163. Đào tạo luật sư giỏi: Cạnh tranh trường “lớp” – trường “đời”

(NDĐT) – Trong xu thế toàn cu hóa hin nay, vic hoàn thin đi ngũ các lut sư đ “cng” đ có th x lý tt các v vic liên quan đến lut pháp, đc bit là các v khiếu kin có yếu t nước ngoài là nhu cu khá cp bách. Tuy nhiên, thc tế vic đào to – nâng cao cht lượng đi ngũ này ti Vit Nam còn vướng nhiu vn đ.

Luật sư Lê Thanh Sơn (Trưởng VPLS AIC, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, đào tạo luật sư khác đào tạo cử nhân luật, vì luật sư phải được đào tạo theo yêu cầu của thị trường, chứ không phải như sinh viên. Theo luật sư Sơn “Giảng viên của Đại học Luật hay Học viện Tư pháp đều không phải là luật sư, do đó, không thể hiểu luật sư và có kinh nghiệm hành nghề luật sư bằng chính luật sư. Chỉ có luật sư mới đưa ra được tiêu chuẩn cần thiết cho việc đào tạo và thực hiện việc đào tạo, còn Học viện Tư pháp hoặc Trường đào tạo luật sư của Liên đoàn Luật sư (trong tương lai) chỉ đóng vai trò tuyển sinh, phối hợp tổ chức đào tạo, mà không đưa ra đề thi, không chấm thi…”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng quan điểm này không thực tế. Bởi lẽ, nếu giới luật sư thực hiện tự đào tạo “hoàn toàn”, thì liệu Liên đoàn luật sư có “kham” nổi việc này, và có bao nhiêu luật sư “tương đối” giỏi (có trình độ, năng lực và nghiệp vụ sư phạm nhất định) dành thời gian cho việc xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy chuyên trách luật sư, trong khi thu nhập từ hành nghề luật sư và giảng dạy là khoảng cách? Đó là chưa kể giỏi nghề luật sư chưa hẳn đã là người có thể đứng trên bục giảng để dạy các đồng nghiệp tương lai.

Một số luật sư cho rằng, những người kết thúc khóa đào tạo của Học viện Tư pháp đã có hai năm tập sự để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề từ lớp đàn anh tại các VPLS nên chẳng cần phải để luật sư trực tiếp giảng dạy. “Trong thời gian đó, nếu tập sự nghiêm túc và hướng dẫn tập sự nghiêm túc, chúng tôi đủ thời gian để “truyền nghề” cho nhau”, một luật sư khẳng định.

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hải Phòng Nguyễn Cẩm cho rằng, luật sư làm giảng viên phải có kinh nghiệm ít nhất 10 năm hành nghề. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng luật sư, luật cũng cần quy định sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề bao lâu, luật sư mới được thành lập Văn phòng luật sư (VPLS), được nhận hướng dẫn luật sư tập sự, chứ không phải vừa cầm chứng chỉ xong đã thành lập VPLS ngay, hay nhận vài trò về đào tạo…Với việc nhận hướng dẫn kiểu “đánh trống ghi tên” này, không hiểu các luật sư tương lai sẽ hành nghề kiểu gì ? Thậm chí, trên thực tế có những người “mượn danh” để hành nghề ngay khi chưa biết những bài học sơ đẳng về nghề, cứ tư vấn bừa còn đúng hay không lại là chuyện khác.

Giới chuyên gia luật Việt Nam đều hiểu hệ thống đào tạo ngành luật của ta hiện nay quá thiếu thực tiễn, thiếu kỹ năng khiến sinh viên ra trường phải đào tạo lại, thậm chí không thể sử dụng được. Sinh viên luật rất ít được va chạm thực tế do đó, nếu muốn theo đuổi nghề này, họ gần như phải “học lại” từ đầu.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, hầu hết các cử nhân luật khi mới ra trường đều thiếu mọi kỹ năng, chẳng hạn như kỹ năng nói, viết, cập nhật, sưu tầm, tổng hợp văn bản… “Thậm chí, đến hợp đồng và quyền lợi của mình cũng không nắm được”- ông Đức nói.

Chương trình học quá nặng lý thuyết, thực hành thì hạn chế cho dù rõ ràng đào tạo sinh viên luật là đào tạo nghề chứ không phải là đào tạo ra đội ngũ nghiên cứu. Nếu không được “va chạm” với tình huống cụ thể, làm sao sinh viên có thể áp dụng lý thuyết với hàng chồng văn bản mà xử lý.

Kinh nghiệm đào luật sư trên thế giới cho thấy, việc “biến” một sinh viên luật trở thành luật sư không thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, mà kéo dài cả một quá trình, bắt đầu từ năm thứ nhất trong trường luật. Họ học và thực tập tại các văn phòng luật sư rồi trải qua kỳ thi rất nghiêm ngặt chứ không ào ào. Bởi vậy, để có luật sư giỏi, không phải chuyện tranh cãi xem luật sư nên đào tạo luật sư hay Học viện Tư pháp hoặc một cơ sở đào tạo nào đó đào tạo luật sư, mà cần thay đổi về cả một hệ thống, từ phương pháp đến chất lượng đào tạo.

HƯƠNG NGUYÊN

——————————-

Nhân dân 27-10-2010:

http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/12435202-.html

Đoạn trích lời LS Trương Thanh Đức là phỏng vấn của VNN

Báo Nhân Dân cũng đi cóp nhặt trên mạng?

Rồi lại thấy đăng lại trên trang web ngày 22-5-2013

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.860. Chung cư mini lần đầu được quy định cụ...

(VOV GT) - Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ 01/8/2024, nhà ở nhiều tầng nhiều...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,210