154. Bỏ “đuôi” Vinashin: Không dễ

(ĐTCK) – Nếu như trước kia, doanh nghiệp đua nhau thành lập dưới mác “con”, “cháu” của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), thì nay trước khó khăn của tập đoàn này, nhiều công ty từng là thành viên đang cố gắng cắt “đuôi” Vinashin để mong bớt tiếng xấu.

Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng trong cuộc họp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuần trước cho biết, công nghiệp của TP Hải Phòng ngay từ cuối năm 2009 liên tục tăng trưởng âm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hoạt động cầm chừng, èo uột của các công ty trong hệ thống Vinashin đóng trên địa bàn Thành phố. Hiện hầu hết công ty đều nợ thuế và số doanh nghiệp nhiều đến mức Cục Hải quan Thành phố không biết đâu là công ty con, công ty cháu, chắt của Vinashin.

Theo thống kê sơ bộ của thành phố này, trên địa bàn Hải Phòng hiện có khoảng 20 công ty con và ít nhất 40 công ty cháu của Vinashin như Cửu Long – Vinashin, Quang Minh – Vinashin, Shinec, Thép Cửu Long – Vinashin, Xây dựng Duyên Hải – Vinashin… Đặc biệt, nhiều công ty đã liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng để hỏi thủ tục bỏ tên Vinashin trong tên gọi. Trong số đó có không ít công ty trước đây Vinashin góp vốn bằng thương hiệu. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng chưa biết xử lý ra sao và đã gửi văn bản hỏi hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Không chỉ Vinashin, thương hiệu của nhiều tập đoàn, tổng công ty khác một thời đã được nhiều công ty chấp nhận cho góp vốn để mang tên như một sự “bảo lãnh”, giúp các công ty này dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, tiếp cận các dự án, đồng thời nâng giá trị doanh nghiệp. Đơn cử như trên TTCK, đã có thời cứ cổ phiếu “mác” dầu khí thì không cần biết tỷ lệ góp vốn bao nhiêu, giá cổ phiếu cũng cao ngất. Nay khi Tập đoàn Vinashin ở thời suy, muốn cắt tên không đơn giản.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc xoá vốn góp bằng thương hiệu của Vinashin hiện không thực hiện được, vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì công ty không được quyền giảm số vốn điều lệ mà các cổ đông sáng lập đã đăng ký góp. Luật chỉ quy định một số trường hợp được giảm vốn điều lệ như công ty làm sai luật phải giảm vốn để khắc phục hậu quả. Trường hợp doanh nghiệp muốn xoá bỏ phần tên Vinashin đã gắn vào, biện pháp đơn giản nhất là làm thủ tục xin đổi tên doanh nghiệp, với sự đồng ý của Vinashin. Như vậy, Vinashin vẫn có vốn góp trong phần vốn điều lệ công ty, nhưng về mặt hình thức thì không còn cái tên Vinashin gắn vào tên doanh nghiệp nữa.

Có doanh nghiệp cho hay, Vinashin góp vốn bằng thương hiệu, doanh nghiệp không nhận bất cứ đồng vốn nào của tập đoàn này, nay họ không muốn có bất cứ sự dính dáng nào đến Tập đoàn. Với trường hợp này, giám đốc tư vấn của một CTCK cho rằng, muốn thoái vốn của Vinashin thì phải tìm đơn vị định giá rồi xác định giá khởi điểm. Nếu tại thời điểm góp vốn bằng thương hiệu Vinashin mà quy ra tiền thì phải tính như cổ phần. Nếu góp bằng 30% thì quy ra cổ phiếu tương ứng và bán trên thị trường. Tuy nhiên, quyền thoái vốn này hoàn toàn thuộc về Vinashin.

Thực tế, đã có doanh nghiệp thực hiện xong việc bỏ tên Vinashin và đổi tên khác. Cụ thể, ngày 14/7/2010, CTCP Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin đã thực hiện các thủ tục đổi tên, nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký mẫu con dấu mới với tên gọi CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải. Với doanh nghiệp này, do đã niêm yết cổ phiếu và do Vinashin chủ động thoái vốn nên thủ tục thực hiện khá đơn giản. Sau khi Vinashin bán toàn bộ vốn nhà nước tại Công ty, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc đổi tên doanh nghiệp.

Theo luật sư Đức, Việt Nam chưa có khung pháp lý về việc góp vốn bằng thương hiệu, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trong những trường hợp này. Bài học đầu tư ngoài ngành, tràn lan của Vinashin đang được rút kinh nghiệm, nhưng đây cũng là “vết thương” không nhỏ cho các công ty, doanh nghiệp “thấy người sang mà bắt quàng… tên”.

Kế hoạch sắp xếp lại các đơn vị thành viên của Vinashin

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Hạ Long (dự kiến sắp xếp 14 công ty con, 2 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (dự kiến sắp xếp 23 công ty con, 1 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nha Trang (dự kiến sắp xếp 9 công ty con, 2 công ly liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Đông Nam Bộ (dự kiến sắp xếp 18 công ty con).

°Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Tây Nam Bộ (dự kiến sắp xếp 37 công ty con, 2 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Hàng hải Vinashin (dự kiến sắp xếp 13 công ty con, 2 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Khoa học công nghệ Vinashin (dự kiến sắp xếp 18 công ty con, 5 công ty liên kết trên 20% vốn điều lệ).

°Tổng công ty Tài chính Vinashin (dự kiến sắp xếp 4 công ty con).

°Tổng công ty Đầu tư và Xây dựng Vinashin (dự kiến sắp xếp 35 công ty con).

°Tổng công ty cổ phần Thép Cửu Long Vinashin (dự kiến thành lập, công ty mẹ là Vinashin nắm giữ 51% vốn điều lệ, có 14 công ty con thuộc Tổng công ty).

Anh Việt

——————————————–

Đầu tư Chứng khoán 07-10-2010:

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,859