luật Giá – Hà Nội 10-02-2012:
Uỷ ban Tài chính Ngân sách, Bộ Tài chính, VCCI
- Đánh giá chung:
- Về cơ bản là hợp lý, đạt yêu cầu, hoàn thiện thêm là có thể cấp vé vào cửa hội trường Quốc hội.
- 3 nội dung quan trọng nhất của Luật:
- Định giá của nhà nước;
- Bình ổn giá;
- Niêm yết giá. Nội dung này quan trọng nhất đối với cả 2 phía mua và bán, nhưng còn chưa rõ [ Cần tập trung quy định rõ hơn để bảo đảm sự thiết thực, minh bạch, văn minh, kiểm soát thị trường.
- Điều 3 “Áp dụng luật”:
- Dự thảo loại trừ đối với tỷ giá hối đoái và lãi suất tiết kiệm
- Như thế là chưa chính xác, cần mở rộng với nhiều loại lãi suất tiền gửi, lãi suất tín dụng và phí khác trong hoạt động ngân hàng [ Đổi thành hoạt động ngân hàng và dịch vụ ngân hàng, trong đó hoạt động ngân hàng gồm 3 nội dung theo Luật Các TCTD là huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản.
- Điều 4 “Giải thích từ ngữ”:
- Hàng hoá, không chỉ có động sản hình thành trong tương lai mà cần quy định cả bất động sản hình thành trong tương lai [ Điển hình là mua bán nhà ở sau khi xây xong móng.
- Xem lại một số nội dung tránh trùng lặp với Luật khác:
- Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (Điều 4.3), trùng Luật Bảo vệ người tiêu dùng
- Điều 13, Quyền của người tiêu dùng: Yêu cầu bồi thường hại khi hàng hoá không đúng tiêu chuẩn, chất lượng… [ Trùng với Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật Chất lượng hàng hoá.
- Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá 4.1. Mua, bán hàng hoá, dịch vụ … không đúng với mức giá cụ thể, khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá:
- Điều 11, Quyền của tổ chức, cá nhân SX, KD:
- Điều chỉnh giá phù hợp với sự biến động của yếu tố hình thành giá [ Trái với khái niệm về Giá thị trường tại Điều khoản 4.4.
- Yếu tố quan trọng nhất hình thành giá cả thị trường là cung cầu trên cơ sở cạnh tranh, chứ không phải là giá thành.
- Điều 15, Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá:
- Không thống nhất giữa định nghĩa và danh mục. Nếu thiết yếu cho đời sống, thì không thể thiếu quần áo?
- Danh mục ít nhất 7/13 không cần thiết phải bình ổn giá, như: Xi măng, thép, muối (cần nhưng không cấp bách, dễ dàng đáp ứng), sữa, đường (đái đường), thức ăn chăn nuôi, cước ghế cứng tàu hoả.
- Đề nghị hàng hoá nào thực hiện dự trữ quốc gia thì mới đưa vào diện bình ổn [ Bảo đảm cơ sở kinh tế và cơ sở thực tế để và điều tiết.
- Điều 19 “Hàng hoá, dịch vụ Nhà nước định giá”:
- Không thống nhất giữa định nghĩa với danh mục [ Thuốc lá điếu chẳng liên quan gì đến 4 trường hợp Nhà nước định giá: Không phải độc quyền, không phải thống lĩnh, không phải tài nguyên quan trọng, không phải công ích,…
- Thậm chí, dịch vụ khám chữa bệnh đã và cần mở rộng xã hội hoá, tư nhân hoá cũng không cần Nhà nước định giá [ Không thể định giá bệnh viện quốc tế 5 sao ở Nghĩa Đô, Hà Hội.
——————————–
ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070