163. Bình luận Dự thảo quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

(ANVI) – Xây dựng Pháp luật:                                                       Hà Nội 25-12-2012

 

 

BÌNH LUẬN DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

 

                                                         Luật sư Trương Thanh Đức

Trọng tài viên VIAC

 

 Theo đề nghị của VIAC, tôi xin góp ý một số nội dung của Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại như sau:

  1. Về Không có thỏa thuận trọng tài (Điều 4):

Điểm b quy định “Các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, khi có tranh chấp, các bên không thỏa thuận được về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp và các bên cùng có đơn yêu cầu Tòa án để giải quyết tranh chấp”.

Vậy đề nghị quy định rõ trường hợp thường hay xảy ra, đó là chỉ “một bên có đơn yêu cầu Toà án”, trong đó phân ra làm 2 trường hợp, bên hoặc các bên còn lại không phản đối và bên hoặc các bên còn lại phản đối.

  1. Về Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại Điều 7 Luật TTTM (Điều 5):

Khoản 4, đề nghị chọn Phương án 2 “Trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn Trọng tài nước ngoài tiến hành việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam theo các quy định Luật TTTM thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài đó.”, vì tránh xung đột với pháp luật nước ngoài và hạn chế tối đa việc Toà án can thiệp vào vào hoạt động của Trọng tài, nếu không có quy định cụ thể của pháp luật.

  1. Về Mất quyền phản đối quy định tại Điều 13 Luật TTTM (Điều 6):

Khoản 1 quy định “Trường hợp một bên hoặc cả hai bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật TTTM hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài những vi phạm đó trong thời hạn do Luật TTTM quy định (trường hợp Luật TTTM không quy định thời hạn thì thời hạn được xác định theo quy tắc tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài, trường hợp quy tắc này không quy định thì thời hạn này là 30 ngày kể từ ngày biết được vi phạm) thì mất quyền phản đối tại Trọng.

Quy định “30 ngày kể từ ngày biết được vi phạm” sẽ rất khó xác định, thậm chí là không thể xác định được và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ việc nếu như đã được Trọng tài ra phán quyết. Vì vậy đề nghị quy định là 30 ngày, kể từ ngày Trung tâm trọng tài thụ lý giải quyết vụ tranh chấp.

Các chỗ tương tự khác sử dụng “các bên”, ở đây là “hai bên”.

  1. Về Hình thức của thỏa thuận trọng tài quy định tại Điều 16 Luật TTTM (Điều 7):

Điểm c, khoản 5 quy định “Việc gộp nhiều tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp phải bảo đảm việc giải quyết đúng pháp luật.” là không cần thiết, vì không có cơ sở hoặc có thì là cơ sở chung đối với mọi trường hợp, chứ không riêng gì đối với việc gộp nhiều vụ việc.

Tương tự là đoạn cuối của khoản 6.

  1. Về Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 44 Luật TTTM (Điều 12):

Khoản 2 quy định: “Ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại của các bên và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn, Thẩm phán phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài biết về việc Tòa án đang thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại của các bên.” Đề nghị xác định rõ thời hạn, thay vì quy định “ngay sau khi”.

  1. Về việc Tòa án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài quy định tại Điều 71 Luật TTTM (Điều 17):

Đề nghị chọn Phương án 2, “quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của Trọng tài thương mại có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.” vừa đúng quy định của pháp luật, nhưng vẫn bảo đảm được khả năng sửa sai cần thiết trong các trường hợp đặc biệt giống như các bản án, quyết định khác của Toà án.

  1. Một số nội dung khác:

Đề nghị xem lại bố cục của Điều 4 không có khoản, mà đến thẳng điểm a, b là không hợp lý đối với điều luật được bố cục theo khoản, điểm.

Đề nghị xem xét xử lý kỹ thuật, không để đoạn “Khi xem xét thoả thuận trọng tài có vô hiệu hay không cần lưu ý một số trường hợp sau đây:” ngay dưới tên Điều 8 “Thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật TTTM”, vì không thuộc khoản nào trong một điều luật được bố cục theo khoản, điểm. Đồng thời, đề nghị xem lại quy phạm pháp luật không nên sử dụng cụm từ “cần lưu ý”.

Cũng như nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, Dự thảo Nghị quyết chưa có sự thống nhất khi viết các con số như “15 ngày”, “30 ngày” và “mười lăm ngày”, “ba mươi ngày” (Điều 6, 9, 10, 12,… ). Đề nghị thống nhất viết con số như Luật Trọng tài thương mại cho rõ ràng, ngắn gọn, dễ theo dõi.

Trân trọng tham gia!

——————————————-

Địa chỉ liên hệ:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,699